Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Lễ Tạ Ơn bắt nguồn từ năm 1621, với bữa tiệc được tổ chức ở đồn điền Plymouth, nơi những cư dân đầu tiên từ Anh tới định cư tại Mỹ. Họ mời người Wampanoag tới dự tiệc mừng một mùa trồng trọt thành công. Năm nay, lễ diễn ra vào ngày 26/11.

Lịch sử của món gà tây trong lễ Tạ Ơn chưa được làm sáng tỏ. Không ai biết chính xác vì sao loài này được chọn làm món truyền thống, nhưng các nhà sử học có vài giả thuyết. Từ những lá thư của các cư dân tới Mỹ thời kỳ đầu, bữa ăn lịch sử giữa những người khai phá và bộ tộc Wampanoag có thịt bò và thịt một loại gà. Sau này, bữa ăn đó được biết tới như là lễ Tạ Ơn đầu tiên.

Các nhà sử học không xác định được loại gà nào được sử dụng trong bữa ăn, nhưng một lá thư của Edward Winslow có nhắc tới một chuyến săn gà tây trước đó. Một giả thuyết khác về món gà tây trong lễ Tạ Ơn có liên quan tới Nữ hoàng Anh. Trong thế kỷ 16, một đội tàu chiến của Tây Ban Nha đã chìm trên đường tấn công nước Anh. Tương truyền, Nữ hoàng Elizabeth nhận được tin này lúc đang ăn tối. Bà vui mừng đến mức đã yêu cầu phục vụ thêm một con ngỗng quay. Một số nhà sử học cho rằng những người định cư đầu tiên đã lấy cảm hứng từ sự kiện này, và quay một con gà tây thay cho ngỗng. Lựa chọn này khá dễ hiểu vì gà tây là loài bản địa của Bắc Mỹ. Thậm chí, “Cha đẻ của nước Mỹ” Benjamin Franklin còn muốn lấy chúng làm loài chim biểu tượng quốc gia.

Ngày nay, gà tây là món ăn không thể thiếu trong các gia đình ở Mỹ vào lễ Tạ Ơn. Một truyền thống thú vị của Nhà Trắng là tha cho một con gà tây trước lễ. Năm 2009, Tổng thống Obama đã tha cho một chú gà tây được đặt tên là Courage. Courage đã được đưa tới Disneyland và trở thành chủ lễ diễu hành ngày Tạ Ơn ở công viên giải trí nổi tiếng này.

Những hình ảnh hiếm có về Sài Gòn năm 1979

Những hình ảnh sống động về Sài Gòn năm 1979 sẽ khiến ký ức của nhiều người thức tỉnh… Đường Lê Duẩn với Hội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập)...

Thương nhớ “ầu ơ…”

“Ầu ơ..., ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi mẹ dắt con đi/ Con đi trường học, mẹ đi trường đời”....

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 10/Hết – Giang hồ Sài gòn xưa khác nay

Tác giả viết bài này từng bị giam tại chuồng cọp trại 7, khu C, Côn Đảo gần hai năm (từ giữa năm 1973 đến 30-4-1975). Trong số tám khu...

Đại lễ phục triều đình An Nam – Grande tenue de la cour d’Annam (1902)

Đây là bộ tranh vẽ thuốc nước và bột màu trên giấy, mô tả Phẩm phục sử dụng trong triều đình Huế – Việt Nam, được ghi là của Nguyễn...

Chuyện các tướng của Hai Bà Trưng

Nữ tướng Thánh Thiên: “Dụng binh như thần, trí dũng thiên phương” Đối mặt với nữ Đại tướng quân của Lĩnh Nam, Mã Viện thảm bại phải dâng biểu về...

Cầu Ba Cẳng và những truyền thuyết

Người Sài Gòn xưa thường nói “dân chơi cầu Ba Cẳng”. Vậy cầu Ba Cẳng là cây câu nào? Giờ nó ở đâu mà nhiều người Sài Gòn kiếm hoài...

Đường Lâm – ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam

Xét về quy mô kiến trúc, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội. Đây là làng cổ đầu tiên ở Việt...

Chuyện tình buồn và sự ra đời của ca khúc “Ai về sông Tương”

Nhạc sĩ Văn Giảng nghe xong không nói gì, chỉ về nhà và âm thầm lấy giấy bút viết bài Ai về sông Tương, không ghi tác giả là Văn...

Ký ức văn nghệ, Sài Gòn một thuở

Bốn mươi năm nhìn lại, ký ức về chuyến đi trình diễn cuối cùng của Đoàn Văn nghệ VNCH tại hải ngoại (Vientiane, tháng 10-1974) vẫn còn mãi sinh động...

“Xử dụng” hay “Sử dụng”?

Trong cuốn Ngữ Vựng Tiếng Việt đầu tiên (Westminster, CA, 2017). Nơi trang 6, Giáo Sư Trần Ngọc Ninh cho biết theo nhận xét của ông, “trong số các nhà...

Món Ăn Đường Phố

Mỗi lần đi du lịch một nước nào đó, tôi thích thử những món ăn của nước đó, nhất là những món ăn được bày bán trên đường phố. Thật...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 2 – Học chế – Học vụ

Tổ chức Khoa cử cũng như giáo dục của ta, trên đại cương, đều theo khuôn mẫu của Trung quốc. I - TỔ CHỨC GIÁO DỤC VÀ HỌC THUẬT Ở...

Exit mobile version