Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chủ tiệm nail nên làm gì khi có sự cố xảy ra tại salon?

Kattia Solano, chủ tiệm Butterfly Studio Salon tại quận Flatiron, New York đã có những lời chia sẻ rất hữu ích về cách đối mặt với những sự cố không mong muốn xảy ra tại salon. Nó có thể là lũ lụt, thiên tai, mất điện, vấn đề sức khỏe hay bất cứ thách thức bất ngờ nào khác mà bạn có thể gặp phải.

Sau một vụ nổ đường ống hơi tại tòa nhà nơi đặt Butterfly Studio Salon, Kattia Solano đã buộc phải đóng cửa tiệm của mình trong vòng 5 ngày để khắc phục sự cố. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của tiệm cũng như thu nhập của tất cả các nhân viên. Tuy nhiên, nhờ có sự trợ giúp của các đồng nghiệp đến từ tiệm khác, Solano đã kịp thời tìm ra địa điểm thay thế mới để phục vụ khách hàng trong thời gian chờ tòa nhà sửa chữa. Cũng từ sự cố bất ngờ này, cô đã tích lũy được một số kinh nghiệm hữu ích mà các chủ tiệm nail nên áp dụng khi thảm họa không mong muốn “gõ cửa” salon của mình.

pxhere

Những điều nên làm

1. Giữ mối quan hệ tốt với các salon khác trong vùng, đặc biệt là những tiệm ở gần bạn nhất. Đây là những người có thể nhanh chóng giúp đỡ bạn khi sự cố xảy ra. Điển hình như Butterfly Studio Salon, họ đã vô cùng may mắn khi nhận được sự giúp đỡ chân thành từ các chủ tiệm khác từ vùng ngoại ô cho đến thành phố.

2. Mua bảo hiểm gián đoạn kinh doanh (business interruption insurance) để bảo vệ bạn khỏi những tình huống xấu. Nó khá đắt nhưng vô cùng giá trị và hữu ích. Tuy nhiên, trước tiên hãy đảm bảo rằng bạn biết chính xác những gì bạn có thể được bảo hiểm.

3. Thiết kế phần mềm dựa trên cơ sở đám mây để bạn có thể dễ dàng truy cập và lấy các thông tin khách hàng cũng như các ghi chú về cuộc hẹn sắp tới. Điều này đề phòng những tình huống xấu khi có sự cố liên quan đến công nghệ thông tin xảy ra trong tiệm nail.

4. Giữ thêm một bộ công cụ làm móng bổ sung để nếu có sự cố khiến bạn không thể vào salon, bạn và các nhân viên khác vẫn có thể làm việc và phục vụ khách hàng tại một địa điểm thay thế.

Những điều không nên làm

1. Không nên hoảng loạn khi có sự cố xảy ra mà hãy giữ cho bạn, các nhân viên và khách hàng an toàn, đồng thời trấn an họ rằng mọi người đều đang cố gắng hết sức để trở lại trạng thái như bình thường.

2. Đừng cho rằng mọi người sẽ được cập nhật thông tin từ các phương tiện truyền thông xã hội. Bạn phải nỗ lực theo dõi và đưa chúng đến cho các khách hàng của mình.

3. Đừng do dự với sự giúp đỡ từ các đối tác và thành viên khác trong nhóm hoặc kể cả các salon trong vùng vì họ sẽ giúp bạn nhanh chóng khôi phục sau thảm họa. Tiêu biểu như Butterfly Studio Salon đã được những người khác cho mượn sản phẩm cùng với việc đi mua sắm ở các địa điểm khác nhau để có được tất cả các “items” và màu sắc cần thiết cho dịch vụ cơ bản của họ. Điều này đã trấn an Solano và các nhân viên khác trong suốt thời gian phải đóng cửa tiệm từ vụ nổ đường ống hơi.

Như vậy, dù sự cố xảy ra ở mức độ nào thì nó cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến hoạt động kinh doanh và hình ảnh của tiệm nail. Do đó, tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước những kế hoạch phòng tránh và giữ tinh thần thật bình tĩnh để xử lý tốt mọi vấn đề khi có thảm họa không mong muốn “ghé thăm” salon của mình.

Khởi nghĩa Bà Triệu và những giá trị lịch sử trường tồn

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cách đây 1770 năm vào năm 248 đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa mang nhiều ý...

Giấc mộng phục hưng Văn minh Đông Sơn

Đã có hàng ngàn cuốn sách, công trình chuyên khảo về nền văn minh Đông Sơn, và hàng trăm ngàn hiện vật thời Đông Sơn được khai quật, trưng bày,...

Bàn chuyện PHỞ ở Sài Gòn

Rất lạ là đất hủ tíu Sài Gòn lại có nhiều quán phở nổi tiếng. Có quán nổi tiếng vì trước 1975, có lần Chủ tịch UB hành pháp trung...

Cuba nghèo vì Fidel Castro hay vì Mỹ?

Để đánh giá một cách khách quan di sản của Castro, sự phát triển của Cuba và những cải cách ngày nay, chúng ta không thể vờ như sự phong...

Nguyễn Trãi với văn hoá Việt cổ truyền

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam. Ông là con...

Miếng trầu là đầu câu chuyện

Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 3: Chương 1 – Nhật kỳ – Lễ Ðiểm danh Trích

Nhật kỳ vào thi của mỗi trường do triều đình ấn định từ trước, cách nhau bao nhiêu ngày tùy ở số học trò đông hay thưa. Mục đích là...

9 điểm đến ớn lạnh nhất Sài Gòn

Ít ai biết rằng, hầu hết các địa điểm này ở Sài Gòn đều gắn liền với những câu chuyện thương tâm, oan khuất ngút trời. Vì thế, ít người...

Tích thiểu thành đa là gì?

“Tích thiểu thành đa” thường bị hiểu và đọc sai thành tích tiểu thành đại. Để dành những món nhỏ sẽ có lúc được một món lớn. Trong đời sống...

Xe lam, Xe của kỷ niệm

Khoảng những năm 1966-1967, chính phủ đã tiến hành một chương trình mang tên “Hữu sản hóa” nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những...

Trương Phúc Giáo và sự mở tỉnh Hà Tiên vào năm 1811

Về lịch sử lỵ sở Hà Tiên, ta có nhiều chi tiết nên chú ý. Trước hết miền Hà Tiên là miền Chân Lạp, tức là Cao Miên bây giờ....

Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn

Ông cố và ông nội tôi (cụ Nguyễn Đắc Tiêu) suốt đời ở trong ban Nhạc chánh của Nam triều. Đời bác tôi (ông Ngũ Vọng), làm Thị vệ cho...

Exit mobile version