Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những sai lầm mà chủ tiệm nail thường mắc phải trong quá trình quản lý thợ

Làm sao tìm được những thợ giỏi và quản lý thợ thật tốt luôn là vấn đề băn khoăn của nhiều chủ tiệm nail. Một khi trở thành chủ, nếu để mắc phải sai lầm hay đối xử không tốt với thợ của mình có thể dẫn đến hậu quả hàng loạt thợ nail rời bỏ cửa tiệm.

Trong kinh doanh tiệm nail, các chủ tiệm vẫn luôn thắc mắc vấn đề làm sao tìm được thợ nail tận tâm với nghề và cách quản lý nhân viên sao cho tốt. Ai cũng hiểu rằng trên thương trường, là người chủ kinh doanh trong bất cứ ngành nghề nào đi nữa thì nếu muốn tồn tại và phát triển cơ sở của mình, người chủ đó cần phải có hai điều vô cùng quan trọng là thợ và khách hàng. Khách hàng là nền tảng để tiệm tồn tại và phát triển lớn mạnh, vì thế hầu hết các chủ tiệm chú trọng vào yếu tố “có khách” nhiều hơn là quan tâm đến “có thợ”.

woman doing manicure

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc giữa hai yếu tố khách và thợ. Nếu lượng khách đông nhưng không có thợ phục vụ thì khách cũng sẽ bỏ đi. Hay thợ đông mà làm mất lòng khách thì cũng gây ảnh hưởng xấu. Nếu tiệm có ít khách nhưng thợ vừa đủ, lại biết chiều lòng khách hàng thì khách sẽ giới thiệu thêm người quen, bạn bè của họ cho tiệm, làm cho cơ sở ngày càng gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Từ những tình huống trên có thể thấy người thợ chính là “chìa khóa vàng” thu hút đông đảo khách đến với tiệm và giúp tiệm kiếm được nhiều tiền hơn. Song nhiều chủ tiệm không hiểu hết giá trị của những người thợ, chỉ biết chú trọng đến phần “có khách”, có những cư xử không đúng mực với chính thợ của mình. Hãy tránh những sai lầm sau đây để không làm căng thẳng thêm tình hình, để có thể giữ chân được thợ tốt trong quá trình quản lý nhé!

Nóng giận vô cớ

Thống kê cho thấy cứ một lần nóng giận vô cớ của chủ tiệm là có thể ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý làm việc của thợ. Phần lớn các chủ tiệm lại không ý thức được việc này. Họ hay nổi cáu với thợ, đôi khi còn coi thợ là chỗ để họ trút những cơn giận. Họ phê bình và chửi mắng thợ nhưng không cho phép thợ bình luận hay phê phán mình. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên đưa tiệm bước vào con đường suy sụp và thất bại.

Khi thợ bị xúc phạm, người chủ rất khó để sửa sai, và làm cho mối quan hệ chủ – thợ hòa thuận lại như cũ. Điều này làm cho cửa tiệm trở nên vắng thợ và vắng khách hơn hẳn.

Không giữ thể diện cho thợ

Điều tối kỵ của người quản lý tiệm là trách mắng thợ ngay trước mặt khách hàng. Các nhà tâm lý đều cho rằng, là một người chủ, cần phải tôn trọng thể diện của thợ trước mặt người khác, vì đây là điều kiện không thể thiếu trong việc thiết lập mối quan hệ gần gũi, hòa đồng giữa chủ và thợ. Vậy mà đây lại là việc hết sức thường gặp tại nhiều tiệm nail, chủ vô tư la mắng thợ trước mặt người thứ ba làm thợ cảm thấy khó chịu.

Chia phiên khách không đồng đều cho thợ

Chia phiên phục vụ khách cho thợ đã trở thành “vấn nạn” trong quá trình quản lý nhân sự của các tiệm nail. Sự phân chia không đồng đều của chủ tiệm sẽ khơi dậy sự thù hằn, đố kỵ giữa các thợ với nhau, cũng như giữa thợ và chủ. Cũng từ sự phân chia bất nhất này đã tạo ra tình trạng phục vụ khách hàng một cách cẩu thả để giành khách, hoặc chủ muốn dồn khách cho thợ bao trước khiến cho tiêu chuẩn phục vụ trở nên tồi tệ, dẫn đến mất khách hàng và cửa tiệm suy sụp.

Không trao quyền và trách nhiệm

Chìa khóa dẫn đến thành công là cần học cách trao quyền hiệu quả, bao gồm cả trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ trong công việc, thẩm quyền cần thiết để thực hiện công việc suôn sẻ hơn. Tiếc thay các chủ tiệm thường có suy nghĩ ôm đồm, muốn quản lý tất cả các khâu và chỉ muốn tin tưởng vào chính mình.

Không thiết lập các mục tiêu cụ thể

Không chỉ giao chỉ tiêu cho thợ mà người chủ còn phải đảm bảo thợ đang đi theo đúng hướng mục tiêu phát triển mà mình đề ra. Thiết lập mục tiêu công việc cho thợ là việc làm then chốt của bất cứ người chủ tiệm nào muốn thành công. Song vẫn còn nhiều chủ tiệm nail chưa biết mục tiêu của tiệm mình là gì.

Không khuyến khích thợ học hỏi

Tất cả mọi người thợ dù tài giỏi đến đâu cũng có khi mắc phải sai lầm. Sự khác biệt giữa thợ giỏi và thợ dở chính là ở khả năng nhận thức được lỗi lầm và chủ động sửa sai. Để làm được điều đó, các chủ tiệm cũng cần tạo ra những môi trường, hoàn cảnh để giúp thợ không ngại chấp nhận rủi ro, thất bại rồi từ đó sẽ học hỏi thêm những kỹ năng còn thiếu sót. Đừng vì thấy thợ có nhiều cái hay, giỏi mà chèn ép; không khuyến khích họ rèn luyện phát triển bản thân.

Không dành thời gian cho thợ

Khi thợ cần nói chuyện với người quản lý thì dù là bận rộn đến đâu, chủ quản lý nên gác công việc sang một bên và tập trung lắng nghe điều thợ muốn trình bày. Nếu bạn không thể giải quyết ngay thì có thể thu xếp một cuộc hẹn khác để nói chuyện với thợ. Chỉ khi có thời gian trò chuyện cùng thợ thì bạn mới biết được thợ suy nghĩ những gì về công việc, về lương bổng, chính sách đãi ngộ cũng như mối quan hệ giữa bạn và thợ.

Không công nhận và khen thưởng

Là người chủ phải biết dành chút thời gian và công nhận thành tích của thợ nếu thợ đạt chỉ tiêu tốt và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển thành công của tiệm. Biết khen thưởng đúng cách, đôi khi chỉ cần vài lời nói chân thành sẽ làm cho thợ cảm thấy vui vẻ, gia tăng hiệu suất làm việc cũng như lòng trung thành đối với cửa tiệm.

Hạn chế mắc phải những sai lầm không đáng có trong việc kinh doanh và quản lý tiệm nail, duy trì mối quan hệ tốt với thợ nail sẽ giúp chủ tiệm có những hướng phát triển, mở rộng cửa tiệm đúng đắn. Ngoài ra, bạn còn giữ chân được nhiều thợ làm móng giỏi và thu hút thêm lượng khách hàng đông đảo.

Thepronails.com

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P2: Cuộc di dân lịch sử

Sau khi chúa Nguyễn Hoàng mất, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay và làm nên một cuộc di dân về phương Nam vô cùng ngoạn mục....

Phạm Đình Chương – Tác giả của “Người Đi Qua Đời Tôi” và “Nửa Hồn Thương Đau”

Phạm Đình Chương là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ sau năm 1950. Ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam trước năm...

Thành ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng đã từng ít nhất một lần được nghe qua câu tục ngữ này. Nhưng mấy ai suy nghĩ về tính xác thực...

Tôi yêu Huế chứ không phải yêu người Huế

Anh Đỗ,Tôi đã ở Huế từ trong bụng mẹ đến cuối năm thứ hai mươi tám của cuộc đời. Huế đã mang thai tôi, đẻ ra tôi cho đến khi...

Người Việt nói tiếng Việt

Như tất cả các dân tộc khác trên thế giới, người Việt Nam có tiếng nói từ lúc bình minh lịch sử nhưng tiền nhân chúng ta không có chữ...

Ngày đầu tiên đón vua Bảo Đại du học trở về

Trước khi tàu chở vua Bảo Đại du học về nước, ở Huế dân tình “bàn tán đến cuộc hồi loan này lắm”. Đức thiếu quân trở về đã khởi...

Việt Nam Và Thế Vận Hội Trước 1975

Việt Nam tham dự Thế Vận Hội lần đầu tiên năm 1952 tại Helsinki, Phần Lan. Phái đoàn lực sĩ Việt Nam mang chuông đi đánh xứ người dưới quốc...

Harry Roberts và vụ án mạng chấn động Anh

Robert lúc đó 30 tuổi cùng với bạn bè trong thế giới ngầm gồm Jack Witney 36 tuổi và John Duddy 37 tuổi đã lảng vảng cả ngày quanh khu...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 5 – Thi Khảo – Thi Hạch

Có học thì phải có thi mới biết được trình độ học trò. Thời nhà Nguyễn, ngoài thi Hương, thi Hội, còn tổ chức hai kỳ thi có tầm vóc...

Chửi thề, văng tục !

Ngày nay hầu như nước nào cũng biết tổ chức lễ tuyên thệ. Giơ tay, mở miệng thề. Tổng thống thề lèo lái con thuyền quốc gia tới bến vinh...

Hai vùng đất phát đế vương nổi tiếng Việt Nam

Ở Việt Nam, nói đến đất đế vương thì phải kể tới vùng đất Thanh Hóa và Cao Bằng. Nếu Thanh Hóa được xem là đất “đế vương chung hội”...

Thời đó tết quê tôi ai có bàn ủi con gà là “Đại Gia”

Bây giờ, bàn ủi than, khuôn bánh in, bánh thuẫn “rút lui” để nhường chỗ cho bàn ủi điện, bánh công nghiệp. Nhưng với những người ở tuổi giao thời...

Exit mobile version