Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

6 kiểu dạy sai lầm của bố mẹ làm hỏng tương lai con cái

Hay để con ‘mặc cả’, quá bao bọc, quá áp đặt,… là những kiểu dạy sai lầm có thể làm hỏng con.

Dưới đây là 6 lỗi mà những bậc cha mẹ thường mắc phải khi nuôi  trẻ, hy vọng rằng bạn có thể nhận ra được những mặt hạn chế và phản trong những thói quen hằng ngày ngay tại chính ngôi nhà nhỏ của mình.

1. Cha mẹ thích đàm phán

Cha mẹ luôn có thói quen để những đứa con của mình “mặc cả” về hình phạt khi chúng phạm lỗi. Sau nhiều lần như vậy, chúng sẽ không còn sợ về hậu quả cho hành vi của chúng, đó chính là lúc chúng đã “bắt thóp” được bạn.

Giải pháp: Đừng để trẻ thay đổi qui tắc hay đàm phán về những hình phạt mà bạn đưa ra, sự rõ ràng và cương quyết của bạn buộc bọn trẻ có trách nhiệm với hành vi của chúng.

2. Cha mẹ hay la mắng

Sự mệt mỏi từ công việc và những mối quan hệ hằng ngày làm bạn cảm thấy khó chịu và áp lực, khiến bạn dễ dàng tức giận, hét lên, thậm chí quát mắng con vô cớ. Bạn đang mất kiểm soát với chính mình và khi đó trẻ sẽ “học tập” sự nóng giận và mất kiểm soát của bạn.

Giải pháp: Nếu bạn mắc phải lỗi này thì bạn cần học cách tiết chế cảm xúc của mình lại. Mọi thứ xung quanh từ công việc cho đến những đứa trẻ của bạn sẽ tốt hơn nếu bạn có thể làm cho chính mình tốt hơn.

3. Cha mẹ quá bảo bọc

Cha mẹ luôn cố bảo vệ con khỏi áp lực hay thất bại, thậm chí sẽ làm thay nhiệm vụ của trẻ để đảm bảo chúng có kết quả tốt nhất. Nếu bạn luôn làm thay bọn trẻ, chúng sẽ không biết chúng thực sự có thể làm điều gì và nếu chúng không tự thất bại thì sẽ chẳng bao giờ biết cách để tự đứng lên.

Giải pháp: Đừng làm thay trẻ những gì chúng có thể làm, hãy cho chúng có cơ hội  khả năng của bản thân. Để chúng được trải nghiệm nỗi buồn, sự thất vọng, sau này khi trưởng thành, ra trường đời chúng sẽ đương đầu được với mọi biến cố với những kĩ năng đã được trang bị.

4. Cha mẹ quá cầu toàn

Cha mẹ thường luôn đặt tiêu chuẩn quá cao cho trẻ, luôn xem thành quả của bọn trẻ là chưa đủ hoàn hảo, bắt trẻ phải cố gắng thêm nhiều nữa. Khi bọn trẻ đã thành công, bạn lại tiếp tục nâng tiêu chuẩn lên và bắt chúng phải với tới. Điều này khiến lũ trẻ không phát huy được tiềm năng của bản thân mà lại chỉ nhìn vào lỗi lầm của bản thân. Và không ai khác, chính bạn đang giết chết sự tự tin của con mình.

Giải pháp: Bạn cần tạo ra không gian riêng giữa những kì vọng của bạn và đam mê riêng của con. Áp lực, nhiếc móc, và chỉ trích không giúp trẻ phát triển. Khuyến khích con đạt được mục tiêu và khám phá tài năng tự nhiên của con là một điều bạn nên làm trong quá trình  trưởng thành.

5. Cha mẹ cho đi quá nhiều

Những cha mẹ giàu có hy vọng tạo ra sự liên kết với con bằng cách cho chúng mọi thứ chúng muốn. Điều này gây ra cảm giác sai lầm trong trẻ, chúng sẽ đòi đến khi nó đạt được. Bởi chúng đã quá quen với việc nhận về mà không biết để đạt được những thứ đó, mọi người xung quanh đã phải vất vả như thế nào. Điều này không chỉ gây cản trở cho việc chọn nghề nghiệp tương lai, mà còn ảnh hưởng đến những mục tiêu cá nhân của con.

Giải pháp: Các bố mẹ cho đi quá nhiều cần phải học cách nói không và chịu những phản ứng của con khi chúng không có được những gì chúng muốn. Nếu bạn muốn cho con thứ gì đó, hãy tạo ra cơ hội, mục tiêu để chúng phải nỗ lực đạt được.

6. Cha mẹ áp đặt

Bạn đã đi quá đà và dẫn tới sai lầm trong việc hiểu trẻ. Ví dụ, bạn không thích đi học khi còn nhỏ, bạn có thể coi thường hoặc xem nhẹ hành vi học kém của con. Vấn đề là bạn đang dạy con thông qua những trải nghiệm ít ỏi và có phần ích kỉ cá nhân.

Giải pháp: Bạn cần phân biệt rõ ràng việc hiểu con và giữ con theo trách nhiệm. Chỉ vì bạn đã từng thất bại không có nghĩa là bọn trẻ phải tuân theo các quy tắc như bạn. Đừng áp đặt định kiến của bạn lên trẻ.

Làm cha mẹ là một điều khó khăn, để thực sự giúp con bạn thay đổi và phát triển, bạn cần phải thay đổi trước tiên.

Cảnh đẹp Hồ Gươm 80 năm trước

Cậu bé câu cá bên bờ hồ, các cửa hàng bán hoa và cây cảnh, hầm trú bom đang được đào... là loạt ảnh tư liệu đặc sắc về Hồ...

Cuộc sống ở Huế và Đà Nẵng năm 1970

Nữ sinh trên xe Honda, hiệu cắt tóc ở nông thôn, xóm ổ chuột bên sông… là những hình ảnh sống động về đời thường ở Huế và Đà Nẵng...

Nguyên Sa – Từ thơ qua nhạc

Khi những người yêu thơ Nguyên Sa thì không một ai không biết đến tên Ngô Thụy Miên, một nhạc sĩ phổ thơ của Nguyên Sa đạt đến đỉnh điểm...

Nhà cổ ở Sài Gòn từng là nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc

Căn nhà nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay với tuổi đời hơn hai thế kỷ, từng là nơi ở...

Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo cảnh tỉnh về ‘ham mê sắc dục’

“Sắc dục” được xem là một vấn đề rất nghiêm trọng trong văn hóa truyền thống cả phương Đông và phương Tây. Suốt năm nghìn năm văn minh, những câu...

Ca Sĩ Họa Mi kể về lần cuối gặp Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vào năm 2001. Trước thời gian đó khoảng 4 năm, danh ca Họa Mi –  học trò cũ của ông đã có dịp gặp...

Họa sĩ Tạ Tỵ hồi ức về nữ danh ca Thái Thanh

Tôi hỏi, ban hợp ca gồm có những ai? Duy nói, toàn anh em trong gia đình cả, như Thái Hằng, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương...

Truyện xưa ngẫm lại: Vì sao học trò không ăn cắp nhưng thầy vẫn đánh đòn?

Xưa, có một người học trò được dịp lên phố chơi, nhằm đúng ngày chợ phiên. Một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, người học trò liền bị...

Báo Sáng Tạo 60 năm trước

1- Cầm trên tay tờ tạp chí đã cầm đã đọc 60 năm trước, trong tôi một ngày đầu năm dương lịch 2017, có lác đác vài giọt mưa thưa...

Những lần người Trung Quốc nương nhờ người Việt

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều lần binh tướng của Trung Quốc phải sang nương nhờ Việt Nam, tham gia các cuộc chiến giúp người Việt chống ngoại bang,...

‘Nước cờ Tam Điệp’ trong cuộc chiến chống quân Thanh của Ngô Thì Nhậm

Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung chỉ mấy ngày đã diệt 29 vạn quân Thanh nhưng ít người biết thắng lợi này có tiền đề từ “nước cờ Tam Điệp”...

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 1

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Exit mobile version