Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

8 câu nói sẽ ám ảnh trẻ mà cha mẹ không nên dùng

 

Thực tế, chỉ với những câu nói vô tình, người lớn đã không ít lần làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ (Ảnh: internet)

Các bậc cha mẹ thường tùy theo tâm trạng của mình mà dạy dỗ con cái, tự cho rằng “yêu cho roi cho vọt” sẽ không làm đứa trẻ tổn thương. Nhưng thực tế, chỉ với những câu nói vô tình, người lớn đã không ít lần làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ. Cha mẹ là cả thế giới của con cái, vì thế, nếu bạn yêu thương con và mong muốn con mình lớn khôn thì hãy lưu ý đến 8 câu nói dưới đây.

“Cấm khóc!”, “Cấm gào thét!”

Khi trẻ nhỏ khóc nhè, thậm chí còn hét lên, đó là vì chúng không biết làm thế nào để bố mẹ hiểu được tâm trạng của mình. Nếu như cha mẹ không màng đến và cũng không quan tâm đến cảm xúc của con cái, thì họ không chỉ khiến đứa trẻ nghĩ rằng chúng sai, mà nghiêm trọng hơn, chúng sẽ không biết sai mình ở chỗ nào, phải làm đúng ra sao, và rồi sinh ra tâm lý sợ hãi.

Trước tiên, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu tâm tình của con trẻ rồi sau đó mới dạy bảo. Ví dụ như cha mẹ có thể nhẹ nhàng nói: “Nào, con khóc xong chưa? Lại đây mẹ ôm con một chút!” Sau đó gợi mở để con biểu đạt chính xác suy nghĩ của mình

“Con không nghe lời, mẹ sẽ không thèm quan tâm tới con nữa!” hay “Con lại muốn bị đánh nữa à?”

Những câu nói này không khác gì lời dọa nạt trẻ. Đây là cách hành xử mà các bậc cha mẹ hay sử dụng trong mọi hoàn cảnh. Nhưng chính cách uy hiếp này lại khiến hiệu quả càng ngày càng yếu hơn.

Thay vào đó, bậc cha mẹ có thể đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ để chúng không còn nóng giận hay khóc lóc nữa, từ đó dạy bảo tại chỗ khi chúng không nghe lời. So với sự uy hiếp thì cách làm này mang lại hiệu quả hơn rất nhiều.

Nếu như dùng bạo lực để dạy bảo trẻ trong tất cả mọi hoàn cảnh, thì khi trưởng thành, chúng cũng lại dùng bạo lực để giải quyết vấn đề.

“Để xem, cha con về sẽ cho con một trận!”

Lời uy hiếp này sẽ tạo nên một lỗ hổng lớn trong việc dạy bảo con trẻ. Tại sao khi con làm không đúng, mẹ không dạy bảo ngay mà phải chờ đến khi cha về? Làm như vậy, có phải người mẹ đang đẩy trách nhiệm cho cha và tự đánh mất quyền uy của mình? Sau này trẻ sẽ nghĩ, dù mình làm sai thì mẹ cũng không phạt mình, vì vậy không cần phải nghe lời mẹ nữa.

Mặt khác, nếu làm như vậy, có phải người mẹ đang vô tình đẩy tiếng xấu cho người cha? Còn nữa, đợi đến khi cha về đến nhà thì trẻ đã quên mất mình đã làm sai điều gì. Lúc này bỗng dưng vô cớ bị đánh một trận, đứa trẻ sẽ thêm hận cha của chúng.

“Tại sao con không biết lễ phép?”

Trong quá trình phát triển của trẻ, có giai đoạn chúng không thích chào hỏi người khác, mặc dù trước đó chúng có thể rất thích chào hỏi, nhưng hiện tại lại không thích nữa. Cha mẹ thường nghĩ rằng con cái không ngoan như trước kia nữa, không nén được tức giận, bèn ép con trẻ phải đi chào hỏi người khác.

Trẻ nhỏ rất hiếu động nên dễ dùng tay chân để phản ứng. Khi không vừa ý, chúng thường nóng nảy và dễ động tay chân đánh người. Ví dụ như, khi bị cha mẹ trêu chọc: “Không cho con thứ này nữa” hoặc “Đem thứ này mang cho bà nội ăn đi!”, đứa trẻ sẽ cứ thế hướng đến bậc trưởng bối mà động thủ.

Đôi khi cha mẹ ở trước mặt người khác mà chê trách rằng đứa trẻ này không lễ phép. Từ nội tâm, chúng sẽ có cảm giác bị cô lập và yếu nhược.

“Cha mẹ đang rất bận, con hãy tránh xa một chút.”

Con trẻ luôn coi cha mẹ là cả thế giới đối với chúng. Ấy vậy mà người lớn lại thường dùng lý do này để đẩy chúng ra xa, khiến đứa trẻ có cảm giác cha mẹ không còn yêu quý mình nữa. Vì thế, khi trẻ lớn lên, các bậc cha mẹ sẽ rất khó gần gũi để hiểu được nội tâm của con cái, khó cùng chúng tâm sự, thậm chí còn không thể nói chuyện cùng nhau. Vậy nên hãy dành thời gian cho con trẻ để hiểu suy nghĩ của chúng và có thể tâm sự với trẻ như một người bạn.

Khi cần toàn tâm làm một việc nào đó, bậc cha mẹ cần chuẩn bị trước tâm lý cho trẻ. Ví dụ như: “Mẹ cần tập trung hoàn thành bài viết, chờ mẹ khoảng 1 giờ, sau đó mẹ con mình có thể ra bên ngoài chơi được không?” Đa số những đứa trẻ sẽ vui vẻ gật đầu đồng ý.

“Thật đáng đời! Con không biết rằng không nên làm như thế sao?”

Khi nói ra những lời này, phải chăng cha mẹ đang đẩy đứa trẻ về phía đối đầu với mình? Bậc cha mẹ thường không cho con làm một việc nào đó, nhưng chúng lại hết lần này đến lần khác cứ làm như vậy. Kết quả là chính chúng bị tổn thương, và rồi cha mẹ lại nói những lời ghẻ lạnh.

Kỳ thật, con cái rất cần cha mẹ tha thứ và chỉ dạy tỉ mỉ, bởi ngay cả người lớn cũng luôn phạm sai lầm huống hồ là con trẻ. Cho nên làm cha mẹ, chúng ta càng cần kiên nhẫn dạy dỗ và không ngừng giúp chúng sửa chữa lỗi lầm, chứ không phải là ngồi đó mà mắng những lời khiến chúng bị tổn thương.

“Hãy xem, trông con kỳ lạ lắm!”

Câu nói này vô tình khiến con trẻ cô lập với những đứa trẻ khác. Việc đó không những không giúp chúng thay đổi, mà ngược lại, làm cho trẻ không hiểu lỗi của mình ở đâu, dần dần mất tự tin vào bản thân, thậm chí sẽ khiến chúng nghĩ rằng: “Mẹ không yêu con.”

Vậy nên, muốn con làm nên nghiệp lớn, bậc cha mẹ hãy tìm hiểu xem trẻ muốn được phê bình như thế nào. Cha mẹ nên khích lệ và cổ vũ chúng chính xác và kịp thời, để con biết yêu thương những đưa trẻ khác. Đây chẳng phải là cách dạy tốt nhất và tạo nên hình ảnh của con mình thật tuyệt vời trong mắt bạn bè hay sao?

Sử dụng lời khen một cách hời hợt: “Con thật giỏi!”, hay “Con thật thông mình!”

Giúp con chuyên tâm làm tốt một việc nào đó, chúng ta phải thật tâm khen ngợi con đúng thời điểm. Thường thì bậc cha mẹ rất vội vàng, không xem kỹ những việc mà con trẻ làm đã vội khen. Đối với trẻ em, lời khen ấy thường không có ý nghĩa. Sau này chúng sẽ không cần đến sự ủng hộ của cha mẹ bằng những lời khen qua loa cửa miệng như thế.

Vì điều con trẻ cần chính là sự công nhận thật sự của cha mẹ, là lời khen ngợi thật lòng. Làm được như thế mới giúp cho con cái càng ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.

Nuôi con mà không dạy dỗ là lỗi của cha mẹ; và dạy con không đúng cách có thể khiến con cái cả đời hư hỏng! Vì để con ngày một tốt hơn, khỏe cả về thân thể lẫn tinh thần, cha mẹ cần luôn học hỏi và không ngừng hướng dẫn con sửa sai. Đây vừa là trách nhiệm và vừa là cách dành tình yêu tốt nhất cho con cái.

San San – ĐKN

Nguồn gốc và địa bàn sinh sống của Tộc Việt

Nguồn gốc và địa bàn sinh sống của dòng Bách Việt theo truyền thuyết như sau: HỌ HỒNG BÀNG. Cứ theo tục truyền thì vua Ðế Minh, cháu ba đời...

Chân dung vua Quang Trung qua các sách lịch sử Việt

Hầu hết tài liệu về thời Tây Sơn đã bị hủy hoại sau khi nhà Nguyễn giành chính quyền, nhưng những ghi chép về vua Quang Trung vẫn còn nằm...

Catinat – Phiên y – Tự do… Dăm hồi ức

Đường Tự Do, xưa gọi là Catinat, nay có tên là Đồng Khởi. Nhưng có lẽ không mấy ai biết người Hoa trong Chợ Lớn từng gọi đường này là...

Thời bao cấp – Xem World Cup như thế nào?

Thời gian như bóng câu qua cửa, nhìn đi nhìn lại đã hơn mấy mươi năm rồi, mỗi mùa World Cup về là lứa U60-70 chúng tôi lại bồi hồi...

Năm mới nhiều ước vọng chờ mong trong “Câu chuyện đầu năm’ của nhạc sĩ Hoài An

“Câu chuyện đầu năm”, một sáng tác nổi tiếng của cố nhạc sỹ Hoài An, là “món ăn tinh thần” quen thuộc của nhiều khán giả mỗi độ tết đến,...

Phân biệt Cà phê Arabica, Robusta, Cherry và Culi

Cà phê có 03 loại cơ bản: Cà phê chè (Arabica), cà phê vối(Robusta) và cà phê mít(Cherry). Mỗi loại có hương vị đặc trưng cũng như điều kiện sinh...

Hải quân Pháp “bẻ gãy” hạm đội hùng hậu của nhà Thanh ra sao?

Trung Quốc thời nhà Thanh từng dấn thân vào chiến tranh không chính thức với Pháp và phải nhận lấy kết cục thảm bại trên biển, dù lực lượng có...

Nguyễn Trãi với văn hoá Việt cổ truyền

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam. Ông là con...

Tư Duy Trong Thơ Nguyễn Khuyến

Hơn nửa thế kỷ vừa qua, trong chính sách văn hóa, chính quyền toàn trị đã thuyên chuyển Nguyễn Khuyến vào ngạch văn công yêu nước, thơ Nguyễn Khuyến trở...

Một đám cưới của người giàu ở Huế năm 1969

Nhà trai đến làm lễ trình giờ trước khi đón dâu, phù dâu chuẩn bị trang phục cho cô dâu, cô dâu về nhà chồng bằng xe hơi… là loạt...

Tế Công điên điên khùng khùng thực ra chính là Chân Phật hạ thế

Bên trong Đại Hùng Bảo Điện ở rừng Đàn Hương, núi Cửu Hoa có một bức tượng rất đặc biệt, đó là tượng “hoà thượng điên” Tế Công trong dáng...

Bất học lễ, vô dĩ lập

Lễ là chuẩn mực của xã hội, là cái gốc của việc con người hành đạo “nhân” (nhân từ). Cổ nhân dạy: “Bất học lễ, vô dĩ lập”, ý nói một người mà...

Exit mobile version