Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

‘Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà’ là đúng hay sai ?

Lâu nay chúng ta vẫn thường hiểu sai câu của các cụ xưa “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” theo cách: việc giáo dục con cái là do người mẹ và phủ nhận vai trò giáo dục con cái của người bố. Thực ra đây là một cách hiểu sai lệch về ý nghĩa của câu này.

Thực tế quan niệm của người xưa không quy hoàn toàn trách nhiệm việc giáo dục con cái cho người phụ nữ. Bởi ngay như xã hội phong kiến điển hình nhất ngày xưa của Trung Quốc, nơi biết đến như là cái nôi của tư tưởng nam quyền trọng nam khinh nữ thì họ cũng không có quan niệm về việc quy trách nhiệm nuôi dạy con cái cho phụ nữ. Theo sách cổ của Trung Quốc, cụ thể trong “Tam Tự Kinh” có đoạn: “Dưỡng bất giáo, Phụ chi quá/ Giáo bất nghiêm, Sư chi đọa/ Tử bất học, Phi sở nghi/ Ấu bất học, Lão hà vi”. Đoạn tam tự kinh này dịch ra nghĩa tiếng Việt như sau: “Nuôi con mà không dạy, là lỗi của người cha/ Dạy trò mà không nghiêm, là do thầy bê trễ/ Con trẻ không học tập, là điều không nên/ Lúc còn nhỏ không học, khi già biết làm gì?”

Nêu ví dụ trên để thấy rằng, rõ ràng người xưa không xem việc dạy dỗ con cái là của phụ nữ. Vậy “con hư tại mẹ cháu hư tại bà” thực chất có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta nên hiểu câu này như thế nào cho đúng?

Ảnh minh họa

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý 1088, ý nghĩa của câu “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” ngẫm thật sâu thì thấy rất đúng. Đúng ở chỗ là câu thành ngữ đã đề cập đến một khía cạnh tâm lý ở phụ nữ, cụ thể hơn là đề cập đến nhược điểm trong vấn đề dạy dỗ con cái ở họ. Phụ nữ thường có một nhược điểm rất lớn là họ thường yêu một cách mù quáng, thiếu lý trí. Không chỉ trong tình yêu đôi lứa mà ngay trong mối quan hệ mẹ con, bà cháu; phụ nữ cũng thường thiếu sáng suốt hơn. Vì quá yêu mà họ thường cưng chiều con cháu của mình. Mà theo logic tâm lý trong việc dạy dỗ giáo dục con cái thì sự cưng chiều bao giờ cũng mang lại những điều tai hại cho đứa trẻ đó. Một đứa trẻ được nuông chiều thường là những đứa trẻ thiếu chí khí, lười biếng, ỉ lại, hay đòi hỏi, thích hưởng thụ và thường sống theo phương châm người khác phải theo ý mình. “Hư” là hư theo ý này.

Từ việc được nuông chiều và thiếu đi sự nghiêm khắc rèn dũa, những tính cách được kể trên như hạt giống có đất màu mỡ để phát triển. Lười biếng, ích kỷ là khởi nguồn của những kẻ sống vô trách nhiệm; thích hưởng thụ là khởi nguồn của những kẻ gian tham trộm cắp; hay đòi hỏi là khởi nguồn của những kẻ cực đoan; thiếu chí khí là khởi nguồn của những kẻ thất bại…

Câu “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” là có ý nghĩa nói về “yếu điểm” này trong vấn đề giáo dục con ở người nữ. Tất nhiên đây chỉ là điểm yếu, là nhược điểm thường thấy của mẹ, của bà. Câu này nói lên sự thật về một nét tính cách của người phụ nữ nhưng không có nghĩa là phủ nhận vai trò nuôi dạy con của người nữ, không hề có ý nói rằng phụ nữ thì không biết dạy con. Chúng ta cần phải phân định rạch ròi để hiểu đúng lời thâm sâu của các cụ.

Cũng chính bởi yếu điểm mang đặc tính tâm lý này ở người nữ nên trong gia đình, việc dạy dỗ con cái rất cần đến sự phối hợp của người đàn ông trong gia đình. Câu “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” vì thế không chỉ nói lên nhược điểm của người nữ trong việc giáo dục con cái mà còn gián tiếp nói lên rằng, vai trò của người đàn ông trong việc giáo dục, dạy dỗ con cái là vô cùng quan trọng.

Bởi khác với phụ nữ, trong tình yêu đàn ông thường lý trí và rõ ràng. Tình yêu đó là bao gồm cả việc yêu con. Nhờ yêu không mù quáng, yêu mà vẫn lý trí nên trong việc giáo dục và dạy dỗ con cái, họ yêu thế nào là có lợi, thế nào là có hại đối với đứa con của mình. Thực tế cũng cho thấy, rất ít đàn ông có kiểu nuông chiều con cái, nuông chiều những thói hư tật xấu của chúng. Đàn ông thường nghiêm khắc hơn trong vấn đề dạy con. Họ rất yêu con nhưng rất nghiêm khắc với đứa con của mình.

Con cái chính là sản phẩm của bố mẹ, ông bà. Một đứa con trưởng thành nên người đầu tiên là nhờ sự ảnh hưởng từ bố mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình. Sự ảnh hưởng này không chỉ là ảnh hưởng từ cách giáo dục gia đình mà còn bởi lối sống, bởi nhân cách của những thành viên trong gia đình đó. Về mặt tâm lý, đứa trẻ sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ người mà chúng yêu thương nhất, bất kể đó là cha hay mẹ, ông hay bà, anh hay chị.

Trở lại cuộc phê bình sách Nguyễn Trãi ông Trúc Khê không đủ lẽ để bênh vực tác phẩm của mình

I. Vào cuối tháng tư năm nay, tôi có ba bài trên Dân báo, phê bình cuốn Nguyễn Trãi của ông Trúc Khê vừa xuất bản, liệt vào trong “Tủ...

Tây Thi – mỹ nhân ‘người’ Bách Việt

1. Tây Thi là một người đẹp nổi tiếng trong lịch sử phương Đông cổ đại. Nàng tên thật là Thi Di Quang [baike.baidu.com], được cho là sinh ra vào...

Những khảo sát về hát xẩm, hát xoan, hát ghẹo và hát trống quân

Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ là một Vùng dân ca lớn. Những sinh hoạt ca hát dân gian ở đây mang đậm dấu ấn văn hóa cổ truyền của...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 3 – Sách học

Sách học phần nhiều là sách của Trung quốc, còn sách do người Nam soạn thường chỉ là loại vỡ lòng, Nam sử, hay chú giải kinh điển của thánh...

Bài thơ “Ngậm ngùi” Huy Cận viết cho ai ?

Trên thi đàn văn học Việt Nam thập niên 40-50 của thế kỷ trước, thi sĩ Huy Cận được mệnh danh là một nhà thơ đa tài. Theo nhiều nhà...

Thời trang của phụ nữ Sài Gòn thế kỷ XX

Vào đầu thế kỷ 20, y phục chính của phụ nữ đất Sài Gòn là tà áo dài nền nã, kín đáo đi kèm với các món trang sức tinh...

Bức thư 66 chữ và niềm kiêu hãnh của Nam Phương Hoàng hậu

Dù đau khổ vì chồng trăng hoa, Nam Phương không một lời oán thán, bà chọn gửi lời cảm ơn. Chỉ vài lời dung dị, tinh tế nhưng cũng đủ...

Xe gắn máy tại miền Nam trước 1975 (Phần 1)

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn...

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang

Phần I. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu: Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận...

Loạt tranh vẽ về đời sống ở Việt Nam xưa

Cùng xem những tác phẩm cực lý thú từ bộ tranh vẽ tay độc bản "10 bức tranh An Nam đại diện cho các ngành nghề ở xứ Bắc Kỳ,...

Ngô Thì Nhậm – Khuôn mặt trí thức lớn thời Tây Sơn

Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có “vấn đề”. Gây tranh luận chẳng những do...

10 bí ẩn khảo cổ học chưa có lời giải

Những bí ẩn khảo cổ học luôn ẩn chứa nhiều điều hấp dẫn. Con người luôn tò mò về những thứ thuộc về lịch sử nhưng còn rất nhiều điều...

Exit mobile version