Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Dấu hiệu trẻ tự kỷ qua các giai đoạn cụ thể nhất

Cha mẹ có thể nhận biết con có bị tự kỷ không qua 1 số dấu hiệu trong hai năm đầu đời của con. Bé trên 2 tuổi thì các triệu chứng đa dạng và phức tạp hơn nên khó nhận biết.

Những dấu hiệu của tự kỷ thường xuất hiện dần dần nên các bậc phụ huynh cần lưu ý và có sự quan tâm đúng mức. Phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp làm tăng khả năng hòa nhập xã hội cho trẻ.

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, quan hệ nhân sinh và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Những dấu hiệu này thường xuất hiện trong 2 năm đầu đời nên cha mẹ thường dễ nhận thấy.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi

– Tăng động, trẻ kích động, khó ngủ.

– Bé khó chịu không lý do, khó dỗ dành.

– Trẻ thích ở một mình yên lặng, ít đòi hỏi được chăm sóc.

– Khả năng tập trung kém.

Trẻ thích ở một mình yên lặng, ít đòi hỏi được chăm sóc.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ từ 12-24 tháng tuổi

– Không phản ứng với âm thanh.

– Không cười trong giao tiếp hoặc rất ít.

– Không bập bẹ nói, rối loạn ngôn ngữ giao tiếp

– Không có các cử chỉ tương tác như vươn hoặc vẫy tay.

– Không thể bắt chước hoặc lặp lại cụm 2 từ có nghĩa nào.

Trẻ nói ít, ít cười trong giao tiếp.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ sau 2 tuổi

Khi trẻ lớn hơn, các triệu chứng của tự kỷ cũng càng ngày trở nên đa dạng. Chủ yếu là xoay quanh sự suy yếu về các kỹ năng xã hội, khó khăn về ngôn ngữ cũng như trong giao tiếp phi ngôn ngữ, hành vi không linh hoạt.

Dấu hiệu khó khăn trong hòa nhập xã hội

– Không quan tâm hoặc không biết về những người xung quanh.

– Không chơi hoặc kết bạn.

– Không thích ôm hoặc chạm vào người.

– Không tham gia vào các trò chơi nhóm hoặc chơi đồ chơi theo những cách sáng tạo.

– Khi người khác nói với mình thì biểu hiện như không nghe thấy.

Không thích chơi với bạn.

 Dấu hiệu khó khăn về ngôn ngữ

– Bé có giọng điệu, nhịp điệu hoặc âm vực kỳ lạ.

– Thường xuyên lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ và không có ý định giao tiếp.

– Không trả lời câu hỏi mà lại lặp lại lâu hỏi đó.

– Sử dụng ngôn ngữ không chính xác (lỗi ngữ pháp hoặc dùng sai từ).

– Gặp khó khăn trong truyền đạt các nhu cầu hoặc mong muốn.

– Không hiểu các hướng dẫn hoặc câu hỏi đơn giản.

Trẻ gặp khó khăn trong việc truyền đạt mong muốn của bản thân.

Dấu hiệu khó khăn trong giao tiếp phi ngôn ngữ

– Trẻ tránh giao tiếp bằng mắt.

– Biểu cảm trên khuôn mặt không phù hợp với điều nói ra.

– Không hiểu biểu cảm, giọng nói và cử chỉ của người khác.

– Ít làm những cử chỉ phi ngôn ngữ.

– Phản ứng bất thường với mùi hoặc âm thanh. Có thể đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn lớn.

– Hành động vụng về và có cách di chuyển kỳ lạ.

Trẻ thường tránh giao tiếp bằng ánh mắt.

– Không có khả năng linh hoạt

– Bé có những thói quen cứng nhắc.

– Gặp khó khăn trong việc thích nghi với bất kỳ sự thay đổi nào trong lịch trình hoặc môi trường.

– Mối quan tâm rất hạn chế, thường chỉ liên quan đến các con số hoặc biểu tượng.

– Dành thời gian dài để xem các vật thể chuyển động như quạt trần hoặc tập trung vào một bộ phận cụ thể của một vật nào đó như bánh xe ô tô đồ chơi.

– Lặp đi lặp lại các hành động như vỗ tay, lắc lư, xoay tròn.

Bé dành sự tập trung chú ý vào một bộ phận cụ thể của một vật nào đó.

Cha mẹ nên làm gì khi thấy con có dấu hiệu tự kỷ?

Kết hợp chặt chẽ với chuyên gia: Cha mẹ cần phải chú ý các triệu chứng của trẻ một cách kỹ lưỡng để có thể trao đổi với bác sĩ, giáo viên hoặc chuyên gia tâm lý. Khi có sự hướng dẫn từ những người có chuyên môn thì phụ huynh phải kiên trì tuân theo đúng lời khuyên về chăm sóc cũng như giáo dục trẻ.

Yêu thương con nhiều hơn: Lúc này trẻ cần tình yêu thương từ người thân, đặc biệt là bố mẹ hơn bao giờ hết. Luôn bên cạnh bé và không để ai tỏ ra kỳ thị trẻ.

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 7/10 – Ở tù chung với Điền Khắc Kim

Tôi ở tù chung với Điền Khắc Kim tại chuồng cọp khu C trại 7, Côn Đảo, một thời gian ngắn khoảng đầu đầu năm 1974. Tôi bị giam ở...

Tháp Cói – Tòa bảo tháp 7 tầng thời Hậu Lê

Tháp Cói có tuổi đời gần 300 năm, từng được Viễn Đông Bác Cổ Pháp xếp hạng là một di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam. Nằm trong...

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang

Phần I. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu: Cao Văn Lầu sinh ngày 22 tháng 12 năm 1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận...

Thói ngược đời nguy hiểm của người Việt

Trong giao thông cần phải từ tốn thì chúng ta lại vội vã, trong khi đó nơi công sở cần phải làm việc hăng say thì chúng ta lại cứ...

Lễ vấn danh có ý nghĩa gì?

"Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm" (có nơi kiêm...

Vì sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?

Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi. 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn...

Khéo can được vua

Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn hiểu nghĩa lý, pháp luật là...

Thiền là gì?

Trở lại với đề tài Truyền thống sinh động của Thiền tập trong đạo Bụt, chúng ta hãy tự hỏi Thiền là gì? Thiền, nói cho đầy đủ là Thiền...

Thú thê bất thú ngưỡng đầu nữ, giá hán bất giá đê đầu hán

Người xưa có câu: “Thú thê bất thú ngưỡng đầu nữ, giá hán bất giá đê đầu hán”, nghĩa là: Chọn vợ, không chọn gái ngẩng đầu – Lấy chồng,...

Cầu Bông, một phần lịch sử của Sài Gòn thuở sơ khai.

Theo nhà văn Sơn Nam, Cầu Bông được xây dựng từ thế kỷ 18, lúc đầu đặt tên là cầu Cao Miên, một thời gian sau, cầu Cao Miên đổi...

Rạp chiếu bóng thùng, tuổi thơ của dân Sài Gòn xưa.

“Chủ rạp” chiếu bóng thùng là chú Hai Ngon, khoảng chừng 40 tuổi, gương mặt trông hiền lành nhưng cũng không giấu được hết nét hằn sâu của cuộc đời...

Từ Hi Thái hậu làm gì khiến cỏ không thể mọc trên lăng mộ ?

Từ Hi Thái Hậu là mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại ở Trung Quốc và hải ngoại miêu tả Từ...

Exit mobile version