Tháp Cói có tuổi đời gần 300 năm, từng được Viễn Đông Bác Cổ Pháp xếp hạng là một di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam.

Nằm trong khuôn viên chùa Cói (phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên), tháp Cói là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Hậu Lê còn tồn tại đến nay.

Tương truyền. tháp được xây dựng khoảng giữa thế kỷ 18, có liên quan tới cuộc khởi nghĩa của Quận Hẻo (Nguyễn Danh Phương, 1740 – 1751). Giai thoại kể rằng, chỉ qua một đêm, Nguyễn Danh Phương cho quân xây xong hai cây tháp nhằm gây thanh thế và thu phục nhân tâm chống lại triều đình.

Một trong hai cây tháp đã bị hủy hoại do chiến tranh. Cây tháp còn lại còn tương đối nguyên vẹn.

Năm 1939, tháp Cói từng được Viễn Đông Bác Cổ Pháp xếp hạng là một di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam.

Theo khảo sát, tháp có 7 tầng, cao 7,70m, bình đồ hình vuông với chân đế mỗi cạnh rộng 1,7m.

Các tầng nhỏ dần từ đế lên đỉnh, cứ mỗi tầng thu rút 20cm cả chiều rộng và chiều cao.

Gạch xây tháp là gạch Bát Tràng, loại gạch bìa vuông, dày 3cm.

Gạch được kết dính từ vữa làm từ vôi vỏ sò trộn mật mía. Bên ngoài lớp gạch được trát vữa bảo vệ.

Hai tầng trên cùng của tháp không còn nguyên vẹn.

Thân tháp Cói hiện tại đang bị nghiêng nhẹ, xuất hiện một số vết nứt và bị cây cỏ dại xâm lấn, đòi hỏi tu bổ cấp thiết.

Bàn thờ dưới chân tháp.