Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Dạy con bướng bỉnh hiểu chuyện mà không cần quát mắng

Có nhiều lúc, các bậc phụ huynh sẽ phải đối mặt với tình huống trẻ nói “Không!” với tất cả yêu cầu của bố mẹ. Các con không chỉ hành động ngược lại với ý kiến của bố mẹ mà còn từ chối lắng nghe mọi lời khuyên nhủ từ người lớn trong nhà.

Những lúc trẻ bướng bỉnh như thế này nếu bố mẹ vội vã phản ứng như quát mắng hay răn đe nặng lời thường chỉ khiến tình trạng tiêu cực hơn. Bố mẹ cần nhớ rằng, những đứa trẻ bướng bỉnh cũng là những đứa trẻ bình thường khác và con cần cách đối xử khác đi so với lúc bình thường. Bởi vậy, những bí quyết dưới đây sẽ giúp bố mẹ đối xử đúng mực với con khi chúng trở nên khó bảo và lì lợm bất thình lình.

Trẻ lì lợm, ương bướng là vấn đề mà cha mẹ nào cũng có thể gặp phải – Ảnh minh họa.

1. Để con tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình

Lúc con cư xử bướng bỉnh, hãy để chúng tự chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Miễn là những hành vi đó không mang lại nguy hiểm cho con. Khi được tự chịu trách nhiệm, con sẽ rút ra được cách làm phù hợp với bản thân mình. Đó là cách để mọi cơn giận dữ xung đột giữa bố mẹ và con được lắng xuống. Bố mẹ cũng sẽ có thời gian tìm ra cách cư xử phù hợp với con.

2. Để con được quyết định hành động của mình

Hãy để con được tự quyết định hành động của mình càng nhiều càng tốt, bởi đó là những bài học rất tốt cho sự tự lập. Chính những lần tự ra quyết định sẽ giúp con hiểu rõ hơn những lời chỉ dẫn hay nhắc nhở của bố mẹ không hề vô lý, bố mẹ chỉ muốn giúp con. Điều này sẽ giúp con bớt đi những lần xung đột với bố mẹ vì tính cách ương bước của mình.

Đưa ra cho con những lựa chọn để con được tự quyết định giúp trẻ biết lắng nghe hơn – Ảnh minh họa.

3. Đưa ra cho con những lựa chọn

Nếu khi con quyết định hành động theo cách khác thường mà bố mẹ không thể ngăn cản hãy đưa ra những lựa chọn. Ví dụ chúng hoàn toàn không muốn rời khỏi khu vui chơi dù đã đến giờ ra về. Bố mẹ có thể đưa cho con lựa chọn rằng chúng ta có thể ở lại thêm 10 phút rồi về nhé. Điều này sẽ khiến con cảm thấy tự chủ và thoải mái hơn.

4. Trao quyền cho con

Những đứa trẻ bướng bỉnh là những đứa trẻ hiểu rất rõ về quyền lợi của mình, chúng biết rằng khi mình hò hét ăn vạ đủ lâu thì mình sẽ có được thứ mình muốn. Để ngăn chặn những cơn tức giận đó, bố mẹ hoàn toàn có thể sử dụng biện pháp trao quyền cho trẻ. Trẻ sẽ rất thích khi được nắm quyền, chúng sẽ cư xử ngoan ngoãn hơn nhiều so với khi bị bố mẹ ép buộc làm một điều gì đó.

5. Sử dụng linh hoạt các quy tắc

Gia đình nào cũng có những quy tắc riêng, và lúc cần bố mẹ phải vận dụng thật linh hoạt những quy tắc này để trẻ thấy rằng chúng không phải là cái rốn vũ trụ, chúng sẽ phải chịu kỷ luật nếu như làm trái những quy tắc đã có trong nhà.

Luôn giữ bình tĩnh khi con ương bướng và khó bảo là cách tốt nhất để bố mẹ khiến con lắng nghe mình – Ảnh minh họa.

6. Không đẩy con vào tình huống buộc phải đối đầu với bố mẹ

Bố mẹ thường nghĩ rằng các con chỉ thích làm bố mẹ cáu lên hoặc cảm thấy vô cùng khó chịu nhưng thực tế không phải vậy. Trẻ chỉ đối đầu và ương bướng khi chúng bị cha mẹ dồn vào tình huống đó. Bởi vậy bố mẹ cần kiểm soát tốt lời nói và hành vi của mình, tránh đẩy trẻ vào thế đối đầu. Mọi chuyện sẽ được giải quyết trong hòa bình khi bố mẹ bình tĩnh xử lý.

7. Giữ thể diện cho con

Bố mẹ nhất định không nên quát mắng hay đánh con ở nơi công cộng, đông người. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của trẻ, chúng sẽ ngay lập tức cảm thấy bố mẹ không còn yêu thương và quan tâm mình nữa. Bố mẹ cần thể diện và trẻ nhỏ cũng vậy. Nếu con có hành vi ương bướng, hãy cùng con ra một góc khuất để trao đổi và đưa ra cách xử lý phù hợp, đừng cố gắng quát mắng con ngay tại nơi đông người.

8. Lắng nghe con

Trẻ nhỏ cũng có lý do của con khi chúng làm bất kỳ một việc gì đó, dù đúng hay sai. Và việc bố mẹ cần làm là lắng nghe những lý do và ý kiến đó của con. Chỉ có kiên nhẫn lắng nghe mới có thể hiểu được chính xác nguyên nhân và tìm ra cách xử lý phù hợp. Bố mẹ không nên ỷ vào mình là người lớn mà phớt lờ ý kiến của con, điều này chỉ tạo ra ảnh hưởng xấu đến trẻ mà thôi.

9. Sử dụng kỷ luật chứ không phải trừng phạt

Có quy tắc thì sẽ có thưởng phạt, nhưng dạy con thì cần kỷ luật chứ không phải trừng phạt. Bố mẹ không nên mang những hình phạt khắt khe ra với con và nghĩ rằng “đòn đau nhớ lâu”, điều đó chỉ làm con tiêu cực và khó bảo hơn mà thôi. Kỷ luật sinh ra để giúp trẻ hiểu được hành vi mình làm là không đúng và cần sửa chữa còn trừng phạt sẽ khiến con cảm thấy có lỗi và day dứt trong thời gian dài.

Mây

Sài Gòn – Trăm nhớ nghìn thương

Tôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàigòn, nên Sàigòn đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với...

Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc...

Mẹ nói dối…

Nhà tôi rất nghèo. Nhà nghèo nên cái gì mẹ cũng mang đi bán. Từ mấy ngọn rau ngót, rau mùng tơi đến quả chuối, quả hồng, quả bưởi hay...

Bộ bản đồ quý hiếm về 12 đô thị của miền Nam năm 1960

Năm 1960, hãng xăng dầu Standard-Vacuum Oil của Mỹ đã xuất bản bộ bản đồ Khoảng cách Đường bộ Nam Việt Nam dành cho khách du lịch. Đáng chú ý, bộ...

Hình ảnh quý giá về Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19

Trang Gallica.bnf.fr đã đăng tải những hình ảnh quý giá về Việt Nam những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 do nhiếp ảnh gia Heliog Dujardin thực...

Đà Lạt những năm 1989-1990 qua ống kính Doi Kuro

Loạt ảnh khó quên về Đà Lạt thập niên 1990 được đăng tải trên trang Facebook của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro. Bên trong một quán cà phê...

Nước mắm trong lịch sử và văn hóa của người Việt

Nước mắm không chỉ được ghi nhận trong thư tịch cổ Việt Nam mà còn được phản ánh trong các hồi ký, nhật ký của những người phương Tây từng...

Dòng sông huyền thoại của Cố đô Huế

Sẽ không phải là phi lý khi cho rằng, sông Hương đã góp phần đem lại cho cuộc sống cũng như tính cách người Huế sự dịu dàng, bình thản,...

Ba điều vui

Người quân tử có ba điều vui, tuy cho làm vua cả thiên hạ là sướng mà cũng không kể vào trong ba điều vui ấy được. Cha mẹ còn...

Cầu Ba Cẳng và những truyền thuyết

Người Sài Gòn xưa thường nói “dân chơi cầu Ba Cẳng”. Vậy cầu Ba Cẳng là cây câu nào? Giờ nó ở đâu mà nhiều người Sài Gòn kiếm hoài...

Cách nhìn người của cổ nhân

Hàng ngày chúng ta đều phải làm việc, giao tiếp, hợp tác với rất nhiều người có tính cách khác nhau, vậy mà đôi khi ta không có một chút...

Chuyện ‘cười ra nước mắt’ thời tem phiếu

Nhiều năm, các kho lương thực Hà Nội cạn kiệt, dòng người xếp hàng kín các cửa hàng mậu dịch. Gạo mốc trộn bo bo là điều không hiếm trong...

Exit mobile version