Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hại con, nếu giáo dục sai cách

Có những thói quen của bố mẹ, tưởng chừng là đang yêu con nhưng thực chất lại cản trở sự phát triển của trẻ.
Tưởng là yêu, hóa ra là “hại” con. (Ảnh: Sina)

1. Đối xử đặc biệt

Thói quen điển hình của các mẹ “cuồng” con. Con luôn được đối xử đặc biệt khi ở nhà, con luôn là trung tâm của sự chú ý và nhận được sự chăm sóc đặc biệt khác mọi người. Ví dụ trong bữa ăn, những đồ ăn ngon chỉ dành riêng cho con, hoặc con ngồi ăn một mình với thức ăn được chuẩn bị riêng, không những thế bố mẹ ông bà phải nịnh mà con còn không chịu ăn.

Coi trẻ là “trung tâm của vũ trụ” không khiến trẻ cảm nhận nhiều hơn tình yêu của bố mẹ, mà trẻ sẽ luôn nghĩ mình là số 1 và cao hơn người khác một bậc. Những đứa trẻ được đối xử đặc biệt theo cách này sẽ ngày càng ích kỷ, không biết đồng cảm, không biết quan tâm đến người khác.

2. Để ý con quá mức

Việc để ý con quá mức, không ngừng quan tâm, tập trung vào mỗi mình con cũng là thói quen không tốt của nhiều bà mẹ. Khi con làm được một điều gì đó lại tán thưởng thái quá khiến đứa trẻ nghĩ mình là trung tâm của mọi sự chú ý. Nếu cứ như vậy trẻ sẽ có thái độ thích thì làm không thích thì tỏ thái độ.

3. Dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của con

Nhiều cha mẹ nuông chiều con quá mức, trẻ muốn gì được nấy. Có nhiều bố mẹ dù con đang học mẫu giáo hay học cấp 1 còn cho con rất nhiều tiền tiêu vặt, trẻ muốn gì có thể tự mua khiến nhu cầu của trẻ càng dễ được đáp ứng. Những đứa trẻ này lâu dần sẽ bị hình thành thói quen không coi trọng tiền và đồ dùng, chỉ chú trọng việc hưởng thụ, tiêu tiền lãng phí, thậm chí còn không hiểu chuyện, không biết nhẫn nại và chịu khổ.

4. Cho phép con lười biếng

Những bố mẹ kiểu này thường xuyên cho con ăn uống vô tội vạ, thời gian chơi và học không rõ ràng, con muốn làm gì thì làm, thậm chí còn chơi quá khuya xong sáng dậy muộn, bỏ bữa. Những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ không có tham vọng, thiếu sự hiếu kỳ và làm việc mất tập trung.

5. Cha mẹ phải năn nỉ, ra điều kiện

Muốn đứa trẻ làm gì cha mẹ cũng phải có điều gì đó trao đổi thì trẻ mới chịu hợp tác. Ví dụ như muốn con ăn cơm thì phải kể chuyện cho con nghe, muốn con học phải mua đồ chơi cho con… Cha mẹ càng làm như vậy trẻ càng có tâm lý được lợi cho mình mới làm, trẻ không phân biệt được đúng sai, không có ý thức trách nhiệm, thậm chí bố mẹ cũng mất hết cả uy nghiêm khi dạy dỗ con.

6. Làm giúp con

Bố mẹ sợ con không làm được hoặc làm sẽ hỏng nên tâm lý sẽ làm luôn cho con cho nhanh và con không bị bẩn, không bị vấp ngã. Vì vậy mà rất nhiều đứa trẻ 3-4 tuổi còn chưa biết tự xúc cơm ăn, không biết mặc quần áo, nhiều trẻ 5-6 tuổi không biết làm việc nhà. Những đứa trẻ này thường không biết tự làm gì và không có niềm vui khi làm được một việc gì đó giúp bố mẹ. Nếu cứ như vậy đứa trẻ sẽ không yêu thích lao động và không biết cảm thông với người khác.

7. Lo lắng thái quá

Thói quen lo lắng thái quá của bố mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ. Điển hình nhất là việc trẻ chỉ ngã nhẹ một cái, là mẹ cuống cuồng cưng nựng. Thói quen này sẽ khiến trẻ hay ăn vạ, sau này lớn lên trẻ cũng khó đương đầu với thất bại, thử thách.

8. Tước quyền độc lập

Vì lo con ra ngoài gặp nguy hiểm, bị ốm mà cha mẹ luôn giữ con trong nhà, không được ra ngoài nô đùa chơi cùng các bạn. Thói quen này của bố mẹ nếu kéo dài sẽ khiến trẻ không dám tự chơi đùa, rời xa bố mẹ một bước là sợ. Càng như vậy đứa trẻ ngày càng nhát gan, mất tự tin, tâm lý luôn muốn dựa dẫm. Những đứa trẻ kiểu này thường có tính cách ương bướng khi ở nhà, nhưng khi ra ngoài lại ngại giao tiếp, sợ sệt.

9. Luôn đứng ra bảo vệ con

Nhiều bậc cha mẹ không thống nhất được cách dạy con, khi trẻ làm sai, bố dạy con thì mẹ lại bênh hoặc ngược lại. Thói quen này khiến đứa trẻ luôn nghĩ mình làm sai thì vẫn có người bảo vệ. Những đứa trẻ như này sẽ rất khó dạy vì con hoàn toàn không biết phân biệt đúng sai. Thậm chí nhiều gia đình bất hòa, cãi nhau vì bất đồng quan điểm trong việc dạy con. Vì vậy cha mẹ cần xem xét và có quan điểm rõ ràng trong vấn đề này.

Khôi Nguyên

Chuyện về hoa Mai

Hoa mai gắn liền với Tết ở các tỉnh ở phía Nam vĩ tuyến 17. Ở phía Bắc vĩ tuyến 17 dân chúng không chưng cành mai mà chưng cành...

Cơn ác mộng hạt nhân: 2 cách xử lý khác biệt

Ngày 6 và 9/8/1945, lần đầu tiên thế giới chứng kiến sức hủy diệt của bom nguyên tử được thả xuống hai thành phố Nhật Bản. Thứ vũ khí “tối...

Tháp Bình Lâm – tòa tháp Chăm có vị trí đặc biệt ở Bình Định

Tháp Bình Lâm được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, nằm trong kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 3 – Sách học

Sách học phần nhiều là sách của Trung quốc, còn sách do người Nam soạn thường chỉ là loại vỡ lòng, Nam sử, hay chú giải kinh điển của thánh...

Catinat – Phiên y – Tự do… Dăm hồi ức

Đường Tự Do, xưa gọi là Catinat, nay có tên là Đồng Khởi. Nhưng có lẽ không mấy ai biết người Hoa trong Chợ Lớn từng gọi đường này là...

Kiểm tra mù màu Ishihara

Kiểm tra mù màu Ishihara Sau đây là một bài test mù màu đơn giản Ishihara. Rất đơn giản các bạn chỉ cần nhận ra số bên trong mỗi hình tròn....

Du lịch Miền Nam trước 1975

Hồi hơn mười tuổi, tôi thường đến chơi bóng bàn với đứa bạn con một bác hàng xóm mà cả xóm gọi là ông Thầu vì bác làm nghề thầu...

9 điểm đến ớn lạnh nhất Sài Gòn

Ít ai biết rằng, hầu hết các địa điểm này ở Sài Gòn đều gắn liền với những câu chuyện thương tâm, oan khuất ngút trời. Vì thế, ít người...

Châu về Hợp Phố nghĩa là gì?

"Châu về Hợp Phố" hay "Châu về Hiệp Phố". Ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lại. Thường được dùng hàm ý chỉ “những cái quý giá không mất...

Nam Phương – Nữ Hoàng Cuối Cùng – Cảo Luận Của François Joyaux

Cuối năm 2019 Nhà Perrin ấn hành cảo luận Nam Phuong, La denière impératrice du Vietnam của giáo sư François Joyaux, là nghiên cứu sau cùng của giới sử gia Pháp về...

Chết đói đầu núi

Khi Vũ Vương đem quân đi đánh vua Trụ, Bá Di, Thúc Tề nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa, cản lại và nói rằng: - Cha chết chưa chôn,...

Khí phách bà Triệu

Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Hán, hơn hai trăm năm sau, vào thế kỷ thứ II, có một người phụ nữ không...

Exit mobile version