Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng của viêm não Nhật Bản

Tại sao gọi là viêm não Nhật Bản?

– Bệnh được gọi là viêm não Nhật Bản vì được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản với các biểu hiện như viêm não, viêm màng não tủy và có tỷ lệ tử vong cao.

– Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh là một loài virus và đặt tên là virus viêm não Nhật Bản.

– Virus được lây truyền qua loài muỗi Culex tritaeniorhynchus. Vật chủ và tổ chức chính của virus viêm não Nhật Bản là loài lợn và chim.

Dấu hiệu bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em

– Nhức đầu

– Sốt cao 39-40 độ C

– Rối loạn tri giác: trẻ có thể ngủ li bì, đờ đẫn, hôn mê.

– Co giật toàn thân

– Nôn mửa

– Cổ gượng

– Liệt chi

– Có thể bị suy hô hấp: khó thở, mặt tím tái…

viem nao nhat ban: nguyen nhan, dau hieu va cac bien chung - 4

Viêm não Nhật Bản được lây truyền qua loài muỗi Culex tritaeniorhynchus.

Nguyên nhân viêm não Nhật Bản

Do một loài virus thuộc nhóm flavivirus gây ra, có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật.

Virus gây bệnh được truyền từ động vật sang người thông qua vết muỗi đốt. Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là lợn và chim hoang dã.

Thời gian ủ bệnh viêm não Nhật Bản

Thời gian ủ bệnh khoảng từ 5 – 15 ngày, trung bình là 1 tuần. Không có biểu hiện triệu chứng.

Thời kỳ khởi phát: Bệnh khởi phát rất đột ngột bằng sốt cao 39-40°C hoặc hơn, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt

Xét nghiệm viêm não Nhật Bản

Việc thực hiện các xét nghiệm là một trong những tiêu chí quan trọng để chẩn đoán viêm não Nhật Bản. Một vài các xét nghiệm cần thực hiện như sau:

– Xét nghiệm dịch não tủy trong 2-3 ngày đầu của bệnh.

– Phản ứng huyết thanh

– Phản ứng kết hợp bổ thể

– Phản ứng ngưng kết hồng cầu

– Phản ứng trung hòa

– Xét nghiệm ELISA

– Chẩn đoán hình ảnh: các khe cuống não rộng hơn, hệ thống não thất hơi xẹp xuống.

Biến chứng viêm não Nhật Bản

Mặc dù được điều trị nhưng bệnh viêm não Nhật Bản có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

– Viêm phế quản, viêm phổi, viêm phế quản phổi.

– Viêm đường tiết niệu

– Loét các điểm tỳ đè

– Viêm tắc tĩnh mạch

– Một vài di chứng thần kinh và tâm thần khác như: bại hoặc liệt tay chân, rối loạn phát âm, giật động kinh, parkinson, rối loạn tâm thần, giảm khả năng nghe….

Phòng tránh viêm não Nhật Bản

Vì đây là căn bệnh tương đối nguy hiểm nên cha mẹ cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa cho trẻ:

1. Tiêm phòng cho trẻ

Hiện nay, vắc xin viêm não Nhật Bản của Việt Nam là Jevax. Đây là vắc xin được chỉ định để phòng viêm não Nhật Bản cho mọi đối tượng và cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Lịch tiêm như sau:

– Mũi 1: Là liều đầu tiên khi tiêm.

– Mũi 2: Sau mũi 1 khoảng 2 tuần.

– Mũi 3: Sau mũi 1 là 1 năm.

– Tiêm nhắc lại sau 3 năm để duy trì miễn dịch.

Tiêm phòng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản.

2. Ngăn chặn các loại côn trùng

Vì muỗi có thể làm lây truyền bệnh nên phụ huynh phải áp dụng các biện pháp ví dụ như:

– Mặc quần áo dài tay cho trẻ.

– Đảm bảo các cửa chính và cửa sổ được đóng kín để muỗi không chui được vào nhà.

– Đậy kín tất cả các thực phẩm, đồ uống, xử lý rác.

– Khi bé ngủ phải mắc màn.

– Khi sử dụng thuốc chống côn trùng cho trẻ em thì phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất.

Những cổ vật khảm xà cừ đẹp hoàn hảo của Việt Nam

Cùng khám phá nghề khảm xà cừ – một nghề thủ công truyền thống độc đáo của người Việt – qua loạt cổ vật khảm xà cừ đẹp mê mẩn...

Giữ Gìn Tiếng Việt Truyền Thống

Năm học lớp nhì trường làng, tức lớp hai trường tỉnh, vừa học thông mặt chữ, ê a đọc Quốc Văn Giáo Khoa Thư: “Công cha như núi Thái Sơn...

5 điểm nhìn người để kết thâm giao

Con người có nhiều mặt, tự biết mình không dễ, muốn nhìn người lại càng khó thay. Các bậc trí giả từ xưa đến nay đều lưu lại cho chúng...

Chùa làng quê

Cùng với đình làng, ngôi chùa làng là biểu tượng của làng quê đã có từ ngàn xưa khi người Việt Nam bắt đầu dựng nước. Nếu đình là nơi...

Nhảy lên khi thang máy rơi liệu có sống sót?

Theo thống kê, tai nạn thang máy là vô cùng hy hữu, với tỉ lệ xảy ra tai nạn khi đi thang máy chỉ ở mức 0,00000015%. Nhưng chẳng may,...

Phạm Đình Chương: những chặng đường âm nhạc

Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ tài hoa đã làm phong phú cho gia tài âm nhạc Việt Nam. So với một số các nhạc sĩ nổi tiếng khác, số...

Hoài niệm về chợ thiệp Sài Gòn xưa

Hồi những năm 1970-1980, Sài Gòn từng có một “chợ” bán thiệp quanh năm nhưng từ khoảng đầu tháng 11 mới trở nên tấp nập, rộn ràng và tươi vui...

Dòng sông huyền thoại của Cố đô Huế

Sẽ không phải là phi lý khi cho rằng, sông Hương đã góp phần đem lại cho cuộc sống cũng như tính cách người Huế sự dịu dàng, bình thản,...

Quan hệ giữa nhà Tây Sơn với hải tặc Trung Hoa

Trong cuộc nội chiến nhà Nguyễn – nhà Tây Sơn (1771-1802), cũng như trong nhiều cuộc nội chiến khác trên thế giới, sự kết hợp, bổ sung lực lượng quân...

Thiên La Địa Võng nghĩa là gì?

“Thiên” là trời, “địa” là đất thì ai cũng hiểu. Nhưng còn “la” và “võng” thì sao? Liệu có thể đảo thành “thiên võng địa la” được không? Và “võng”...

Tết Nguyên Đán và Lễ Nghênh Xuân

Nguyên = đầu, Ðán = buổi sớm mai. Nguyên Ðán là buổi sớm mai của đầu năm. Tết Nguyên Ðán là cái lễ đầu tiên của năm mới, vào ngày...

Cách đâm hổ

Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ; bất như thừa thế; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có...

Exit mobile version