Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những lợi ích to lớn mà “trò chơi” mang lại cho trẻ

Mọi người đều biết rằng trò chơi là “nhân tố dinh dưỡng” không thể thiếu trong quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Các trò chơi chẳng những có tác dụng giải trí, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc và tính cách của trẻ.

(Ảnh: Pixabay)

Nâng cao khả năng tìm tòi và năng lực quan sát của trẻ nhỏ

Trẻ sẽ học được tư duy chi tiết trong quá trình tìm tòi, nghiêm túc quan sát và loại bỏ “chướng ngại vật” để tìm được mục tiêu. Sự phát triển trí tuệ của trẻ gắn liền với khả năng hoạt động thể chất, các trò chơi là bài học có sự tham gia của cả thể chất và tinh thần. Tính linh hoạt trong tư duy của con người có mối liên hệ với sự linh hoạt của tay chân. Một đứa trẻ hoạt động linh hoạt thì dễ có thành tích học tập xuất sắc hơn.

(Ảnh: Getty)

Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển thể chất của trẻ

Hầu hết trò chơi đều kèm theo vận động thể chất, giúp các cơ quan trên cơ thể của trẻ được hoạt động, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, sự phát triển của cơ xương cũng như hệ thống nội tạng và thần kinh.

(Ảnh: Pixabay)

Các hoạt động trò chơi phát triển các kỹ năng và động tác cơ bản của trẻ nhỏ. Các bé sẽ lựa chọn những trò chơi khác nhau tùy theo mức độ phát triển của bản thân, trẻ sẽ phát triển khả năng vận động thông qua các hoạt động và tăng độ khó của trò chơi dựa vào khả năng vận động đã được nâng cao, từ đó phát triển thêm khả năng này.

Các trò chơi còn phát triển khả năng phản ứng và chú ý của trẻ nhỏ. Có thể thấy rằng cách luyện tập bằng trò chơi này chính là sự thỏa mãn nhu cầu phát triển khả năng tự mình vận động của trẻ.

(Ảnh: Pixabay)

Nâng cao khả năng nhận thức của trẻ

Trò chơi thúc đẩy nâng cao năng lực nhận thức của trẻ, giúp trẻ nhận biết thế giới bên ngoài và phát triển tri thức. Đối với các bé, khó có thể có được nhận thức sâu sắc đối với sự vật nếu chỉ thông qua việc đọc sách hoặc giảng giải của người lớn, mà trẻ cần phải được qua “trải nghiệm thực tế”. Khi đang trong giai đoạn tư duy hành động theo trực giác, trẻ sẽ dùng hình tượng, âm thanh, màu sắc và động tác để suy nghĩ. Trò chơi chính là quá trình cảm nhận sự vật thông qua các hành động.

(Ảnh: Pexels)

Trong trò chơi, trẻ sẽ sử dụng rộng rãi những tri thức và kinh nghiệm đã có được, củng cố và tăng cường thêm tri thức. Và trong khi chơi, ngôn ngữ cùng khả năng biểu đạt của trẻ cũng được rèn luyện và phát triển.

Trò chơi có lợi trong việc xây dựng tính độc lập và sự tự tin của trẻ. Việc phát triển các trò chơi thú vị có lợi cho sự sản sinh ý thức hoạt động độc lập của trẻ, từ đó xây dựng cho trẻ tính độc lập và khắc phục việc ỷ lại.

Các trò chơi lành mạnh cũng có lợi ích to lớn trong việc bồi dưỡng phẩm chất kiên trì và khắc phục khó khăn của trẻ. Thông qua việc chơi trò chơi, trẻ sẽ kiên trì tập trung vào một vấn đề nào đó và cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề, tính cách này là một trong những điều kiện quan trọng để đạt được thành công khi làm bất cứ việc gì.

Hoài Thương

Đâu rồi xích lô Sài Gòn xưa

Xích lô là một phượng tiện giao thông rất đỗi quen thuộc của người Sài Gòn những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Thời ấy, người ta có thể...

So sánh giữa bom Nguyên tử và bom Hạt nhân

Bom Nguyên tử - atomic bomb, sau đó là bom Hạt nhân- nuclear bomb, bắt đầu được nghiên cứu và chế tạo vào cuối Thế Chiến thứ Hai, nhằm tạo...

Nguồn gốc, ý nghĩa của cách gọi “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ.

Xin giải thích giúp nguồn gốc, ý nghĩa của “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ. Từ điển tiếng Việt 1992 giảng “ông xã” là từ dùng...

Nhạc sĩ Lam Phương và chuyện cho đời ca khúc ‘Kiếp Nghèo’

Là anh cả trong gia đình nghèo khó ở Rạch Giá, Kiên Giang, từ nhỏ, nhạc sĩ Lam Phương đã thấm đẫm nỗi khổ. Gia đình ly tán khi cha...

Bờ vai của cha là điểm tựa vững chãi cho con

Tình yêu của mẹ là cái ôm ngọt ngào, còn cha yêu con bằng bờ vai vững chãi. Dù cha không hoàn hảo, nhưng tấm lòng của cha thì vô...

Kỷ niệm của cậu học trò ăn cắp sách ở nhà Khai Trí xưa để học

Nếu tôi nhớ không lầm, đó là vào khoảng giữa năm 1959 hay 1960, báo chí đăng tin về một cậu học sinh khoảng chừng 14 -15 tuổi, gương mặt...

Chùm ảnh: Diện mạo phố phường Nha Trang thập niên 1960

Trong thời gian đóng quân tại thị xã Nha Trang vào thập niên 1960, các binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Truyền tin số 459 Mỹ đã ghi lại nhiều hình...

Treo kiếm trên mộ

Duyên Lăng Quí Tử sang sứ nước Tấn có đeo thanh bảo kiếm qua chơi với vua nước Từ. Vua nước Từ ngắm thanh kiếm ra dáng thích, muốn xin...

Món Ăn Đường Phố

Mỗi lần đi du lịch một nước nào đó, tôi thích thử những món ăn của nước đó, nhất là những món ăn được bày bán trên đường phố. Thật...

Chúa Chổm có thực sự nợ đến ngập đầu?

Người Việt có câu “nợ như Chúa Chổm” để nói về ai đó mắc nợ quá nhiều, câu chuyện về Chúa Chổm cũng chỉ được truyền miệng trong dân gian,...

Chữ Hán truyền vào Việt Nam từ bao giờ và bằng cách nào?

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán...

Lai lịch Lăng Cha Cả

Những chuyến xe buýt đi trên đường Hoàng Văn Thụ thường hay nghe, “Đến Lăng Cha Cả có ai xuống không?” mỗi khi xe gần đến vòng xoay cầu vượt....

Exit mobile version