Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những lời nói ‘nguy hiểm’ mà các bậc ông bà không nên dành cho con trẻ

Trong đời sống hàng ngày, cách nói quá, nói ẩn dụ, nói chệch, nói bóng vô cùng đa dạng. Trong ứng xử với con trẻ cũng vậy, nhưng một số câu nói của ông bà đã vô tình làm hư con trẻ.

– Thay vì nhắc cháu chào, ông bà lại hỏi: “sao mày trố mắt ra thế?”. Câu nói vô tình kèm “khẩu giọng lên cao” sẽ khiến con trẻ không hiểu mình phải làm gì tiếp theo, bởi thông điệp truyền đi một cách không rõ ràng.

– Thay vì nhắc cháu sạch sẽ lại nói: “cho mày chết vì bẩn!”. Câu nói sẽ khiến nhiều trẻ cảm thấy mình bị hắt hủi chứ không hiểu mục đích ẩn dụ của câu nói. Ông bà có thể nhắc cháu bằng một câu khác sẽ khiến trẻ tiếp thu dễ hơn.

– Thay vì nhắc cháu cẩn thận, thì nói “Rồi có ngày lộn cổ cho mà xem”. Câu nói không khiến trẻ sợ để mà biết đề phòng, cẩn thận. “Sự chỉ trích” này có thể còn gợi lên “sự thách thức”, “tính cách muốn chinh phục” của đứa trẻ.

– Thay vì muốn cháu ăn nhanh thì nói “Có ăn không bà đổ luôn đi bây giờ”. Đối với nhiều đứa trẻ, nó chỉ chờ ông bà nói thế để “khỏi phải ăn”, vì chúng tin rằng mọi lời ông bà nói đều là sự thật.

– Thay vì muốn cảnh báo nguy hiểm với vật nuôi, thì lại nhắc “nào ra đấy rồi nó cắn cho chết”. Câu nói có thể gây nên sự “thù hằn” động vật trong trẻ. Chúng nhìn vật nuôi không giống như những người bạn. Câu nói không thúc đẩy tình yêu động vật ở trẻ.

Và còn nhiều câu nói khác nữa:

– Thay vì dạy cháu gọi khi tè thì miệng than trách “cứ lụt lội như thế này!”.

– Thay vì muốn nhắc nhở cháu cho ngoan thì nói “mày giống y như mẹ mày!”

– Thay vì gọi cháu dậy thì hỏi “nào còn ngủ đến bao giờ đây?!”

– Thay vì muốn cháu không nghịch thì than thở “Trời ơi có yên cho tôi không?”

– Thay vì muốn cháu ngủ thì hỏi “Mắt cứ chong chong thế này à?!”

– Khi cháu hỏi ông “Tại sao đốt lửa vào quả pháo nó lại kêu”. Ông trả lời: “Bây giờ ông đốt đít mày, mày có kêu không!”

– Cháu nghịch mâm, ông thường nói: “Rồi cả nhà mất ăn vì mày”.

– Thay vì dạy cháu xin lỗi thường nói: “Đánh cho nó chừa đi”.

– Thay vì dạy cháu đối đáp ứng xử lại nói: “Mồn miệng nó cứ câm như hến”.

– Thay vì nhắc cháu đi lâu không về, thì nói: “Tưởng mày chết ở đâu rồi”.

– Thay vì nhắc cháu ham chơi, thì nói “Cứ ôm cái đấy xem có no không?!”

– Thay vì nhắc học bài, thì nói: “Không học rồi sau có mà đi ăn mày!”.

– Thay vì muốn cháu hiểu bài, nghe lời thì nói: “Đúng là nước đổ lá khoai. Nước đổ đầu vịt!”

– Thay vì nhắc cháu chọn bạn mà chơi, thì nói: “Quân đàn đúm, quân mất dạy, quân túm năm tụm ba”

Cách nói ước lệ, bắc cầu, ví von, đậm nét của ngữ pháp Việt không còn phù hợp cho tốc độ phát triển hội nhập và ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp của trẻ.

Tại các vùng ngoại ô và nông thôn, các gia đình sống Tam đại đồng đường rất phổ biến. Việc ông bà nhắc nhở con cháu là rất tốt, nhưng kiểu nhắc đậm chất “ẩn dụ” luôn ảnh hưởng rất lớn với trẻ em và gây bức xúc cho bố mẹ các bé trong quá trình dạy trẻ giao tiếp hội nhập với xã hội hiện đại. Vì thế, cần xem lại cách nói với con cháu để trẻ vừa dễ nghe, dễ hiểu và qua đó vừa tạo được cách nói và giao tiếp đẹp trong trẻ.

Theo GIA ĐÌNH & XÃ HỘI

Tags: , ,

Lá thư Beethoven gửi Người yêu bất tử

Ludwig van Beethoven(1770-1827), một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng và bí ẩn nhất trong lịch sử, qua đời ở tuổi 57 với một bí mật lớn. Khi ông...

Ảnh về Việt Nam năm 1948

Thiếu nữ Pháp mặc áo tắm, đàn ông Việt “đậu” như chim trên hàng rào, xe điện ở Sài Gòn… là những hình ảnh độc đáo do phóng viên tạp...

Trần Nhật Duật: Danh tướng và vương tử tài hoa

Lịch sử Việt Nam đời Trần ghi đậm rõ nét của bao anh hùng tuấn kiệt như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật.....

So sánh nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến với thơ Tú Xương

Nghệ thuật trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến và thơ Tú Xương Mỗi một nhà thơ nói chung, nhà thơ trào phúng nói riêng cần phải tạo cho mình một...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 3

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Bài ca Đông Quân, Khuất Nguyên và lịch sử Tộc Việt

Ðông quân, một trong chín bài trong Cửu Ca, là một phần trong tập Sở Từ do Khuất Nguyên sáng tác (1). Sở Từ cùng với Kinh Thi được coi...

Chị gái Sài Gòn, giờ tóc đã qua vai?

Gặp chị lần đầu, ấn tượng với cái đầu trọc bóng được giấu lấp ló dưới vành nón vải rộng. Khách trên xe trung chuyển tuôn xuống được chị chia...

Dùng Nho làm người, dùng Đạo dưỡng sinh, dùng Thiền dưỡng tâm

Học cách làm người, học cách dưỡng sinh và dưỡng tâm là ba việc mà cổ nhân vô cùng coi trọng. Một người trước tiên phải hiểu biết lễ nghĩa, đạo đức...

Cú pháp tiếng Việt

I. Cú Pháp Cú pháp là phép tắc dùng các tiếng để đặt câu văn cho chỉnh. Cú pháp là linh hồn của ngôn ngữ. Muốn viết văn cho đạt...

Sài Gòn những năm 90

Sài Gòn những năm 90, phố phường đông đúc, con người thân thiện… Thành phố vang bóng một thời giờ đã phần nào nằm trong ký ức. Sài Gòn nay...

Tuổi thơ tôi và tiếng hát Thanh Thúy

Hồi đó, ở một cái xóm nhỏ trong Cư xá Đô Thành, có một cái xóm nhỏ đi ra đường Cao Thắng. Nơi đó tôi đã có những năm tháng...

Chùa Vĩnh Nghiêm – ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn

Tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa thu hút lượng du khách đông đảo hàng đầu của Sài Gòn. Tọa...

Exit mobile version