Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển thể chất cũng như tinh thần của bé. Tuy nhiên trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là đủ? Điều này phụ thuộc vào cơ thể và tháng tuổi của từng bé. Sau đây các mẹ hãy tham khảo những thông tin để biết được thời gian ngủ của trẻ như thế nào là phù hợp.

Trong mỗi 24 tiếng đồng hồ, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 16-18 tiếng,  đều đặn cả ngày và đêm. Khi được ba tháng tuổi, não bộ các bé bắt đầu phát triển, trẻ sẽ ngủ đêm nhiều hơn và thêm từ 2-3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Các giấc ngủ ngắn này phân bổ vào buổi sáng, buổi chiều và buổi chập tối. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng giống nhau. Vì vậy, mỗi bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Có nhiều trẻ hầu như chẳng ngủ vào ban ngày. Từ ba tháng tuổi trở lên trẻ sẽ ít ngủ ngày hơn. Thời gian thức giữa hai giấc ngủ của trẻ thường là từ 2-4 tiếng.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dưới đây là một số chỉ dẫn về thời gian ngủ cần thiết cho các bé theo tháng tuổi:

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng

Số lượng giấc ngủ mỗi ngày: 4.

Thời gian thức trung bình giữa các giấc ngủ: 1 tiếng.

Thời gian dỗ trẻ ngủ: 15 phút.

  • Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng?  Thường là từ 16-18 tiếng mỗi ngày.
  • Mỗi giấc ngủ sẽ kéo dài từ 1-3 tiếng.
  • Nhiều trẻ thường thức đêm đòi bú.

Trẻ từ 3-6 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng

Số lượng giấc ngủ mỗi ngày: 2-3.

Thời gian thức trung bình giữa các giấc ngủ: 2-3 tiếng.

Thời gian để dỗ trẻ ngủ: 1 tiếng.

  • Trẻ ngủ từ 2-3 tiếng mỗi lần.
  • Ngủ từ 6-8 tiếng mỗi đêm.

Trẻ từ 6-9 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng

Số lượng giấc ngủ mỗi ngày: 2.

Thời gian thức trung bình giữa các giấc ngủ: 2-3 tiếng.

Thời gian để dỗ trẻ ngủ: 1 tiếng.

  • Các trẻ thường ngủ từ 1-2 tiếng mỗi lần.
  • Ngủ đêm từ 10-12 tiếng.

Trẻ từ 9-12 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng

Số lượng giấc ngủ mỗi ngày: 1-2.

Thời gian thức trung bình giữa các giấc ngủ: 4 tiếng.

Thời gian để dỗ trẻ ngủ: 1 tiếng.

  • Trẻ ngủ 1 tiếng vào buổi sáng và 1 tiếng vào buổi chiều.
  • Ngủ đêm từ 10-12 tiếng.

Tại sao nhiều trẻ thường khó ngủ?

Giấc ngủ của mỗi chúng ta đều bao gồm:

  • Giấc ngủ nhẹ.
  • Giấc ngủ sâu, giúp chúng ta hồi phục sức khỏe sau khi tỉnh lại.

Nhiều trẻ rất khó dỗ để ngủ do giấc ngủ sâu của trẻ bị tác động. Nguyên nhân chủ yếu là do cách em trẻ được ru ngủ.

Các trẻ đi vào giấc ngủ bằng nhiều cách khác nhau:

  • Trẻ được đặt trong cũi khi thiu thiu ngủ và sau đó trẻ tự chìm vào giấc ngủ.
  • Bế trẻ đung đưa, vỗ nhẹ mông hoặc lưng, để trẻ ngủ trong vòng tay mẹ hoặc ngủ trên giường của mẹ.

Trường hợp đầu sẽ dạy cho trẻ có thói quen tự ngủ tốt. Nhưng cách thứ hai sẽ tạo cho trẻ thói quen xấu và chỉ chịu ngủ khi nào có mẹ bên cạnh. Sau khi ru trẻ ngủ, mẹ đặt trẻ vào nằm trong cũi. Khi thức dậy trẻ không tìm thấy mẹ hoặc không còn cảm nhận cảm giác đung đưa của mẹ. Lúc này trẻ sẽ thấy sợ hãi. Giấc ngủ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Hãy thử tưởng tượng bạn nằm ngủ trên giường, sau đó thức dậy lại thấy mình ngủ trong phòng tắm. Bạn sẽ cảm nhận được cảm giác sợ hãi của trẻ như thế nào.

Khi trẻ được 8 tháng tuổi thì giấc ngủ nhẹ trong thời gian ngủ của trẻ tăng lên khoảng 1 tiếng. Do đó, mẹ thường khó rời trẻ hơn. Trẻ thường dễ giật mình và khóc to nếu không thấy mẹ bên cạnh khi đang lơ mơ ngủ.

Tập cho trẻ ngủ

Dạy cho trẻ có một thói quen ngủ ngoan là cách tốt để giúp trẻ ngủ độc lập về sau. Tập cho trẻ ngủ trong một không gian quen thuộc, thoải mái sẽ cho giấc ngủ  của trẻ được ngon và ít quấy mẹ. Giấc ngủ của trẻ không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân trẻ. Nó còn mang lại một số lợi ích cho vợ chồng bạn.  Chẳng hạn như, bạn có thể yên giấc về đêm, hay hai vợ chồng có những khoảnh khắc riêng tư cho nhau.

Bạn nên bắt tay vào thiết lập thói quen ngủ cho trẻ càng sớm càng tốt. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ quen dần. Nhớ rằng chỉ mất khoảng 3 ngày để tạo lập một thói quen cho trẻ.

Khi trẻ sơ sinh mới được đưa từ bệnh viện về nhà, gia đình và bạn bè ai cũng chào đón, trẻ sẽ được hết người này đến người khác thay phiên bồng bế. Nếu bạn quan sát thấy con mình muốn ngủ, đừng ngần ngại mà hãy cho trẻ ngủ ngay. Làm như vậy bạn đồng thời có thể chỉ dẫn cho người thân trong gia đình giúp trẻ ngủ đúng cách. Khi bạn bận thì họ có thể cho trẻ ngủ đúng như lịch trình bạn vạch ra.

Cách tốt nhất để tạo thói quen ngủ cho trẻ là sử dụng phương pháp kết hợp Ăn/Chơi/Ngủ. Trong khi trẻ thức, hãy cho trẻ ăn trước và chờ trẻ nằm chơi một lúc. Tuổi của trẻ sẽ quyết định trẻ chơi trong bao lâu trước khi tỏ rõ dấu hiệu buồn ngủ. Hãy quan sát các dấu hiệu này và sau đó từ từ cho trẻ vào cũi.

Vào buổi tối, sau khi cho trẻ ăn, thay vì cho trẻ chơi thì hãy cho trẻ tắm. Bạn có thể âu yếm, chơi với con hay kể một vài câu chuyện cho trẻ. Sử dụng các loại kem dành cho em trẻ, mát xa toàn thân để trẻ thư giãn. Hãy nhớ chỉ vừa đủ trước khi ngủ. Vì nếu trẻ mệt quá sẽ bị kích thích gây khó ngủ và quấy mẹ.

Phong thuỷ – Phần 2/10 – Bài trí cây cảnh trong nhà

1, Tác dụng của cây xanh Theo quan niệm của cổ nhân, thực vật có mối quan hệ mật thiết, quan trọng với sức khoẻ, đời sống con người. Nhưng,...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách...

Những bức ảnh quý giá về Việt Nam năm 1980

Một cuộc sống mới đã hình thành ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc… Nhiếp ảnh gia người xứ Wales Philip Jones Griffiths (1936...

Quân Cờ Đen – Kỳ 2/3 – Cơn thịnh nộ của Lưu Vĩnh Phúc

Trong khi các biến cố này đang diễn ra tại Bắc Việt, quan hệ giữa Trung Hoa và Pháp không đứng yên một chỗ. Ngày 10 tháng Tám, năm 1883,...

Một thời xe điện lang keng

Nếu không có gì thay đổi thì khoảng năm 2021, người Sài Gòn được đi tàu điện ngầm. Xe điện ngày xưa khác với tàu điện ngày nay nhưng có...

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 5)

Phần 5: Hóc Môn, Bà Điểm Với 18 Thôn Vườn Trầu Địa danh Hóc Môn, cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến giải nghĩa khác nhau.Theo cách hiểu thông thường, người...

Họa tiết con rồng của người An Nam

Trong số các con vật trang trí của người An Nam, bốn con vật siêu nhiên gọi là tứ linh chiếm vị trí đầu tiên. Đó là long (rồng), ly...

Hán học ở bên Pháp

Cảm tưởng sau khi đọc bức thư luận học của người bạn ở Paris Sinh ra trong nước Việt Nam, nước người ta bảo nhau rằng có văn hiến bốn...

Xứ Huế năm 1970 sống động qua ảnh

Đường Trần Hưng Đạo nhộn nhịp người xe, chợ An Cựu sầm uất, vẻ tráng lệ của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế… là loạt ảnh đặc sắc về Huế...

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 2

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Những ấn tượng đầu...

Tại sao phải có phù dâu

Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam...

Exit mobile version