Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quỷ Cốc Tử: Người thông minh, bất kể có dẻo mồm tới đâu, nói chuyện cũng cần tới “thiên thời”

Phàm là chuyện gì cũng cần để ý tới thiên thời địa lợi nhân hòa, dụng binh như vậy, dụng mưu như vậy, nói chuyện cũng cần như vậy. Bất kể bạn có dẻo miệng tới đâu, nói chuyện trước tiên cũng cần tới “thiên thời”. Một người nếu nắm bắt được thời cơ có lợi, vậy thì chuyện xem như đã thành công một nửa.

A, một người bạn của tôi gần đây khá phiền não. Chuyện là cuối năm, A định tới tìm gặp sếp nói về chuyện lương tháng.

Nói chuyện lương bổng vốn dĩ là việc khiến người khác đau đầu, bởi lẽ bạn phải mặc cả với ông chủ, chính vì vậy mà A đã chuẩn bị rất kĩ càng, nên nói những gì, không nên nói những gì, thậm chí tới cả ngữ khí nói chuyện ra sao cũng đều đã nghĩ kĩ.

Đứng trước cửa phòng sếp chần chừ một hồi lâu, A hít một hơi lấy dũng khí gõ cửa. Bước vào phòng, lúc mới đầu, sếp rất nhiệt tình đón tiếp, rồi nói với A rằng mình chuẩn bị có một cuộc họp.

Tất nhiên, đây hoàn toàn không phải là lúc thích hợp để nói chuyện.

Nhưng A thấy đằng nào mình cũng đến rồi, không nói thì tiếc quá, vậy là A quyết tâm nói về chuyện tăng lương với sếp. A dè dặt nói về chuyện của mình, thậm chí còn có mở và kết cẩn thận.

Nhưng lúc này sếp đang bận chuẩn bị đi họp, căn bản là không có tâm trạng, nghe không vào, vội vội vàng vàng nói: “Chuyện của cậu để sau rồi nói nhé”.

“Để sau” cuối cùng lại trở thành bặt vô âm tín… nhưng hỏi lại lần nữa A lại cảm thấy ngại…

A thực ra không hề cô đơn

Có một câu chuyện như sau:

Nhân vật chính là Lý Tư, là cái người không biết là người tốt hay người xấu. Nhưng tin rằng bên trong ông ta muốn làm người tốt, chỉ có điều lên nhầm thuyền giặc.

Lý Tư sau khi cùng Triệu Cao phò trợ Tần nhị thế Hồ Hợi lên ngôi hoàng đế, phát hiện ra Triệu Cao một tay che trời, chỉ hươu bảo ngựa, đổi trắng thay đen, Hồ Hợi lại chỉ tham thú hưởng lạc, xa hoa dâm đãng.

Trong lòng Lý Tư rất hối hận, ông quyết định khuyên Tần nhị thế tránh xa Triệu Cao càng xa càng tốt.

Vậy là ông tiến vào cung với sự quyết tâm và cả sự thấp thỏm.

Lúc đó Hồ Hợi đang làm gì? Sử liệu ghi chép: “Nhị thế phương yến lạc, phụ nữ cư tiền” , Hồ Hợi đang chơi đùa với các cung nữ.

Nghe nói Lý Tư muốn lên lớp cho mình, Hồ Hợi cảm thấy mất hứng, ông nói: “Ngô thường đa gian nhật, thừa tướng bất lai. Ngô phương yến tư, thừa tướng triếp lai thỉnh sự. Thừa tướng khải thiếu ngộ ư? Thư cố ngộ ư?”

Hồ Hợi là ý gì? Ý muốn nói đồng chí Lý lúc bình thường rảnh rỗi thì không thấy đến, cái lúc “người ta” đang bận thì lại đến, đến làm cái gì? Không thấy ta đang bận ư? Muốn làm mất hứng ta ư?

Lý Tư là người thông minh, thấy Hồ Hợi không vui, vì vậy, lần thứ hai, thay vì đến tận nơi, ông đã viết một bản tấu chương dâng lên Hồ Hợi, khuyên ông tránh xa Triệu Cao.

Lúc này Hồ Hợi đang làm gì? Hồ Hợi đang ở cung Cam Tuyền thưởng thức ca kịch.

Nghe nói Lý Tư có tấu chương đã tỏ ra rất tức giận, lão Lý này cố ý đúng không, mỗi khi ta bận chính sự lại tới làm phiền ta. Lần đầu tiên ta nhịn nên ông ta được nước lấn tới ư!

Hồ Hợi xem lướt quá tấu chương, phát hiện ra nội dung tấu chương là một bản báo cáo nhỏ liên quan tới Triệu Cao, nên đã vứt bản tấu chương sang cho cận thần yêu quý Triệu Cao rồi nói: “Kì dĩ Lý Tư thủ lang trung lệnh!”

Đây là ý gì? Lão Triệu luôn đúng, lão Lý này giao cho người xử lý. Triệu Cao quả không phụ sự kì vọng của Hồ Hợi, đối xử với Lý Tư “vô cùng tốt”.

Không lâu sau, Lý Tư qua đời.

Tạo nên bi kịch cuộc đời của Lý Tư có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nói chuyện không lựa thời cơ là một trong những nguyên nhân mấu chốt. Nếu muốn thuyết phục người khác, vậy thì nên chọn thời cơ thích hợp.

Nắm bắt thời cơ, nhất ngôn nặng hơn cửu đỉnh, ngược lại, nói nhiều tới đâu cũng sẽ vô ích, thậm chí còn rước họa vào thân.

Giống như Quỷ Cốc Tử nói: “Sự thành tất hợp vu số, cố viết đạo số dư thời tương ngẫu giả dã”, ý muốn nói có hai điều kiện tiên quyết nếu muốn thành công khi làm việc, một là mưu lược, hai là thời cơ, chỉ khi cả hai kết hợp với nhau thì sự mới thành, thiếu một cũng không được.

Như Shakespeare đã nói: “Nếu bạn không thể nắm bắt được thời cơ, bạn sẽ lận đận cả đời, không nên được trò trống gì”

Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt Nam

Dân tộc Việt Nam có một lịch sử huy hoàng và những tư tưởng lớn lao. Điều đó chúng ta đã nói nhiều và sẽ còn nói nhiều hơn nữa,...

Nguyễn Cát Tường – Ông chủ hãng xe Lux ở Hà Nội

Nguyễn Cát Tường hay Le mur Cát Tường là cái tên nổi tiếng, gắn liền với những mẫu áo dài cách tân ở Hà Nội vào những năm 1930 của...

Việt Nam cuối thập niên 1990 trong ảnh của Hiroji Kubota

Nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Hiroji Kubota đã có nhiều trải nghiệm khó quên trong các hành trình khám phá Việt Nam cuối thập niên 1990. Hình ảnh đăng...

Sài Gòn báo xưa và văn hóa xích lô “xuống xe qua cầu”

“EM ƠI SÀI GÒN… BÁO”! Ba mẹ tôi có mua căn nhà nhỏ trong hẻm trên đường Phạm Đình Hổ (quận 6) cho mấy anh chị lớn ở đi học,...

Vivi – Huyền thoại trong tuổi thơ tươi đẹp

Họa sĩ Võ Hùng Kiệt sinh năm 1945 tại Vĩnh Long, Việt Nam. Hiện cư ngụ tại Spring Valley, CA, USA. Vivi là bút danh ghép từ hai chữ Việt...

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó...

Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao?

Con so là con sinh đầu lòng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả thì con so là trưởng, con rạ là thứ. Phong tục...

‘Mâm cỗ’ có cao hơn ‘tiếng chào’?

“Ở một xứ xa lạ, một nụ cười, một tiếng chào bỗng dưng làm trái tim ấm áp lạ. Ngẫm lại xứ mình, đôi khi chúng ta quên việc chào...

Để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị xã hội ở Việt Nam thời thuộc địa

Móng tay dài là hình ảnh không hiếm gặp ở Việt Nam thời thuộc địa. Trong xã hội cũ, để móng tay dài là một cách khẳng định địa vị...

Người Nhật có liên quan đến quá trình thiết lập phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin?

Có lẽ nếu chỉ đọc tên đề tài, đại đa số độc giả chưa hình dung ra được nội dung của bài viết. Ở bài viết này, tôi xin trình...

Hà Nội thập niên 1990 qua ảnh

Hà Nội thập niên 1990 hiện lên đầy sức sống trong ảnh của Philip Jones Griffiths, người được thế giới biết đến với nhiều bức ảnh kinh điển về cuộc...

Có một thời Việt Nam từng văn minh như Nhật

Tháng 9 năm 1987 tôi rời Hà Nội vô Sài gòn nhận công tác, chỗ tôi dừng chân tá túc đầu tiên là cổng Phi Long (khu vực Lăng Cha...

Exit mobile version