Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sách ‘best-seller’ ở đâu ra mà lắm thế?

Chẳng biết từ bao giờ cái danh best-seller (sách bán chạy nhất) đã trở thành tiêu chí để người đọc lựa chọn sách trên thị trường. Nhưng chính vì việc vội vàng gắn mác best seller khiến thước đo giá trị các tác phẩm văn học trở nên… lẫn lộn.

Đủ kiểu “PR” cho sách

Tham khảo một vòng thị trường và các nhà sách trên mạng có thể nhận ra vô số những đầu sách được gắn mác best-seller. Từ “New York Times Best Seller” (bán chạy nhất theo New York Times) – hệ thống xếp hạng được coi là uy tín nhất hiện nay, đến International Best Seller” (bán chạy nhất thế giới) hay “Best Selling Author” (tác giả ăn khách nhất)…

Ở Việt Nam, từ Vinabook, Tiki… cho đến một loạt các nhà sách trực tuyến hàng đầu Việt Nam, mỗi tuần cũng có một bảng xếp hạng các cuốn sách được đánh giá là bán chạy nhất trên thị trường, phân loại theo các nhóm sách văn học nước ngoài, trong nước, sách ngoại văn… Chưa bàn đến nội dung, hễ được liệt vào hạng “bán chạy nhất” thì cuốn sách đó nghiễm nhiên được đưa vào “hàng top”, bởi với cái mác trên, nhiều người sẽ chọn mua ngay mà không cần cân nhắc.

Cùng với những cuốn sách được gắn danh “bán chạy nhất”, nhiều nhà xuất bản còn sử dụng những dòng giới thiệu, tiêu đề câu khách để khơi gợi sự tò mò của độc giả. Người mua không khó để bắt gặp một cuốn sách tự xưng “hiện tượng của ngành xuất bản” hay “chỉ bán chạy sau…”. Đơn vị xuất bản đương nhiên không công khai con số bao nhiêu bản sách và người đọc thì cũng hoàn toàn mù mờ trong việc những cuốn sách “best-seller” dựa trên những tiêu chí nào để được xếp hạng cao.

Bán chạy nhất có phải thước đo?

Chẳng biết từ bao giờ cái danh best-seller đã trở thành tiêu chí để người đọc chọn sách trên thị trường. Hình như, độc giả có xu hướng, cứ có cái mác này thì đồng nghĩa “đẳng cấp” của tác phẩm đã được khẳng định và yên tâm mua sách. Thế mới có chuyện, tại một hội chợ sách, nhiều người đọc ngỡ ngàng khi nhìn thấy trong danh sách các đầu sách bán chạy, một cuốn sách được đánh giá là “nhạt nhẽo về nội dung” của một tác giả mới nổi trong làng văn học lại nằm chễm chệ ngay trên những cuốn sách nổi tiếng.

Ngoài cuốn sách trên, trong danh sách còn có sự xuất hiện của một vài cuốn truyện tranh Nhật Bản. Nếu cứ chiếu theo kiểu bán chạy nhất rất thời vụ này thì thật bất công cho những nhà văn như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư…, những tác giả sở hữu một lượng bạn đọc đông đảo và ổn định, chứ không phải chỉ dựa vào một hiện tượng “chóng nổi chóng chìm”. Dịch giả Cao Việt Dũng đã khẳng định, “so với best-seller, long-seller (sách bán được lâu dài) mới là thứ quan trọng. Làm sao để những đầu sách in lần đầu vào năm 2005 nhưng đến nay vẫn tái bản đều đặn thì mới giỏi, chứ tạo ra mấy best-seller của 6 tháng thì chẳng khó gì, trào lưu nào rồi cũng qua nhanh như sao chổi”.

Việc vội vàng gắn mác tràn lan cho các đầu sách sẽ dẫn đến hệ quả là giá trị thật lẫn lộn, những cuốn sách hay, những tác phẩm xuất sắc thì không được biết đến, còn những cuốn mang tính chất hiện tượng nhất thời thì xuất hiện rầm rộ với đủ hình thức, chiêu trò. Sự đánh bóng theo kiểu “ăn xổi” này cũng sẽ dẫn đến hậu quả xa hơn là mở đường cho những sản phẩm thương mại, những ấn phẩm “dễ dãi” xâm nhập thị trường Việt Nam.

Chính vì vậy, việc gắn “best-seller” cho các tác phẩm chỉ nên được xem như một “kênh” cho thấy người đọc đang quan tâm đến xu hướng gì chứ không thể đánh đồng với chất lượng tác phẩm. Và một khi các nhà xuất bản còn thiếu minh bạch trong việc công khai hệ thống xếp hạng cũng như các tiêu chí phân loại best-seller thì cái mác trên cũng chỉ được xem như một chiêu trò câu khách.

Đi tìm An Dương vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ

LỜI NÓI ĐẦU Thuyết-truyền vua An-dương, Mị-châu, Trọng-thủy – với những hình-tượng Loa thành, Rùa vàng, nỏ thần, áo lông ngỗng, ngọc trai giếng nước – là một truyện cổ...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể về hoàn cảnh sáng tác những bài tình ca bất tử

Ngô Thuỵ Miên là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc trữ tình Việt Nam từ thập niên 1960. Ông cùng với nhạc sĩ Từ Công...

Thần học là gì? Một giải thích từ người Thiên Chúa giáo

“Khước từ thần học là bạn làm khổ chính cuộc đời mình với sự mất phương hướng. Nếu không có thần học, chúng ta lãng phí cuộc đời và bị...

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngân hàng thế giới

Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cung cấp các khoản vay. Những ngân hàng đầu tiên được biết tới trong lịch sử nhân loại là...

Đào Duy Từ chăn trâu – một tài năng hai thân phận

Tuổi ngoài năm mươi với tài năng và trí tuệ siêu quần, Đào Duy Từ vẫn phải chịu trù dập của mệnh đời nghiệt ngã. Quê ở Thanh Hoá là...

Những hình ảnh quý hiếm về mẹ vua Bảo Đại ở Huế năm 1972

Có mặt ở Huế năm 1972, nhiếp ảnh gia Pháp Habans Patrice đã ghi lại những hình ảnh quý giá về bà Từ Cung – mẹ cựu hoàng Bảo Đại....

Tổng quan về Kinh Dịch – cuốn sách cổ bí hiểm nhất lịch sử nhân loại

Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch. Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh...

Mạc Đăng Dung và triều đại nhà Mạc (1527-1592)

I. Tranh luận về việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội – Triều đại Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh  Đầu tháng 6/2015 Sở VHTT&DLHà...

Ỷ Lan Phu Nhân và vĩ nghiệp trong lịch sử

Văn chương bình dân Việt Nam thường hay phản ánh đường nét hiện thực của một xã hội tổ chức trên nền tảng lao động lồng trong khung cảnh của...

7 loại vợ trong kinh Phật

Người vợ đoan chính theo như lời Phật dạy, là người phụ nữ biết cương – nhu, không ỷ thế giàu có hay xinh đẹp mà khinh mạn chồng, tướng...

Hình ảnh về Quốc Tử Giám ở Huế – Trung tâm học vấn của nhà Nguyễn

Không chỉ là trung tâm học vấn của nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám ở Huế từng được coi là thắng cảnh thứ 18 trong 20 thắng cảnh của Cố đô...

Hát sai lời bài hát – Căn bệnh trầm kha của nhạc Việt

Hiện tượng ca sĩ hát sai lời bài hát xảy ra càng lúc càng nhiều, ở trong nước cũng như hải ngoại. Với đa số khán thính giả, có thể...

Exit mobile version