Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bạn đã thực sự đánh răng đúng cách?

Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về làm sạch răng, bạn có thể tham khảo để xem bản thân đã vệ sinh răng miệng đúng cách chưa nhé.

Trước khi bôi kem đánh răng có cần phải làm ẩm bàn chải không?

Nha sĩ Nhật Bản – Tiến sĩ Shigekura Kurashi cho biết trên tờ Secret China rằng, nếu nhúng bàn chải đánh răng vào nước rồi mới đánh thì sẽ tạo bọt nhanh hơn, nhưng cũng khiến chúng ta nhổ bọt ra sau vài lần đánh khiến lượng kem đánh răng ít dần ở trong miệng, hiệu quả làm sạch cũng giảm đi. Đánh răng đúng cách là nặn một ít kem đánh răng lên bàn chải đánh răng khô, như thế kem đánh răng sẽ nhẹ nhàng bám chặt vào bàn chải và có thể làm sạch tốt hơn.

Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt không nằm ở việc thêm nước hay không thêm nước mà nằm ở thời gian đánh răng ít nhất phải đủ 3 phút.

Nha sĩ đã chỉ ra trọng điểm như sau: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và mỗi lần đánh răng ít nhất 3 phút chứ không phải đánh răng sơ qua rồi súc miệng là xong. Phải để kem đánh răng có đủ thời gian tiếp xúc với răng thì mới làm sạch vi khuẩn, phòng được sâu răng và các bệnh về răng hiệu quả.

Đồng thời, nuôi dưỡng thói quen kiểm tra răng định kỳ, cứ 6 tháng kiểm tra một lần để có thể sớm phát hiện các vấn đề về răng miệng.

Lựa chọn kem đánh răng chứa bao nhiêu fluor là đủ?

Báo Gia đình & Xã hội cho hay, theo chỉ thị EU 76/768/EEC của châu Âu, kem đánh răng được phân loại như các sản phẩm mỹ phẩm, nghiêm cấm việc tiếp thị các sản phẩm mỹ phẩm (bao gồm kem đánh răng) với mức độ florua lớn hơn 1.500 ppm (1 ppm tương ứng với 1mg/l) đối với người lớn.

Trẻ dưới 3 tuổi thường nuốt kem đánh răng nên được khuyến cáo không dùng kem đánh răng có fluor. Trẻ từ 3-6 tuổi là thời điểm răng vĩnh viễn đang hình thành, lượng fluor lớn sẽ phá hủy men răng, tạo nên các mảng bám, do đó chỉ dùng kem đánh răng có lượng fluor trong khoảng 200-500 ppm.

Tuỳ vào độ tuổi để lựa chọn kem đánh răng chứa lượng fluor phù hợp.

Trẻ từ 6-11 tuổi nên dùng kem đánh răng có hàm lượng fluor tối đa là 1000 ppm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể dùng kem như người lớn.

Một số kiến thức cơ bản khi đánh răng

Nhiều người lo lắng về sâu răng, vì thế mỗi lần đánh răng đều dùng lực mạnh mà không biết rằng làm như vậy sẽ tổn thương nướu (lợi). Dương Tôn Dung, nha sỹ của bệnh viên Phong Nguyên thuộc Bộ Phúc lợi Đài Loan khuyên, bạn nên chọn bàn chải đánh răng có lông mềm và chải một cách nhẹ nhàng ở cả hai bên, đừng dùng lực quá mạnh, như thế mới có thể làm giảm sự co rút nướu và ngăn ngừa sâu răng.

Thông thường, bàn chải có thể được sử dụng trong 2-3 tháng nhưng nếu bạn dùng lực quá mạnh khi đánh răng, lông bàn chải rất dễ bị cong, chẻ sang 2 bên.

Khi đánh răng, bàn chải đánh răng nên nghiêng một góc 45 độ để làm sạch nướu và răng, giúp loại bỏ hiệu quả cao răng, mảng bám.

Lượng kem đánh răng cho người lớn không vượt quá kích thước của hạt đậu nành và lượng dành cho trẻ em không vượt quá kích thước của hạt gạo.

Người bình thường đánh răng bằng nước lạnh hoặc nước ấm đều được, nhưng đối với những người có răng nhạy cảm, tốt hơn là sử dụng nước ấm (nước gần với nhiệt độ cơ thể), có lợi cho việc kéo dài tuổi thọ của răng.

Răng của mỗi người có kích cỡ khác nhau, bạn nên chọn bàn chải đánh răng phù hợp với mình, thoải mái nhất khi sử dụng và có thể làm sạch sâu.

“Em chưa hát ca dao một lần” (Trịnh Công Sơn)

Cách nay hơn sáu chục năm, một chiều thu Việt - Bắc heo may. Trên đường đi công tác về, gần tới ATK - an toàn khu, Tố Hữu hồ...

Ngày Tết, thử bàn về một tấm tranh Tết

Những ai thích tranh Tết Việt Nam chắc đều biết hai tấm Đám cưới chuột và Trạng chuột vinh quy. Hai tấm tranh cùng mô tả một đám rước có đủ cả cờ...

Người ăn xin đi gặp Phật Tổ và thay đổi số mệnh

Trước đây có một người ngày nào cũng ra ngoài đi ăn xin, anh ta rất muốn sống một cuộc sống bình thường, thế nên anh ta luôn xin lương...

Lễ trao trả ấn kiếm triều Nguyễn 1952

Theo những thông tin hãng Millon cập nhật thì đây chính là chiếc “bảo ấn” cùng với “bảo kiếm” từng được coi là “tượng trưng cho giang sơn Nguyễn triều”...

Nguyên nhân tục đốt vàng mã.

Ở đời, cái gì cũng phải có nguyên nhân mới có kết quả, tục đốt vàng mã cũng vậy. Đọc kinh Dịch nhà Nho, chúng ta thấy rằng: tục chôn...

Đức Phật đã thọ thực món chi?

Sūkara-maddava là tên bằng tiếng Pali của món ăn mà Cunda (Thuần Đà) đã mời Đức Phật dùng trong bữa ăn cuối cùng của ngài trước khi nhập Niết Bàn....

Chân dung và trang phục các vị vua triều Nguyễn

Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu...

Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu – ghét của Việt Nam với Trung Quốc

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin!...

Quán của một thời và những ký ức vui buồn

Quán của một thời, không chỉ là quán, mà là một góc nhân gian Sài Gòn, quay mặt ra phố hứng lấy sóng gió thời cuộc để phân vân, trăn...

Cháo Tây, cháo Tàu, cháo ta

Có một lần cũng lâu rồi, có một cô bạn dịch bài về ẩm thực Việt Nam cho một tờ báo tiếng Anh hỏi tôi từ “cháo” dịch sang tiếng...

Thầy hay Thầy Giáo có từ bao giờ

Đối với dân Nam kỳ lục tỉnh thời Pháp thuộc, cứ hễ dân công chức, có ăn có học thời người ta gọi là thầy Hai, người Hoa buôn bán...

Tiếng Việt Chữ và Nghĩa

Trên báo Việt Luận (Úc châu), số ra ngày thứ Sáu 28.8.1998, mục Tiếng Việt hải ngoại, có đăng bài ''Đọc lại một bài ca dao cũ'' của tác giả Nguyễn Hưng...

Exit mobile version