Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao nhiều người luôn chảy nước mũi khi gặp trời lạnh?

Khi gặp trời lạnh, không ít người bị chảy nước mũi và chảy rất nhiều, nhất là những người bị viêm xoang. Tình trạng này dù gây ra cảm giác khó chịu nhưng lại rất cần thiết với cơ thể.
Chảy nước mũi là một cơ chế để bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi
Ảnh minh họa: Shutterstock
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Annals of Allergy phát hiện có đến 96% người khảo sát từng bị chảy nước mũi khi thời tiết trở lạnh. 48% bị ở mức độ vừa và nặng, theo The Healthy.
Chảy nước mũi là một cơ chế để bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi, bác sĩ Murray Grossan tại Viện xoang và sức khỏe Grossan (Mỹ) cho biết.
Mũi có 2 chức năng chính là làm ấm không khí và lọc vi khuẩn trước khi đưa vào phổi. Hai chức năng này được thực hiện nhờ lông mũi và các chất nhầy trong khoang mũi.
Vào mùa lạnh, nhiệt độ không khí sẽ thấp và khô hơn so với mùa hè nóng ẩm. Mũi sẽ phản ứng bằng cách tiết ra nhiều chất nhầy nhiều hơn để làm ấm không khí.
Khi chất nhầy được tiết ra quá nhiều, nó sẽ chảy ra ngoài. Dù phản ứng này là khó chịu nhưng đó là phản ứng cần thiết để bảo vệ cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân gây chảy nước mũi, chẳng hạn như dị ứng hay cảm lạnh, chứ không riêng gì thời tiết thay đổi. Do đó, chảy nước mũi nhiều có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Nếu nước mũi bị chảy quá nhiều kèm theo nghẹt mũi thì người mắc có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn để làm khô mũi, giúp mũi thông thoáng, dễ chịu hơn, các chuyên gia cho biết, theo The Healthy.

Bức thư 66 chữ và niềm kiêu hãnh của Nam Phương Hoàng hậu

Dù đau khổ vì chồng trăng hoa, Nam Phương không một lời oán thán, bà chọn gửi lời cảm ơn. Chỉ vài lời dung dị, tinh tế nhưng cũng đủ...

Tìm hiểu vài tên gọi ở Sài Gòn

Sài Gòn nhập tịch Việt Nam vào năm 1698. Trong quá trình phát triển Sài Gòn mang nhiều ấn dấu của văn hóa Trung Hoa hơn là văn hóa Khmer...

Nguồn gốc ít biết của khẩu trang N95

Thật khó tìm được biểu tượng nào phù hợp với đại dịch Covid-19 hiện nay hơn chiếc mặt nạ phòng độc N95. Chiếc khẩu trang vừa khít quanh mặt và...

Chuyện về nghề thầy bói ở Sài Gòn trước 1975

Trước năm 1975 đội ngũ thầy bói hành nghề ở Sài Gòn rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn… cho tới...

Những ngôi đình cổ giữa lòng Hà Nội

Trong khu phố cổ Hà Nội vẫn còn hàng chục ngôi đình xưa cũ, có những nét kiến trúc đặc trưng riêng, phản ánh rõ nét quá trình hình thành...

Thẩm Thúy Hằng – Người đẹp Bình Dương

Thẩm Thúy Hằng mấy năm trước trở lại với sân khấu không bằng những vai diễn mà bằng 2 kịch bản do chị sáng tác: “Người hạnh phúc”, “Nụ cười...

Công của Lê Văn Duyệt trong việc đào kinh Vĩnh Tế

Thượng Công Lê Văn Duyệt là nhà quân sự, nhà chính trị song toàn; chí công và nghiêm minh. Ông trị nước bằng cách thương dân, nghiêm khắc bọn quan...

Bài học lịch sử về “lòng dân” vẫn còn nguyên giá trị

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều chiến công lẫy lừng bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc là nhờ biết dựa vào lòng dân, được dân giúp sức. Cũng có...

Nghề Làm Báo Trước 1975

Khi bước chân vào nghề báo, người yêu nghề phải biết lựa chọn 1 trong 2 cách để tiến thân: – Thứ nhất: kinh qua các trường lớp chuyên nghiệp để...

Tuyệt đỉnh côn thần “Tây Sơn Thất hổ tướng” là ai?

Là 1 trong 7 hổ tướng nhà Tây Sơn, Võ Đình Tú thông thạo đủ mọi loại: kiếm, thương, quyền…, đặc biệt là thiết côn. Nữ tướng Bùi Thị Xuân...

Chữ “nhậu” có từ đâu ?

Trong quyển “Nghiên cứu điền dã – 150 năm hình bóng Sài Gòn”, tác giả Tam Thái giải thích rằng chữ “Nhậu” là một từ Saigon cổ, có nghĩa là Uống, dân...

Về nguồn gốc địa danh Đà Lạt

Khi tìm hiểu về nguồn gốc địa danh Đà Lạt, có ý kiến cho rằng tên thành phố này xuất phát từ việc lấy những chữ cái của câu tiếng...

Exit mobile version