Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 nguyên tắc ‘vàng’ để hôn nhân luôn hạnh phúc

Làm thế nào để có hôn nhân hạnh phúc, giảm thiểu những mâu thuẫn trong gia đình? Câu trả lời nằm trong chính bản thân mỗi người. 

Dưới đây là 5 nguyên tắc vàng giúp cuộc sống hôn nhân của bạn hạnh phúc, viên mãn.

Nguyên tắc thứ nhất: Đừng nhìn người khác, hãy nhìn chính mình

Luôn cho rằng “lỗi là ở người khác”, thói quen này khiến chúng ta không thể thấy vấn đề nằm ở đâu. Khi mâu thuẫn xảy ra, chúng ta luôn nhìn vào đối phương mà không hướng suy nghĩ vào bản thân để tìm những thiếu sót.

Bạn cần biết rằng mình không thể thay đổi được người khác, chỉ có thể thay đổi chính mình. Mọi nỗ lực cố gắng thay đổi ai đó sẽ chỉ trở thành nỗi thất vọng và oán trách. Từ hôm nay, bạn hãy thử thay đổi góc nhìn một chút, hãy biết thông cảm và suy nghĩ cho chồng/ vợ mình hơn. Gia đình không phải “chiến trường”, không cần phải chiến thắng xem ai đúng ai sai… Chỉ cần bạn luôn thiện lương, biết nghĩ cho người khác thì trái ngọt sẽ đến với bạn theo những cách khác nhau.

Sống vì người khác và hạnh phúc bất ngờ sẽ đến với bạn (ảnh: afamily).

Nguyên tắc thứ hai: Không cố thay đổi người khác, học cách chấp nhận

Cuộc sống gia đình rất khác so với tình yêu. Mỗi người bắt đầu bộc lộ những tính cách của bản thân và đương nhiên cũng có cả những mặt khiếm khuyết. Ngoài ra, hai vợ chồng cũng phải gánh thêm nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ như chăm sóc cha mẹ, nuôi dạy con cái, kiếm tiền…

Khi cuộc sống quá căng thẳng và áp lực, chúng ta sẽ nhìn vào những thiếu sót của nhau và bắt đầu phàn nàn, đổ lỗi những bất hạnh trong cuộc sống của mình là do “nửa kia”.

Để yêu thương một người, bạn không thể chỉ yêu một nửa tốt của con người họ. Hãy bao dung cho cả những tính xấu của họ.

Chỉ khi học được cách chấp nhận, bao dung cả điểm xấu của đối phương, bạn mới giải thoát bản thân khỏi những phàn nàn, dằn vặt, mối quan hệ của cả hai cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Nguyên tắc thứ ba: Không hoàn hảo, nhưng hãy trở nên hoàn thiện

Người đàn ông thường lý trí và thực tế, phụ nữ cảm tính và dễ “cảm xúc hoá” mọi vấn đề. Nếu hai người không chia sẻ nguồn năng lượng đối nghịch này mà chỉ cố gắng thay đổi nhau, họ sẽ mất cân bằng và bị chia rẽ.

Hãy thẳng thắn, sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện với nhau (ảnh: Kyna).

Hai hình tròn chẳng thể xếp chung thành hình. Nhưng hai nửa vòng tròn sẽ trở thành một vòng tròn hoàn thiện. Hãy nhớ, tìm kiếm một nửa còn lại để khiến mình hoàn thiện hơn chứ không phải tìm một người hoàn hảo.

Nguyên tắc thứ tư: Biết ơn và lắng nghe

Đừng coi những cố gắng của người bạn đời là hiển nhiên. Vợ sinh ra không phải giữ trẻ miễn phí hay “cỗ máy sinh sản”, chồng cũng không phải một mình gánh trách nhiệm nuôi cả gia đình.

Gia đình này là của bạn, hãy nhớ là bạn đang vun đắp xây dựng nó ngày càng lớn lên. Không nên so sánh ai kiếm nhiều tiền, ai dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. Hãy biết ơn nửa kia của mình vì những gì họ đã hy sinh, chỉ có vậy hôn nhân của bạn mới lâu dài và vững chắc.

Luôn sẵn sàng chia sẻ và sẵn sàng lắng nghe, đây là cầu nối giữa hai người và cũng là lối đi ngắn nhất để giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình. Đừng e dè hay ngại chia sẻ, thẳng thắn và chân thật tạo nên niềm tin vững chắc giúp hôn nhân vượt qua các chướng ngại trong cuộc sống.

Nguyên tắc thứ năm: Khoan dung và kiên nhẫn

Không còn những ngày tháng rong chơi hẹn hò lãng mạn như thuở mới yêu, hôn nhân là ngày ngày chạm mặt ngày ngày bên nhau. Dù cuộc sống gia đình có hạnh phúc và chắc chắn đến đâu, nhưng mẫu thuẫn xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

Tình yêu và hôn nhân cần sự thấu hiểu và bao dung (ảnh: Kenhphunu).

Khi cả hai đã quá quen, quá hiểu thì họ sẽ bộc lộ chính bản thân mình với nhau. Chỉ khi đứng trước người thân yêu nhất, con người mới cho phép mình nóng nảy, trẻ con. Đôi lúc giận hờn hay những cuộc cãi vã xảy ra, nhưng đó không phải là hết yêu mà chỉ để họ hiểu nhau sâu sắc hơn mà thôi.

Vì vậy, hãy nhẫn nại đôi chút, trầm tĩnh suy xét mọi chuyện kỹ càng hơn trước khi buông những lời cay đắng làm tổn thương người khác. Đừng vì anh đúng em sai hay ngược lại mà làm rạn nứt tình cảm gia đình, gia đình là nơi để gửi gắm yêu thương và trao cho nhau những điều tốt đẹp nhất.

Hoàng Quân (Tổng hợp)

Ngoại hình ông già Noel thay đổi thế nào qua từng thời kỳ?

Thế kỷ 13 – 1200 Truyền thuyết về ông già Noel vốn bắt nguồn từ một vị thánh tên là Nicolas, sống ở thế kỷ thứ 4 trong một gia...

Thẻ bài trong hoàng cung nhà Nguyễn

Có thể coi thẻ bài trong hoàng cung nhà Nguyễn là một hình thức quản lý nhân sự tương tự thẻ nhân viên thời hiện đại. Điều khác biệt lớn...

Gặp sắc dục chẳng động tâm, thời thời nghiêm khắc giữ mình

Cổ nhân có câu: “Vạn ác dâm vi thủ”, tà dâm chính là một tội ác, là điều mà những bậc chính nhân quân tử đều nghiêm khắc giữ mình, không bao...

5 điểm nhìn người để kết thâm giao

Con người có nhiều mặt, tự biết mình không dễ, muốn nhìn người lại càng khó thay. Các bậc trí giả từ xưa đến nay đều lưu lại cho chúng...

Ngôi nhà Hội đồng Dư ít người biết ở vùng Nam Bộ

Với người dân Nam Bộ nói riêng và người mê cải lương nói chung, không ai không biết đến vở cải lương “Tiếng hò sông Hậu” của soạn giả Điêu...

Rạp phim Sài Gòn – ký ức nhớ thương

Có một bộ phim Ý nổi tiếng - Cinema Paradiso (Rạp chiếu bóng Thiên đường) - mà tôi xem vào năm 1990 xa lắc lơ. Đó là câu chuyện một...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 16/25 – Xửa = Thiệt

Thường thì các nhà nho ta đọc Quan Thoại sai đến 40 phần trăm. Chỉ có vài tiếng hiếm hoi như QUÍ họ mới đọc đúng được. Nhưng cái sai...

Chợ Lớn bây giờ ở đâu?

Có lẽ với bất cứ ai đã từng cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh đều nghe qua danh xưng Chợ Lớn, hay một cụm từ thông dụng hơn...

Lào Cai năm 1906 qua ống kính Marthe Imbert

Cùng xem những hình ảnh lịch sử quý giá về thị trấn Lào Cai năm 1906 do nữ nhiếp ảnh gia người Pháp Marthe Imbert thực hiện. Thị trấn Lào...

Chùm ảnh: Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính Léon Ropion

Loạt ảnh quý hiếm về Sài Gòn thập niên 1920 do ông Léon Ropion, một quan chức Pháp phụ trách việc xây dựng các công trình công cộng ở Đông...

Ngày Xuân – Nói chuyện áo dài

Tôi có cô bạn người Pháp, Monique Alia, rất yêu quý đất nước và văn hóa Việt Nam. Festival Huế tôi mời cô sang Huế chơi. Ngay khi đến Huế,...

Bên trong phòng ngủ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

Màu sắc chủ đạo trong phòng ngủ của vợ chồng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là màu vàng – màu sắc của các bậc đế vương theo quan niệm xưa....

Exit mobile version