Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

8 định nghĩa về tiền đáng suy ngẫm

1. Tiền là dũng khí của đàn ông

Đàn ông trong xã hội muốn tạo dụng được cho mình một chỗ đứng cần phải có tiền. Không có tiền, đứng trước mặt người khác đã không có giá trị chứ chưa nói đến việc đứng trong xã hội. Không có tiền, cũng sẽ khó có thể khiến người khác thừa nhận.

Lấy một ví dụ đơn giản: Một người đàn ông đi dạo trong trung tâm thương mại, nhìn thấy một bộ đồ hàng hiệu, nhân viên bán hàng mời thử. Nếu trong túi không có tiền, chắc chắn anh ta sẽ không dám thử. Thế nên mới nói, đối với một người đàn ông, đồng tiền chính là dũng khí, mang đến cho họ dũng khí.

close-up photo of assorted coins

2. Tiền là bộ mặt của phụ nữ

Người phụ nữ có tiền sẽ luôn được “bảo dưỡng” tốt hơn người không có tiền. Ngoài việc họ dùng những sản phẩm chăm sóc da khác nhau tùy thuộc mức độ giàu có, thì sự ảnh hưởng của đồng tiền lên người phụ nữ đáng nói hơn cả là ở nội tâm. Có tiền, người phụ nữ sẽ tìm thấy sự an toàn, an tâm.

Người xưa vẫn nói, tâm sinh tướng. Một khi tâm an yên, vui vẻ, gương mặt tự nhiên cũng trở nên đẹp đẽ, ưa nhìn.

3. Tiền là cái rễ của hôn nhân

Đối với hôn nhân, tiền được coi là nền tảng vật chất. Một cuộc hôn nhân không có nền tảng vật chất sẽ không đảm bảo được yếu tố vững chắc.

Vì thế, khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân, vợ chồng nên đồng sức đồng lòng, cùng nhau phấn đấu làm ăn, đặc biệt là người đàn ông, cần có chí tiến thủ và luôn cố gắng hết mình với vai trò là trụ cột chính trong gia đình.

4. Tiền là công cụ để thể hiện tình yêu

Có nhiều cách để chúng ta bày tỏ tình yêu thương, kính mến, quý trọng dành cho bạn đời, bố mẹ và bạn bè thân thiết, trong đó dùng tiền để thực hiện những việc trên được cho là chiếm phần nhiều.

Tiền cho phép chúng ta có thể chăm lo cho, gánh vác, chia sẻ bớt gánh nặng trên vai cha mẹ khi họ già yếu; tiền cho phép vợ chồng thể hiện sâu sắc hơn sự quan tâm chăm lo cho nhau; tiền cho phép chúng ta giúp đỡ con cái khi chúng cần…

5. Tiền là nền tảng của văn minh

Văn minh về mặt tinh thần được xây dựng trên nền tảng văn minh về mặt vật chất. Khi còn nghèo đói, chúng ta phải xoay vòng trong vòng xoáy cơm áo gạo tiền, chẳng có thời gian để nói chuyện văn minh. Nhưng khi đời sống vật chất tốt lên, trình độ văn hóa cũng được nâng cao, sự văn minh cũng dần dần được cải thiện.

6. Tiền là động lực của nhân sinh

Kiếm tiền là động lực của nhân sinh. Muốn có ăn, có mặc, có nhà, có xe, có cuộc sống đầy đủ, chúng ta phải kiếm tiền, bởi chỉ có tiền mới có thể thực hiện những mong muốn ở trên.

Có người nói rằng: Vì yêu thích nên tôi mới làm công việc này, công việc kia, vậy xin hỏi: Nếu không trả lương cho bạn, bạn có làm không?

Chúng ta vất vả đánh đổi công sức, mồ hôi… suy cho cùng cũng là vì muốn kiếm tiền, muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình mà thôi.

Không có tiền, bạn sẽ chỉ luẩn quẩn trong sự túng thiếu và khổ cực, điều này được cảm nhận rõ nhất là khi có việc cấp bách, cần tiền gấp mà trong người chẳng có một đồng.

7. Tiền là thứ có thể khiến người khác làm việc cho bạn

“Có tiền có thể khiến quỷ đẩy cối xay” – đây là một câu tục ngữ của Trung Quốc. Mặc dù tiền không phải là vạn năng nhưng có những lúc, việc bạn không thể giải quyết được, tiền lại có thể giải quyết được.

8. Tiền là thứ có thể khiến bạn tự do

Có người nói tôi không thích công việc hiện tại nhưng vẫn phải đi làm! Vì sao? Vì anh ta phải trả tiền vay mua nhà, mua ô tô, anh ta phải sống, vì thế mà không thích cũng phải đi làm.

Muốn tự do tự tại, thích làm gì thì làm, vậy nhất định phải hiện thực hóa tự do tài chính. Tiền dù không thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề nhưng không có tiền, rất nhiều vấn đề sẽ không thể giải quyết.

Lời bàn

Dẫu vai trò của đồng tiền quan trọng là vậy, nhưng mỗi người chúng ta xin hãy nhớ:

Khi đã có tiền, đừng huyễn hoặc khoe khoang đồng tiền mà bạn có.

Chết đi rồi, tiền chỉ là giấy vụn. Cũng đừng khoe khoang nhà rộng, vì bạn đi rồi, đó sẽ là nhà của người khác. Đừng khoe xe đẹp, vì khi bạn không còn, xe sẽ có người khác đi.

Một đời vất vả kiếm sống, vì đồng tiền bát gạo, song có một điều quan trọng hơn cả cần ghi nhớ thật kỹ: Chúng ta vất vả kiếm tiền nhưng tuyệt đối không bán mạng để kiếm tiền. Làm để sống chứ không làm để chết.

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 3

Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu. Theo Poivre, ngước da đen...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Quán ăn ngon trong các con hẻm

Ở nơi nhộn nhịp như TP HCM, quán trong hẻm có một vị trí rất riêng. Quán nhỏ, có khi không bảng hiệu, nhưng vẫn đủ sức khiến thực khách...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 14

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Các Giải Văn Chương Ở Miền Nam Trước 1945

Trong các thập niên của đầu thế kỷ 20, một số các tư nhân và các Hội học ở miền Nam Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức các...

‘Mâm cỗ’ có cao hơn ‘tiếng chào’?

“Ở một xứ xa lạ, một nụ cười, một tiếng chào bỗng dưng làm trái tim ấm áp lạ. Ngẫm lại xứ mình, đôi khi chúng ta quên việc chào...

Sự tương đồng giữa cổ sử Việt và Maya

Trong các tác phẩm và các bài viết trước, tôi đã chứng minh Maya và cổ Việt liên hệ ruột thịt với nhau. Bài viết này khai triển thêm sau...

Ảnh khó quên về miền Trung thập niên 1990

Khi du lịch chưa bùng nổ, cuộc sống ở Hội An, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang thập niên 1990… toát lên sự chân chất, mộc mạc....

Nguyên sử – Liệt truyện – Ngoại Di – An Nam

Nước An Nam, đất Giao Chỉ ngày trước vậy. Nhà Tần chiếm thiên hạ, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng. Nhà Tần mất, Nam Hải Úy Triệu Đà...

Chùa Bà Đanh

Người Việt Nam mình, từ người miền bắc cho đến người trung vào tới người miền nam cũng vậy, hễ thấy nơi nào vắng vẻ ít nguời, là bật miệng...

“Cổ xúy” hay “cổ súy”?

Có thể khẳng định ngay: từ chính xác phải là “cổ xúy”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giảng: “Cổ xúy: Hô hào và động viên....

“Kho” bản đồ thể hiện lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam

Hơn chục tấm bản đồ do chính người Trung Quốc và người Nhật vẽ cách đây từ 80 - 100 năm, đều cho thấy lãnh thổ Trung Quốc đến đảo...

Exit mobile version