Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

8 loại tâm thái xử lý đại sự của bậc cao nhân

Khi gặp chuyện đại sự, bậc cao nhân thông thường xử lý tâm tình trước, xử lý sự tình sau, trước phân tích tâm thái, sau mới phân tích tình thế.

Lão Tử
(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Đứng trước việc đại sự, bậc cao nhân bảo trì 8 loại tâm thái dưới đây:

1. Trầm mặc, im lặng

Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta bị người khác hiểu lầm, khi ấy có người sẽ giải thích, thậm chí tranh cãi để được sáng tỏ. Nhưng có những lúc, việc tranh cãi là không thể giải quyết được sự tình, đặc biệt là với những người có cảnh giới khác biệt. Cho nên, im lặng, làm một người chân thật là lựa chọn tốt nhất.

2. Bình tĩnh

Khi gặp chuyện đại sự, thậm chí khi bị rơi xuống đáy của cuộc đời, chúng ta phải giữ được sự bình tĩnh. Bình tĩnh đối diện với sự tình mới có thể bình tĩnh xử lý được sự tình.

Vì sao phải bình tĩnh khi gặp việc lớn? Bởi vì, đứng trước một việc, chỉ người bình tĩnh mới gặp nguy mà không loạn, từ đó sẽ tự có thể sản sinh ra trí huệ mà hóa giải khó khăn. Người hễ gặp việc là hoảng loạn thì khi đứng trước mọi việc, đặc biệt là việc lớn sẽ chẳng những không giải quyết được vấn đề mà còn làm hỏng việc.

3. Cúi đầu

Khi có ý kiến bất đồng với người khác, thậm chí tạo thành xung đột trong lời nói, rất nhiều người sẽ không thể chịu đựng được mà tạo thành thù oán trong tâm. Nhưng đời người, nên học cách cúi đầu, học cách khiêm tốn, nhún nhường. Cổ nhân giảng: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Bảo trì một tâm thái khiêm tốn rất nhiều khi là cách giải quyết được sự tình mà không bị tổn hao gì.

4. Nhu thắng cương

(Ảnh minh họa: Qua kknews.cc)

Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử đã viết: “Kiên cường giả tử chi đồ, nhu nhược giả sinh chi đồ. . . .Kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”, ý tứ chính là cứng cỏi thì chết, mềm mại mới sống, cứng cỏi thì kém, mềm mại mới hơn.

Lão Tử cũng viết: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng: kì vô dĩ dịch chi. Nhược chi thắng cường, nhu chi thắng cương. Thiên hạ mạc bất tri, mạc năng hành”. Ý nói trong thiên hạ không gì mềm yếu hơn nước. Thế mà nó lại công phá được tất cả những gì cứng rắn. Chẳng chi hơn nó, chẳng chi thay thế được nó. Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ ai cũng biết thế, mà chẳng ai làm được.

Bởi vậy, khi gặp chuyện đại sự cần phải bình tĩnh phân tích tình hình, vận dụng đạo lý “nhu thắng cương” để giải quyết sự tình.

5. Giữ tâm thái lạc quan

Nếu một người mà có ý nghĩ tiêu cực thì hoàn cảnh xung quanh của người ấy cũng trở nên không tốt, rất nhiều mâu thuẫn sẽ nối gót nhau mà đến. Trái lại, nếu một người mà luôn vui vẻ và tràn đầy ý nghĩ tích cực thì hoàn cảnh liền lập tức chuyển biến thành tốt.

Đời người không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Người ta, ai cũng sẽ luôn phải đối mặt với những khó khăn, thất bại và phiền não xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Khi đối mặt với thất bại, nếu một người có thể giữ được tinh thần lạc quan, tự tin và rộng mở, thì người ấy sẽ có thể chuyển bình thường thành giàu có, khó khăn thành thoải mái, và thậm chí có thể chuyển sự đau khổ trở thành những trải nghiệm tốt đẹp và quý giá cho bản thân.

6. Không nghĩ “giá như…”

Đời người có rất nhiều quyết định và lựa chọn, cả trong sự nghiệp, hôn nhân, con cái… Mỗi sự lựa chọn sẽ có thể tạo ra một cuộc đời khác nhau. Nhưng khi gặp chuyện đại sự, người ta thường nghĩ giá như lúc trước lựa chọn thế kia thì hiện giờ đã không xảy ra chuyện này… Cách nghĩ này kỳ thực không thể giải quyết được sự tình hiện tại mà còn khiến người ta đi sâu vào những suy nghĩ tiêu cực, tiếc nuối mà thôi.

7. Bảo trì tâm đơn giản

Con người có rất nhiều khi bởi vì suy nghĩ quá nhiều mà khiến cuộc sống phức tạp hơn. Rất nhiều người rõ ràng là đang sống ở hiện tại nhưng lại luôn nhớ về quá khứ để tiếc nuối và nghĩ về tương lai mà bị lo lắng. Nếu một người có thể bảo trì được tâm đơn giản, làm tốt những việc cần làm ở hiện tại thì sẽ dễ dàng xử lý những sự tình xảy ra.

8. Lý trí suy nghĩ

Một người mà thời khắc có thể bảo trì ý nghĩ thanh tỉnh, minh mẫn thì sẽ không bị người khác hay sự tình thao túng. Lý trí là phân biệt rõ thị phi, đúng sai, mối quan hệ lợi hại, và năng lực khống chế hành vi của bản thân. Trong cuộc sống, lý trí có thể được hiểu là lý tính quan sát, nhận định và đối đãi với con người và sự việc. Kỳ thực, người có lý trí chính là người làm bất cứ điều gì cũng có thể tiết chế , bảo trì được sự cân bằng, không quá mức hạn cho phép.

Người lý trí “thắng không kiêu, bại không nản”, gặp thuận cảnh, đắc ý mà không kiêu căng, gặp nghịch cảnh, hay bị người đời khinh bỉ mà vẫn bảo trì được sự bình tĩnh. Trái lại, người không có lý trí gặp cảnh bất thường là quên tất cả, khi thất bại là mất niềm tin, hoặc phẫn nộ đến mức mất phương hướng. Người lý trí khi gặp việc đều suy nghĩ thấu đáo mới hành xử. Đó là bởi vì khi làm việc, họ có thể bảo trì được tâm thái bình thản và đầu não thanh tỉnh.

An Hòa (t/h)

Sở thú Sài Gòn đang bị lãng quên

Dù là người Sài Gòn hay dân tứ xứ đến đây sinh sống thì chắc hẳn ai cũng nghe nói đến Thảo Cầm Viên. Thế nhưng, đã bao lâu rồi...

Bánh Mì Sài Gòn Chấm Xì Dầu Đức

Bánh mì Sài Gòn nổi tiếng ngon nhất là bánh mì lò Trần Quang Khải, Q.1, gần ngã năm Trần Quang Khải, Nguyễn Hữu Cầu, Trần Khát Chân và Nguyễn...

Lính Khố Xanh & Khố Đỏ

* Đây là loạt bài về lính thú thời xưa, bao gồm từ thời các vua Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc. Việt Nam trong thời Pháp thuộc được chia thành...

Giấc mơ hàng hiệu Liên Xô thời bao cấp

Mỗi đợt nhận được vài cái quần bò, bán rẻ thì một chiếc cũng phải 2 chỉ vảng, có chiếc hàng độc, người ta kì kèo tôi bán với giá...

Saint Paul Tu Viện Đầu Tiên Ở Sài Gòn

Cách nay gần 160 năm (1862) trên đất Sài Gòn xuất hiện một tu viện dòng Saint Paul de Chartres (Thánh Paul thành Chartres) do Mẹ bề trên Révérend Benjamin...

Một phân ba ông Gia Cát

Chúng tôi hân hạnh được biết ông Hà Văn Thùy, người tự xưng là nhà sinh học bỏ nghề, đã quan tâm đến câu cuối cùng trong bài “Lời phúc...

Nhà cổ ở Sài Gòn từng là nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc

Căn nhà nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay với tuổi đời hơn hai thế kỷ, từng là nơi ở...

Hà Nội trong sách hướng dẫn du lịch năm 1919

Cùng xem những hình ảnh quý giá về Hà Nội xưa được in trong cuốn ‘Hướng dẫn du lịch Bắc Kỳ 1919’ (Guide du Tonkin 1919), xuất bản tại Pháp...

Thần cước không đối thủ ở Nam bộ xưa

Đánh bại nhiều võ sĩ của Pháp, Ấn Độ, Thái Lan… ông Sáu Cường với thân thủ phi phàm được mệnh danh “Thần cước không đối thủ” ở Nam bộ...

Dân Bách Việt nói tiếng Bách ngữ

Từ cuối thập niên '70, các nhà xuất bản Việt-Nam ở Mỹ thường hay nhắc đến câu "bảo tồn tiếng Việt", nhưng nay (1992) có cảm tưởng họ "im hơi...

Liều với liệu – Bồ kết, Bồ hòn

Xin cho hỏi: 1. “Liều” trong “liều lĩnh”, “liều mạng” thì liên quan như thế nào với liêu 聊? 2. Đâu là từ nguyên của “bồ hòn”, “bồ kết”? “Bồ...

Người Việt nghèo nhưng vô cùng lãng phí

Có những sự thật nhức nhối mà chúng ta cần dũng cảm nhìn nhận, trong đó đặc biệt đáng quan tâm là vấn đề lãng phí chất xám và các...

Exit mobile version