Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bài học cuộc sống đầy ý nghĩa từ ốc sên

Hãy giống như những con ốc sên, tập xác định mục tiêu cho mình để tiến thẳng về phía trước mà không phải mất thời gian để lo sợ hay lưỡng lự điều gì!

Ninnian bình tĩnh bước lên sân khấu, hít thở thật sâu, sau đó cô mỉm cười cúi chào khán giả và bắt đầu câu chuyện của mình. “Hôm nay tôi muốn kể về một người bạn đặc biệt đã truyền cảm hứng cho tôi… Đó là những con ốc sên!”

Cả khán phòng bật cười thích thú vì họ chưa từng nghe đến ốc sên có thể truyền cảm hứng bao giờ. Mặc dù mỗi ngày có hàng nghìn câu chuyện truyền cảm hứng trên thế giới.

Nhưng Ninnian – cô sinh viên trẻ đã giành chiến thắng trong cuộc thi Người hùng biện của năm (Midlands Speaker of The Year) vẫn tiếp tục câu chuyện của mình.

Ốc sên bò hàng giờ bằng con người đi 1 bước

Ốc sên là loài động vật di chuyển chậm chạp nhất thế giới. Chúng không có bất cứ một cái chân nào. Chúng chỉ biết tiến thẳng về phía trước theo một lộ trình mà chúng đã chắn chắn giống như một chiếc bản đồ hoặc định vị GPS. Bạn đã bao giờ thấy một con ốc sên nào do dự trên đường di chuyển chưa?

Tốc độ tối đa của một con ốc sên vườn là khoảng 50 yards (tương đương 45 mét) một giờ. Mặc dù không di chuyển nhanh nhưng chúng lại giữ tốc độ khá ổn định và luôn tiến thẳng về phía trước.

Điều đặc biệt là trên đường di chuyển, ốc sên luôn tiết ra chất nhầy để đánh dấu quãng đường mà chúng đã đi, cũng như quãng đường cần phải quay lại để về điểm xuất phát.

Vậy ốc sên đối phó thế nào khi bị tấn công?

Mới đây các nhà khoa học Nga và Nhật Bản đã nghiên cứu và đưa ra kết luận, loài ốc sên có phản ứng rất độc đáo trước cuộc tấn công của kẻ thù. Thay vì rút lui cơ thể mềm mại vào lớp vỏ bảo vệ, chúng đung đưa lớp vỏ qua lại như một cây gậy để tấn công bọ cánh cứng đang tiến đến gần.

Hành vi của những con ốc sên và hình dạng lớp vỏ của chúng có mối tương quan với nhau để tối ưu hóa chiến lược phòng thủ ưu tiên. Nếu việc chui thụt vào bên trong vỏ là hành vi phòng thủ thụ động thì sử dụng vỏ để tấn công kẻ thù lại là cách phòng thủ chủ động.

Nhưng con người lại luôn tìm cách để bỏ cuộc

Liệu bao nhiêu người trong chúng ta có thể làm được những điều mà loài ốc sên đã làm? Chúng ta thường ngủ quên trên chiến thắng và ít khi quay đầu nhìn lại quá khứ. Trong khi quá khứ luôn là bài học quý giá giúp bạn trưởng thành và phát triển hơn.

Cũng giống như khi bạn đang lái xe, nếu chỉ chăm chăm nhìn về phía trước bạn sẽ không biết được có ai đang đuổi theo mình đằng sau. Biết đâu người ta đang chuẩn bị đâm vào bạn thì sao? Nhìn cả trước và sau sẽ giúp bạn luôn ở tư thế chủ động và tránh được tai nạn đáng tiếc nhất.

Tuy nhìn về phía trước nhưng tại sao bạn lại luôn do dự với cuộc sống của mình? Trong những chuyến du lịch của mình, tôi đã gặp rất nhiều người than thở rằng họ bất hạnh. Họ cảm thấy buồn chán và muốn buông xuôi mọi thứ, từ gia đình, sự nghiệp cho đến tình yêu. Họ rất dễ tìm cách để bỏ cuộc!

Và tất nhiên, tôi cũng nhìn thấy chính mình trong số đó. Đôi khi chúng ta lựa chọn buông xuôi chỉ vì một khó khăn vừa ập đến. Nếu ai đó hỏi bạn rằng “Dạo này công việc kinh doanh của anh thế nào?”, bạn cũng chỉ hờ hững đáp lại “Ồ, mọi thứ vẫn bình thường”, “Không tồi” hoặc “Ồ anh biết đấy, tôi vừa mới làm quen với mọi thứ…”

Khi tôi hỏi những người đó rằng họ thích gì thì suốt 15 phút trò chuyện với tôi họ sẽ kể về những thứ mà họ… không thích. Trên thực tế, rất ít người trong số chúng ta có mục đích rõ ràng cho cuộc sống của mình và vô tình đánh mất nó để đổi lấy những điều không hạnh phúc.

Tất nhiên, không phải cứ có mục tiêu rõ ràng thì 100% đảm bảo bạn sẽ thành công. Nhưng ít nhất khi đã viết ra được mục tiêu của mình, bạn sẽ tăng 50% cơ hội đạt được thành công. Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh, hãy ngay lập tức viết nó ra giấy và biến nó trở thành định vị GPS trong đầu bạn.

Hãy giống như những con ốc sên, tập xác định mục tiêu cho mình để tiến thẳng về phía trước mà không phải mất thời gian để lo sợ hay lưỡng lự điều gì!

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 7/10 – Ở tù chung với Điền Khắc Kim

Tôi ở tù chung với Điền Khắc Kim tại chuồng cọp khu C trại 7, Côn Đảo, một thời gian ngắn khoảng đầu đầu năm 1974. Tôi bị giam ở...

Những hình ảnh hiếm có về chiến thuyền Đông Á thời xưa

Thuyển đỉnh Đại Việt, lâu thuyền Trung Hoa, thuyền rùa Triều Tiên, thuyền ống tre Nhật Bản… là những kiểu chiến thuyền độc đáo từng xuất hiện trong lịch sử...

Tượng Phật “lạ” – Góc nhìn và ý nghĩa

Một vị giáo sư người Đức chuyên nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng trao cho biết về bức tượng Phật “lạ” gây dư luận tại Thái Lan, Việt Nam...

Dân tộc tính

Bài Dân Tộc Tính sau đây là diễn văn của Giáo sư Nguyễn Ðăng Thục đọc ngày 9 tháng Ba năm 1955, trong một buổi diễn thuyết tại Sài Gòn,...

Ý nghĩa tên gọi “khổ qua”

Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với trái khổ qua mà ở miền Bắc gọi là “mướp đắng". Ở nhiều nơi, người ta đọc trại thành “ô qua” hay...

Đời sống người Nam Kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp

Nếu thêm vào một cái rương lớn có bánh xe để cất các xâu tiền, một vài rương nhỏ hơn đựng quần áo, những câu đối dài viết trên giấy...

Thế nào là anh hùng hào kiệt?

Những bậc anh hùng, quân tử của đời xưa không vì khác biệt về lý tưởng hay chế độ phục vụ mà đối đãi với nhau như kẻ thù không...

Lịch sử ngành Tạp Chí

Sự khởi đầu của tạp chí in Ấn phẩm đầu tiên được gọi là tạp chí, là Erbauliche Monaths Unterredungen của Đức, được phát hành vào năm 1663. Đây là một ấn...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 3 – Khảo quan

Thời Trần, Hồ, sử sách chép vài chi tiết về thi Hương nhưng không chép về việc cắt cử khảo quan đi chấm thi. Sang thời Hậu Lê tuy có,...

Lăng Ông Bà Chiểu, chốn linh thiêng của người Hoa

Bạn nên nhớ cái đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn Tết vắng hoe, người Tàu ít đi, họ chỉ đi chùa Tàu cúng, vậy mà Lăng Tả Quân...

Nghĩa của từ “phố” trong câu “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có trả lời câu hỏi “gác mái lúc nào?” và khẳng định rằng trong thực tế chẳng làm gì có chuyện “gác...

Những điều người Việt có thể học người Hoa

Giống là vậy, thế nhưng nhìn cho kĩ, nhiều điều của xứ Hoa vẫn cứ khác xứ Việt.  Nếu bạn gặp ai lần đầu ở xứ lạ, mà người đó...

Exit mobile version