Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cái nghèo

Người ta hay trách cái nghèo là không biết phấn đấu, nhưng đã nghèo rồi thì phấn đấu bằng cái gì chứ?
Có khi cả đời cũng loay hoay ở vạch xuất phát mà thôi.


—————
Cái Nghèo!

Tiền tệ là lẽ sống và chân lý của cuộc sống này? Tiền vốn rất tệ, tệ đến mức thê thảm nếu không có tiền.
Tiền là bạc… Tiền vốn rất bạc, không có nó con người sẽ bạc nhược đến bơ phờ, đôi khi cũng vì tiền mà tình cảm bạc bẽo, bạc tình bạc nghĩa lắm…

Giàu!

Có quyền tự hào khoe về tài sản và thành tựu của con cái.
Giàu! thì yêu thích sự sung túc và nhộn nhịp hơn
Giàu! làm con người ta có đủ mọi điều kiện để thông minh và làm được nhiều việc hơn, tự tạo cơ hội cho chính mình hay tốt hơn là tạo cơ hội cho người khác…

Nghèo
…thì trái ngược hẳn,

Nghèo nào dám tự hào về chính mình vì rõ ràng là không có bất cứ gì để khoe cả, có chăng là thất bại, bế tắc và cô độc.
Nghèo thường xuyên tìm kiếm đến sự yên tĩnh để suy tư về một cuộc sống ảm đạm, vô định… không thể làm gì hơn ngoài việc suy nghĩ về những miếng ăn, món nợ trước mắt, không có chỗ cho sự thông minh và cần cù hiện hữu…
Cái nghèo nó đem đến sự bẩn thỉu trong ăn uống và đày đọa trong bệnh tật.
Nghèo nó khiến con người ta sa đọa và hèn đi, tham lam hơn và vô trách nhiệm hơn… khó có ai trong thế bần cùng mà sống “sạch” “thơm” cho đặng lắm…
Cái nghèo vượt khó, cái khó ló khôn….. thì cũng chưa phải là tận cùng cái nghèo, vì ít ra người ta còn có cơ hội, còn có sự giúp đỡ hay có được sự kiến tạo của người khác để mà khai phóng mình!

Van nợ lắm khi trào nước mắt
Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi

Thật vậy, chạy nợ đã mệt rồi, hơi sức đâu mà phấn với đấu.

Nghèo thì thôi cứ phải nghèo vậy, biết sao được, mỗi người một số phận một phước phần cả, may mắn thì sớm thoát khỏi vòng túng quẩn và trân trọng cuộc sống hơn.

Còn đã phải đeo mang kiếp người lầm lũi thì biết đâu cũng được chia sẻ từ vài tấm lòng hảo tâm nào đó, nhưng cũng lắm khi vật vờ xó chợ đầu thôn cho xong một kiếp người.

Có nhiều lúc ước mơ chỉ là mộng thôi
Tan biến theo sương mù khơi…
Mới biết đời buồn tênh,
Ngày dài đêm mong manh….

Nghèo thì nghèo, vậy thôi!

Chuyện về cái niêu đất

Có một nhà văn khi viết về chiếc niêu đất đã thổ lộ: “Nằm trong xó bếp lẫn cùng tro than đã nghìn năm, niêu đất từng chứng kiến cảnh...

Hình ảnh người xưa tưởng tượng về năm 2000

Những con người ở thế kỷ 19 đã để trí tưởng tượng cũng như mong ước của mình bay xa cùng với những tấm hình vẽ về những tiến bộ...

Nhớ lại khoảnh khắc bác sĩ Yesin ‘phát hiện ra Đà Lạt’

Sau hai ngày đường, vào 15h30 ngày 21/6/1893, bác sĩ Yersin bước ra khỏi rừng thông và nhìn thấy một cao nguyên tuyệt đẹp: Cao nguyên Lâm Viên. Đây chính...

Khác biệt trong việc cài khuy áo

Chiếc áo sơ mi là một trong những món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, đố bạn tìm ra điểm khác biệt...

Phụ nữ Việt trong tà áo dài xưa

Từ ngày xưa, chiếc áo dài được coi là một biểu trưng cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của...

Cuộc vây hãm thành Vienna

Khi người Ottoman âm mưu xâm chiếm Đế quốc La Mã Thần thánh vào năm 1683, người ta đã lo sợ mọi chuyện sẽ lặp lại hình ảnh của 230...

Những hình ảnh quý giá về Đà Nẵng năm 1970

Vào năm 1970, Đà Nẵng là một thành phố khá đơn sơ, dù đây là đô thị lớn thứ 2 ở miền Nam Việt Nam. Hình ảnh do Steve Ferendo,...

Câu nói của người đánh cá

Vua Văn Công(1) nước Tấn(2) đi săn ham đuổi một con thú mải theo quá chân, thành lạc vào trong cái chầm(3) lớn không biết lối ra. Vua gặp một...

Vì đâu “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím”?

Hơn 60 năm trước, bài thơ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” của nhà thơ Kiên Giang ra đời (1957) đã làm xôn xao dư luận một thời. Bài...

Câu chuyện sáng tác của những nhạc sĩ nổi tiếng

Bài viết này sưu tập những ý kiến của chính các nhạc sĩ nổi tiếng lúc sinh thời, kể về chuyện sáng tác của họ khi soạn ra những bài...

“Có học phải có Hạnh”  – Hãy Trả Lại Dấu Nặng Cho Câu Tục Ngữ Ấy

“Có học phải có Hạnh” và “Có học phải có Hành”, câu nào đúng? Một thầy giáo trẻ hỏi tôi câu ấy trong giờ ra chơi của học sinh. Tôi hỏi lại: – Ở...

Tình khúc của Trương

Isaiah Goldstein là một nhà phê bình âm nhạc độc đáo trong thế giới của ông. Ông được trời cho nhĩ quan bén nhạy nên cảm nhận được những âm...

Exit mobile version