Khi người Ottoman âm mưu xâm chiếm Đế quốc La Mã Thần thánh vào năm 1683, người ta đã lo sợ mọi chuyện sẽ lặp lại hình ảnh của 230 năm trước. Khi đó, năm 1453, quân Ottoman tràn vào Constaninople, kinh đô của Đông La Mã, giết người, cướp của, hãm hiếp và tàn phá thành phố này. Lần này, nguy cơ thành Vienna thất thủ đang hiển hiện trước mắt.

Trước cuộc chiến

Tham vọng của người Thổ Nhĩ Kỳ là vô đáy. Họ muốn mở rộng đế chế Ottoman ra tận Trung Âu, muốn những người Cơ Đốc giáo phải phục tùng. Năm 1683, Sultan (Vua Ottoman) Mehmed IV gửi một bức thư đe dọa đến Hoàng đế Leopold I nhà Habsburg của Đế quốc La Mã Thần thánh. Đây không khác gì một lời tuyên chiến, và một cuộc chiến tranh đã không thể tránh khỏi.

Tranh vẽ cảnh nhìn từ trại của quân Ottoman hướng ra Vienna.

Kara Mustafa, vị tể tướng của đế chế Ottoman, được giao nhiệm vụ dẫn đầu đội hùng binh của Sultan đến trung tâm châu Âu. Mustafa thề sẽ chiếm được thành Vienna, để “tất cả mọi người Thiên chúa giáo phải nghe theo lệnh của Ottoman”. Từng bước một, ông lên kế hoạch hạ gục các đội quân còn lại của châu Âu cho tới khi cả lục địa chịu khuất phục trước một đế chế Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng.

Kara, tức Mustafa “Đen”, nổi lên trong hàng ngũ người Ottoman thông qua các mối quan hệ gia tộc và thân hữu, sau đó cuối cùng trở thành nhà chỉ huy đứng thứ hai của đế chế này. Ông là bạn đi săn và cũng là con rể của Sultan. Một số nhà sử học mô tả nguồn gốc của biệt danh “Đen” là liên quan đến bản tính xấu xa của Mustafa, càng đen tối hơn nữa với thói lừa dối, nát rượu và không khoan nhượng với những người phản đối ôn hòa nhất. Ông nổi tiếng vì luôn bộc lộ mặt đen tối của mình. Mustafa chinh phục thành Human của người Crimea vào năm 1674 rồi ra lệnh những cư dân còn sống sót phải bị lột da sống như một thứ trò chơi hoang dã. Da của họ được nhồi và gửi về làm quà cho Sultan.

Leopold I (trái) và Mehmed IV.

Mustafa có rất nhiều lý do để chinh phạt thành Vienna. Đầu tiên, ông ta có thể bị lật đổ bất cứ lúc nào vì chức tể tướng đang bất ổn một cách đầy nguy hiểm. Bao vây Vienna có thể làm xao lãng đội quân thích nổi loạn của ông với những hy vọng về chiến lợi phẩm. Thứ hai, nếu ông có được Vienna, được người Ottoman lý tưởng hóa là “quả táo vàng”, ông sẽ thu được danh tiếng và ổn định vị trí của mình với Sultan. Người Thổ đã từng nói về “quả táo vàng’ như một thành phố Thiên chúa giáo đầy kỳ lạ, đến nỗi việc chiếm được nó sẽ mang đến một kỷ nguyên vàng cho đạo Hồi. Liệu ai có thể loại bỏ một vị anh hùng đã mang đến một món quà như vậy cho người dân của Allah?

Cuối cùng, Mustafa dự định lấy việc đánh bại Vienna là bước đi đầu tiên tiến tới thống trị toàn Trung Âu. Nếu người Hồi giáo chiếm được thành phố này, họ sẽ hoàn tất cuộc chinh phạt Hungary và làm bàn đạp để de dọa Đức và Rome.

Tuy nhiên, những lời đe dọa của Mustafa đã không biến thành hiện thực, vì Vienna không phải hứng chịu số mệnh thảm bại như thành Constantinople. Sau cuộc vây hãm năm 1683 kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9, và 2/3 trong số 12.000 binh sỹ bảo vệ Vienna tử trận, thành phố này chỉ còn cầm cự vài ngày nữa là sẽ phải đầu hàng. Nhưng câu chuyện đã không diễn biến như vậy. Làm thế nào rất ít người Áo lại có thể chống lại rất nhiều người Thổ?

Cuộc chiến bắt đầu vào ngày 14/7/1683, khi 130.000 chiến binh của Mustafa đã bao vây Vienna, ghìm nó vào sông Danube. Hàng ngũ của họ được xếp thành hình trăng lưỡi liềm, trớ trêu lại là biểu tượng cũ của Constantinople, nhưng hiện là biểu tượng tiêu biểu cho đạo Hồi.

Cuộc xâm lược nước Áo khiến Hoàng đế Leopold I không kịp chuẩn bị. Quân đội hoàng gia của ông đã từng có một chiến dịch thành công trước đối thủ vào năm 1664, đẫn đến thỏa thuận Hòa bình Vasvar. Các điều khoản của hiệp ước này bao gồm lời hứa hẹn của hai đế quốc duy trì hòa bình cho tới năm 1684. Điều đó giúp hoàng đế tập trung vào điều mà ông coi là mối đe dọa lớn hơn: Pháp ở biên giới phía tây.

Mustafa cảm nhận thấy sự yếu kém của Leopold khi Imre Thokoly dẫn đầu một cuộc xâm nhập vào lãnh địa của Habsburg ở Hungary. Mustafa đã thuyết phục Sultan xâm lược Hungary và bỏ mặc Vasvar, vượt qua mọi trở ngại bằng cách đút lót và tạo bằng chứng giả.

Một số nhà sử học tin rằng Sultan Mehmed IV ban đầu đã cho phép Mustafa tấn công Hungary, nhưng không chiếm thành Vienna. Mehmed IV yêu cầu Leopold phải cống nạp pháo đài biên giới Gyor như là điều kiện để duy trì hòa bình giữa hai đế chế Ottoman và La Mã Thần thánh. Mustafa sau đó đưa các lực lượng của ông tới pháo đài, nhưng nhà chỉ huy Habsburg đáp lại rằng ông ta sẽ không nhường lại nó cho tới khi người Thổ đánh chiếm được cả thủ đô.

Chỉ huy của Gyor đã cho Mustafa cái cớ cần thiết để hành động chống lại Vienna. Hội đồng chiến tranh Ottoman bị chia rẽ về việc liệu nên khởi đầu cuộc tấn công vào năm 1683 hay 1684. Khi một họ hàng của Sultan ủng hộ ý kiến năm 1684, Mustafa đã làm ông ta câm lặng khi gọi ông là một kẻ hèn nhát.

Vienna được cai trị bởi Leopold I, Hoàng đế La Mã Thần thánh, người điều hành Áo từ Cung điện Hofsburg. Ông dành buổi sáng ngày 6/7/1683 để tận hưởng cuộc đi săn nhưng cảm xúc của ông nhanh chóng thay đổi vào ngày hôm sau khi ông nhìn thấy chân trời phía đông đỏ rực 40.000 quân Tatar. Hoàng đế bỏ trốn khỏi Vienna cứ như thể người Thổ đã là chủ nhân của thành phố này vậy.

Sức mạnh của người Vienna

Chỉ huy chiến trường Ernst Rudiger von Starhemberg, người được bổ nhiệm đứng đầu quân đội của Vienna, giờ đây là điều báo ứng chính của Mustafa. Nhiều người đã thất vọng về tính cách của nhà chỉ huy và cáo buộc ông là “nóng tính hơn là biết suy nghĩ”. Tuy nhiên, rất ít người nghi ngờ lòng dũng cảm của ông.

Starhemberg điều khiển cuộc phòng thủ thành Vienna năm 1683 đầy kỷ luật. Ông ra lệnh dựng giá treo cổ ở những nơi công cộng và dùng chúng để xử những kẻ phạm tội. Ông vội vàng lao đến chỗ đặt súng và xây công sự ngay trước những cuộc công kích đầu tiên của quân Thổ vào ngày 14/7. Starhemberg cũng ra lệnh tất cả các ngôi nhà phải tháo dỡ mái gỗ để giảm thiểu nguy cơ cháy, tự làm gương trước bằng chính nhà mình.

Vienna đã sống sót qua 58 ngày chống lại những đợt sóng tấn công liên tiếp từ 130.000 người Hồi giáo ra sao?

Nhà quân sự George Rimpler đã thiết kế một mạng lưới phòng thủ hết sức khéo léo bao quanh thành phố và tạo cho người Áo một phương tiện để chống lại các đợt tấn công. Ông sử dụng các pháo đài, tức các tháp hình mũi tên trên tường thành, thay thế các chòi canh kiểu Trung cổ. Binh sĩ tập trung ở các tháp này có thể chứng kiến hàng ngũ di chuyển của địch theo 3 hướng cùng lúc và ngăn chặn họ tiếp cận. Hai tháp liền kề cho phép quân Vienna đánh chặn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ 3 phía.

Rimpler cho dựng một hàng phòng ngự bằng đất phức tạp quanh Vienna. Nhưng tuyến bảo vệ chính lại là Canal, một phần của sông Danube, chảy qua bức tường phía đông bắc thành phố và có thể dâng lên bất kỳ lúc nào.

Chuỗi bảo vệ đầu tiên ở phía bờ ngoài con hào là dốc thoải, một mảnh đất trống khiến quân địch dễ bị lĩnh hỏa lực từ tuyến phòng thủ tiếp theo, một khu vực có cọc rào nhọn chôn chìm gọi là “con đường bao phủ”. Nó nằm trên mép ngoài con hào. Phía sau nó là một loạt đồn lũy hình tam giác. Đây là những nơi được dùng để cô lập bất kỳ cuộc đột phá nào của quân Thổ và bắt họ phải tìm mọi không gian để né tránh. Các đồn lũy này đánh yểm trợ cho quân lính ở “con đường bao phủ”.

Quân phòng thủ ở các đồn lũy tam giác và tường ngoài hào nhận được thêm sự hỗ trợ từ pháo và các tay thiện xạ trên tường thành đằng sau họ. Rimpler củng cố mạng lưới phòng thủ theo vòng này bằng cách kết nối chúng với những con đường ngầm đi tắt, vốn là các công sự gỗ trong lòng đất để bảo vệ quân lính. Mỗi đường tắt này có hình chữ V để dẫn những kẻ tấn công vào một khu vực chật chội, nơi chúng sẽ lĩnh hỏa lực tàn khốc của các tay súng ở hai bên.

Quang cảnh trận chiến.

Một nguyên nhân nữa khiến những người phòng thủ thành Vienna thành công là họ đã gây ra rất nhiều sự tiêu hao sinh lực cho quân Thổ. Những người bảo vệ thành tổ chức các cuộc phản công đẫm máu, trong đó có phóng lửa, đấu kiếm giáp láp cà. Thương vong nặng nề đã khiến quân của Mustafa phải trì hoãn, và tạo ra thời gian nghỉ ngơi quý báu cho quân hoàng gia.

Người Áo cũng phá hoại hàng ngũ quân Ottoman bằng những loại thuốc nổ kinh hoàng. Một trong số đó là Mordschlage (cú đánh chết người). Đó là một loại mìn dễ cháy gồm những ống chứa chì và thuốc súng để bắn về phía quân địch. Khi dính đạn, việc dập lửa gặp rất nhiều khó khăn. Quân phòng thủ chất đầy mìn Mordschlage lên một chiếc xe rồi kết hợp với các chất nổ khác, đẩy nó về phía đối phương.

Người Vienna còn lợi thế nữa là tận dụng vũ khí cầm tay có thể vươn xa hơn kiếm của quân địch và ngăn họ tới gần mình. Một vũ khí như vậy đã được cải tiến bằng cách buộc chặt lưỡi hái vào một cây gậy dài, cho phép người Vienna chém đối phương từ khoảng cách xa. Janissarry, quân đội tinh hoa của Ottoman, đã tỏ ra khinh thường những cây giáo vốn chỉ dành để “chiến đấu như những cỗ máy hơn là chiến binh”. Nhưng khi được người Vienna sử dụng ở đằng sau những chiếc cọc nhọn, chúng tạo thành một bức tường giáo cao, gây trở ngại rất lớn cho quân Thổ đang tiến đến. Trên thực tế, quân Thổ không thể tiến gần và phải chịu hàng loạt hỏa lực từ Vienna.

Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất của quân Habsburg lại là những khẩu pháo vượt trội của họ. Quân Vienna đã khởi động một chương trình hiện đại hóa trước khi bị vây hãm bằng cách tiêu chuẩn hóa kích cỡ nòng pháo. Không giống pháo của Ottoman, pháo của Áo có độ chệch gió thấp hơn. Nếu nó quá nhỏ, đạn có thể va chạm với nòng, nhưng nếu quá lớn lại không đảm bảo tính chính xác. Hỏa pháo của Áo có độ chính xác và sát thương cao hơn của người Thổ.

Thất bại của Ottoman

Một trong những lý do chính khiến quân Thổ không thể đột phá nhanh chóng qua các bức tường phòng vệ của Vienna là họ chỉ mang theo pháo binh hạng nhẹ cho cuộc vây hãm. Pháo của họ thường thiếu sự chính xác khi đưa vào sử dụng. Chúng đủ lớn để gây ra thương vong cho người dân Vienna, nhưng không đủ mạnh để xé toạc các bức tường kiên cố của thành trì này. Chính vì vậy, trên thực tế, những khẩu pháo của Thổ Nhĩ Kỳ thất bại trong quá nhiều trận đánh tay đôi với pháo của Áo

Quân Đức và Ba Lan giải cứu Vienna.

Tuy nhiên, bù lại các chiến binh người Thổ lại có những kĩ năng đào hầm và phá hoại rất tốt, giúp họ chỉ thiếu chút nữa là đã mang lại chiến thắng. Sau vài tuần đào bới, họ cho nổ một quả mìn vào ngày 12/8/1684 và lấp kín được một con hào xung quanh thành phố Vienna. Các binh sĩ Thổ sau đó đã xâm nhập vào các chiến lũy tam giác, một thành tích đưa họ tới gần việc đặt được mìn nổ vào tường thành. Người Áo không có mấy kinh nghiệm với hình thức chiến tranh này nên không thể ngăn chặn việc đào hầm.

Nhưng những người phòng thủ vẫn sáng tạo ra cách chống trả có hiệu quả. Họ đặt các thùng nước và hàng đống hạt đậu quanh thành phố. Phương thức thô sơ này giúp họ phát hiện quân địch khá hiệu quả. Một chồng hạt đậu bị đổ xuống hay một thùng nước nào đó có bề mặt lay động sẽ cảnh báo cho quân phòng thủ rằng lính đặt mìn Thổ Nhĩ Kỳ đang đào bới. Người Áo nhanh chóng đào một địa đạo tới khu vực đó, phát hiện ra quả mìn và vô hiệu hóa trước khi nó kịp nổ.

Hai bên giao chiến.

Những người Ottoman đào hầm đã tiến tới gần với chiến thằng bằng việc cho nổ một quả mìn ngay dưới tháp Lobel, phá vỡ bức tường của nó. Họ gần như chạm tay vào chiến thắng nếu bên phòng thủ không phát hiện được hai quả mìn lớn khác đặt ngay phía dưới tháp Burg. Chúng đã bị vô hiệu hóa vào phút cuối.

Một điều may mắn nữa đối với những người bảo vệ thành Vienna, đó là nạn đói ăn giảm bớt khi các sinh viên đã dũng cảm ăn trộm 40 con bò từ trại của quân Thổ. Thịt tươi được người Vienna chào đón nồng nhiệt, vốn là những người đang thiếu ăn trầm trọng đến mức ngay cả khỉ và mèo cũng đã biến mất trên đường phố của họ.

Kỷ luật quân đội của phe tấn công có phần rệu rã cũng giúp ích cho thành Vienna. Cuộc tấn công thành Vienna của quân Thổ được dẫn đầu bởi các Janissary. Thuở ban đầu, đây là đội quân được hình thành từ những cậu bé Thiên chúa giáo, thường là người Serbia, bị bắt cóc khỏi cha mẹ chúng và bị buộc phải phục vụ cho Sultan. Sự thăng tiến thông qua năng lực và tính kỷ luật đã tạo ra cho đế chế Ottoman một đội quân hùng mạnh mang đến nỗi khiếp sợ khắp châu Âu.

Tuy nhiên, kỷ luật đã bắt đầu tuột dốc vào thế kỷ 17, khi Sultan buộc phải mở rộng lực lượng này cho người dân thông thường tham gia, đồng thời giảm bớt các quy định nghiêm ngặt. Điều này đã khiến Janissary nổi loạn vào năm 1656. Sự xuống cấp như vậy đã đóng góp đáng kể vào chiến thắng cuối cùng của quân Áo.

Cái kết thắng lợi đến vào ngày 12/8, khi quân Đức, Áo và Ba Lan do John Sobieski của Ba Lan chỉ huy đã tràn xuống từ các ngọn đồi quanh Vienna và tấn công lại các lực lượng của Mustafa.

Chiến thắng của Áo tại Vienna đã tạo ra niềm vui trên khắp Tây Âu, nhưng phủ bóng đen lên phương đông Hồi giáo. Sultan đổ tội cho Mustafa vì chiến dịch thất bại và ra lệnh cho ông siết cổ bằng dây lụa. Tuy nhiên, Mehmed IV không thể tránh khỏi trách nhiệm cho thất bại này và đã bị lật đổ vào năm 1687.

Thất bại của người Thổ tại Vienna là một bước ngoặt giữa phương Đông và phương Tây, vì nó mở ra một thời đại mới của đế chế Ottoman ngày càng suy sụp, dẫn đến việc họ đánh mất phần lớn đất đai ở châu Âu của mình. Đó cũng là một bước ngoặt cho nhà Habsburg, những người đã thu được nhiều lãnh thổ để tạo ra đế quốc Áo sau này.

Do tồn tại qua cuộc vây hãm năm 1683, thành phố Vienna đã tiếp tục trở thành một trong những trung tâm văn hóa quan trọng nhất của thế giới. Trong 150 năm sau, những nhà hát opera của thành phố này vang lên các bản giao hưởng bất hủ của các thiên tài như Mozart, Schubert, nhà Strauss và Beethoven. Khó có thể đo đếm tây Âu đã nợ những người đã giải cứu Vienna nhiều đến như thế nào. Nhờ họ đã từ chối chịu khuất phục trước sức mạnh và chiến đấu cho tới tận giờ phút cuối cùng, châu Âu đã có thể tránh khỏi một thảm họa Constantinople thứ hai.

Chỉ huy chiến trường Ernst Rudiger von Starhemberg, người được bổ nhiệm đứng đầu quân đội của Vienna, giờ đây là điều báo ứng chính của Mustafa. Nhiều người đã thất vọng về tính cách của nhà chỉ huy và cáo buộc ông là “nóng tính hơn là biết suy nghĩ”. Tuy nhiên, rất ít người nghi ngờ lòng dũng cảm của ông.

Mustafa, tể tướng của Ottoman.

Starhemberg điều khiển cuộc phòng thủ thành Vienna năm 1683 đầy kỷ luật. Ông ra lệnh dựng giá treo cổ ở những nơi công cộng và dùng chúng để xử những kẻ phạm tội. Ông vội vàng lao đến chỗ đặt súng và xây công sự ngay trước những cuộc công kích đầu tiên của quân Thổ vào ngày 14/7. Starhemberg cũng ra lệnh tất cả các ngôi nhà phải tháo dỡ mái gỗ để giảm thiểu nguy cơ cháy, tự làm gương trước bằng chính nhà mình.

Vienna đã sống sót qua 58 ngày chống lại những đợt sóng tấn công liên tiếp từ 130.000 người Hồi giáo ra sao?

Nhà quân sự George Rimpler đã thiết kế một mạng lưới phòng thủ hết sức khéo léo bao quanh thành phố và tạo cho người Áo một phương tiện để chống lại các đợt tấn công. Ông sử dụng các pháo đài, tức các tháp hình mũi tên trên tường thành, thay thế các chòi canh kiểu Trung cổ. Binh sĩ tập trung ở các tháp này có thể chứng kiến hàng ngũ di chuyển của địch theo 3 hướng cùng lúc và ngăn chặn họ tiếp cận. Hai tháp liền kề cho phép quân Vienna đánh chặn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ từ 3 phía.

Rimpler cho dựng một hàng phòng ngự bằng đất phức tạp quanh Vienna. Nhưng tuyến bảo vệ chính lại là Canal, một phần của sông Danube, chảy qua bức tường phía đông bắc thành phố và có thể dâng lên bất kỳ lúc nào.

Chuỗi bảo vệ đầu tiên ở phía bờ ngoài con hào là dốc thoải, một mảnh đất trống khiến quân địch dễ bị lĩnh hỏa lực từ tuyến phòng thủ tiếp theo, một khu vực có cọc rào nhọn chôn chìm gọi là “con đường bao phủ”. Nó nằm trên mép ngoài con hào. Phía sau nó là một loạt đồn lũy hình tam giác. Đây là những nơi được dùng để cô lập bất kỳ cuộc đột phá nào của quân Thổ và bắt họ phải tìm mọi không gian để né tránh. Các đồn lũy này đánh yểm trợ cho quân lính ở “con đường bao phủ”.

Quân phòng thủ ở các đồn lũy tam giác và tường ngoài hào nhận được thêm sự hỗ trợ từ pháo và các tay thiện xạ trên tường thành đằng sau họ. Rimpler củng cố mạng lưới phòng thủ theo vòng này bằng cách kết nối chúng với những con đường ngầm đi tắt, vốn là các công sự gỗ trong lòng đất để bảo vệ quân lính. Mỗi đường tắt này có hình chữ V để dẫn những kẻ tấn công vào một khu vực chật chội, nơi chúng sẽ lĩnh hỏa lực tàn khốc của các tay súng ở hai bên.

Quang cảnh trận chiến.

Một nguyên nhân nữa khiến những người phòng thủ thành Vienna thành công là họ đã gây ra rất nhiều sự tiêu hao sinh lực cho quân Thổ. Những người bảo vệ thành tổ chức các cuộc phản công đẫm máu, trong đó có phóng lửa, đấu kiếm giáp láp cà. Thương vong nặng nề đã khiến quân của Mustafa phải trì hoãn, và tạo ra thời gian nghỉ ngơi quý báu cho quân hoàng gia.

Người Áo cũng phá hoại hàng ngũ quân Ottoman bằng những loại thuốc nổ kinh hoàng. Một trong số đó là Mordschlage (cú đánh chết người). Đó là một loại mìn dễ cháy gồm những ống chứa chì và thuốc súng để bắn về phía quân địch. Khi dính đạn, việc dập lửa gặp rất nhiều khó khăn. Quân phòng thủ chất đầy mìn Mordschlage lên một chiếc xe rồi kết hợp với các chất nổ khác, đẩy nó về phía đối phương.

Người Vienna còn lợi thế nữa là tận dụng vũ khí cầm tay có thể vươn xa hơn kiếm của quân địch và ngăn họ tới gần mình. Một vũ khí như vậy đã được cải tiến bằng cách buộc chặt lưỡi hái vào một cây gậy dài, cho phép người Vienna chém đối phương từ khoảng cách xa. Janissarry, quân đội tinh hoa của Ottoman, đã tỏ ra khinh thường những cây giáo vốn chỉ dành để “chiến đấu như những cỗ máy hơn là chiến binh”. Nhưng khi được người Vienna sử dụng ở đằng sau những chiếc cọc nhọn, chúng tạo thành một bức tường giáo cao, gây trở ngại rất lớn cho quân Thổ đang tiến đến. Trên thực tế, quân Thổ không thể tiến gần và phải chịu hàng loạt hỏa lực từ Vienna.

Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất của quân Habsburg lại là những khẩu pháo vượt trội của họ. Quân Vienna đã khởi động một chương trình hiện đại hóa trước khi bị vây hãm bằng cách tiêu chuẩn hóa kích cỡ nòng pháo. Không giống pháo của Ottoman, pháo của Áo có độ chệch gió thấp hơn. Nếu nó quá nhỏ, đạn có thể va chạm với nòng, nhưng nếu quá lớn lại không đảm bảo tính chính xác. Hỏa pháo của Áo có độ chính xác và sát thương cao hơn của người Thổ.

Một trong những lý do chính khiến quân Thổ không thể đột phá nhanh chóng qua các bức tường phòng vệ của Vienna là họ chỉ mang theo pháo binh hạng nhẹ cho cuộc vây hãm. Pháo của họ thường thiếu sự chính xác khi đưa vào sử dụng. Chúng đủ lớn để gây ra thương vong cho người dân Vienna, nhưng không đủ mạnh để xé toạc các bức tường kiên cố của thành trì này. Chính vì vậy, trên thực tế, những khẩu pháo của Thổ Nhĩ Kỳ thất bại trong quá nhiều trận đánh tay đôi với pháo của Áo.

Quân Đức và Ba Lan giải cứu Vienna.

Tuy nhiên, bù lại các chiến binh người Thổ lại có những kĩ năng đào hầm và phá hoại rất tốt, giúp họ chỉ thiếu chút nữa là đã mang lại chiến thắng. Sau vài tuần đào bới, họ cho nổ một quả mìn vào ngày 12/8/1684 và lấp kín được một con hào xung quanh thành phố Vienna. Các binh sĩ Thổ sau đó đã xâm nhập vào các chiến lũy tam giác, một thành tích đưa họ tới gần việc đặt được mìn nổ vào tường thành. Người Áo không có mấy kinh nghiệm với hình thức chiến tranh này nên không thể ngăn chặn việc đào hầm.

Nhưng những người phòng thủ vẫn sáng tạo ra cách chống trả có hiệu quả. Họ đặt các thùng nước và hàng đống hạt đậu quanh thành phố. Phương thức thô sơ này giúp họ phát hiện quân địch khá hiệu quả. Một chồng hạt đậu bị đổ xuống hay một thùng nước nào đó có bề mặt lay động sẽ cảnh báo cho quân phòng thủ rằng lính đặt mìn Thổ Nhĩ Kỳ đang đào bới. Người Áo nhanh chóng đào một địa đạo tới khu vực đó, phát hiện ra quả mìn và vô hiệu hóa trước khi nó kịp nổ.

Hai bên giao chiến.

Những người Ottoman đào hầm đã tiến tới gần với chiến thằng bằng việc cho nổ một quả mìn ngay dưới tháp Lobel, phá vỡ bức tường của nó. Họ gần như chạm tay vào chiến thắng nếu bên phòng thủ không phát hiện được hai quả mìn lớn khác đặt ngay phía dưới tháp Burg. Chúng đã bị vô hiệu hóa vào phút cuối.

Một điều may mắn nữa đối với những người bảo vệ thành Vienna, đó là nạn đói ăn giảm bớt khi các sinh viên đã dũng cảm ăn trộm 40 con bò từ trại của quân Thổ. Thịt tươi được người Vienna chào đón nồng nhiệt, vốn là những người đang thiếu ăn trầm trọng đến mức ngay cả khỉ và mèo cũng đã biến mất trên đường phố của họ.

Kỷ luật quân đội của phe tấn công có phần rệu rã cũng giúp ích cho thành Vienna. Cuộc tấn công thành Vienna của quân Thổ được dẫn đầu bởi các Janissary. Thuở ban đầu, đây là đội quân được hình thành từ những cậu bé Thiên chúa giáo, thường là người Serbia, bị bắt cóc khỏi cha mẹ chúng và bị buộc phải phục vụ cho Sultan. Sự thăng tiến thông qua năng lực và tính kỷ luật đã tạo ra cho đế chế Ottoman một đội quân hùng mạnh mang đến nỗi khiếp sợ khắp châu Âu.

Tuy nhiên, kỷ luật đã bắt đầu tuột dốc vào thế kỷ 17, khi Sultan buộc phải mở rộng lực lượng này cho người dân thông thường tham gia, đồng thời giảm bớt các quy định nghiêm ngặt. Điều này đã khiến Janissary nổi loạn vào năm 1656. Sự xuống cấp như vậy đã đóng góp đáng kể vào chiến thắng cuối cùng của quân Áo.

Cái kết thắng lợi đến vào ngày 12/8, khi quân Đức, Áo và Ba Lan do John Sobieski của Ba Lan chỉ huy đã tràn xuống từ các ngọn đồi quanh Vienna và tấn công lại các lực lượng của Mustafa.

Chiến thắng của Áo tại Vienna đã tạo ra niềm vui trên khắp Tây Âu, nhưng phủ bóng đen lên phương đông Hồi giáo. Sultan đổ tội cho Mustafa vì chiến dịch thất bại và ra lệnh cho ông siết cổ bằng dây lụa. Tuy nhiên, Mehmed IV không thể tránh khỏi trách nhiệm cho thất bại này và đã bị lật đổ vào năm 1687.

Thất bại của người Thổ tại Vienna là một bước ngoặt giữa phương Đông và phương Tây, vì nó mở ra một thời đại mới của đế chế Ottoman ngày càng suy sụp, dẫn đến việc họ đánh mất phần lớn đất đai ở châu Âu của mình. Đó cũng là một bước ngoặt cho nhà Habsburg, những người đã thu được nhiều lãnh thổ để tạo ra đế quốc Áo sau này.

Do tồn tại qua cuộc vây hãm năm 1683, thành phố Vienna đã tiếp tục trở thành một trong những trung tâm văn hóa quan trọng nhất của thế giới. Trong 150 năm sau, những nhà hát opera của thành phố này vang lên các bản giao hưởng bất hủ của các thiên tài như Mozart, Schubert, nhà Strauss và Beethoven. Khó có thể đo đếm tây Âu đã nợ những người đã giải cứu Vienna nhiều đến như thế nào. Nhờ họ đã từ chối chịu khuất phục trước sức mạnh và chiến đấu cho tới tận giờ phút cuối cùng, châu Âu đã có thể tránh khỏi một thảm họa Constantinople thứ hai.