Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Câu chuyện của Đức Phật: Có nợ thì nhất định phải hoàn trả

Trải dài suốt hàng ngàn năm qua, văn hóa truyền thống luôn giảng rằng: “Thiện ác có báo”“Đạo trời ban thưởng cho người làm việc thiện, trừng phạt người làm việc ác”. Bởi vậy, khi tội báo và phúc báo đến, con người nhất định phải hoàn trả, không cách nào có thể tránh né được.

Cảnh tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khai ngộ (Hình minh họa: Qua pictagra.com)

Có một câu chuyện Phật gia kể về một sự tình xảy ra trong cuộc đời tu hành của tôn giả Mục Kiền Liên – đệ tử “thần thông đệ nhất” của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như sau:

Thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, vào một ngày nọ, ngài nói với vị đệ tử Mục Kiền Liên của mình rằng: “Chủ nợ của con sắp đến đòi nợ rồi đó!”

Tôn giả Mục Kiền Liên nghe xong, trả lời: “Con có thần thông, có thể vượt qua cả núi Tu Di. Nếu chủ nợ của con từ phía đông mà đến, con sẽ đi về phía tây. Nếu người đó từ phía bắc đến thì con sẽ đi về phía nam. Họ làm sao có thể tìm thấy con được?”

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nghe đệ tử của mình nói như vậy, không giải thích gì nhiều, ngài chỉ nói một câu: “Tội báo và phúc báo là không cách nào tránh né được!”

Quả thực, sau đó, Mục Kiền Liên dù đã dùng cả phép thần túc thông (phép đi khắp nơi trong nháy mắt, phép biến hóa), không ngừng bay trên không trung nhưng cuối cùng vẫn bị rơi xuống núi, ở ngay trước mặt một vị lão công công. Vị lão công công này kiếm sống bằng nghề sửa chữa xe.

Bỗng nhiên nhìn thấy Mục Kiền Liên từ trên không trung rơi xuống, hình dạng kỳ quái, lão công công cho rằng đó là vật báo hiệu điều không may mắn nên lập tức cầm bánh xe đánh tới tấp liên hồi. Kết quả, Mục Kiền Liên bị ông lão ấy đánh gãy xương. Mặc dù vô cùng đau đớn nhưng vị tôn giả vẫn một mực tin tưởng vào Phật, một lòng hướng Phật.

(Hình minh họa: Qua mypaper.m.pchome.com)

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thương hại vị đệ tử của mình, liền truyền cho Mục Kiền Liên uy thần lực. Nhờ đó, Mục Kiền Liên có thể tĩnh hạ tâm xuống và khôi phục được hình dạng vốn có của mình.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với tôn giả Mục Kiền Liên: “Vị lão công công kia, kiếp trước là cha của con. Vì con và ông ấy luôn khắc khẩu với nhau, nên trong lòng con đã thầm nghĩ: ‘Mình thật sự mong cho ông ta bị đánh gãy xương biết bao!’ Chính bởi ác niệm này mà tạo thành tội, phải gặp tai ương. Con phải nhớ kỹ rằng bất kể lúc nào cũng phải đối xử tốt với người khác, đối xử tốt với chúng sinh, bao gồm cả lời nói, việc làm và tâm niệm.”

Tôn giả Mục Kiền Liên hiểu ra nhân quả, gạt bỏ hết những ý nghĩ xằng bậy, không đúng đắn, dốc lòng tu hành, thiện hóa chúng sinh, nên về sau đã đắc được thiện quả.

Câu chuyện Phật gia cho chúng ta thấy rằng, nhất định phải dùng thiện tâm làm căn bản trong việc đối đãi với mọi người, ngàn vạn lần không được khởi ý nghĩ xằng bậy và tà niệm. Phải kịp thời loại bỏ những ý nghĩ bất chính trong tư tưởng của bản thân thì mới không tạo tội nghiệp.

Một người chỉ có thật lòng tin tưởng vào chân lý “thiện ác có báo”, thức tỉnh nhiều hơn phần thiện niệm và lương tri của bản thân, kính trọng đạo và quý trọng đức thì mới có thể khiến hết thảy oán duyên được thiện giải, tạo được phúc báo cho tương lai của bản thân mình.

An Hòa (dịch theo sự cho phép của tác giả)

Hai vùng đất phát đế vương nổi tiếng Việt Nam

Ở Việt Nam, nói đến đất đế vương thì phải kể tới vùng đất Thanh Hóa và Cao Bằng. Nếu Thanh Hóa được xem là đất “đế vương chung hội”...

Về tín ngưỡng thờ Trời của cư dân Nam bộ

Thờ Trời là tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Đây là một dạng tín ngưỡng sơ khai của con người khi chưa giải thích được các hiện...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 5/10 – Giang hồ trong khám Chí Hòa

Sài Gòn, những năm cuối thập niên 1960, đầu 1970. Lúc này, trong trại giam Chí Hoà nhốt một dọc những tay giang hồ nổi tiếng vào thời gian ấy....

Xưng hô thế nào cho đúng?

Vấn đề này thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, giáo dục học, nhưng dính dáng nhiều đến phong tục cổ truyền. Mới nghe tưởng đơn giản quá, đứa bé lên...

Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục

“Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục” là khí tiết của kẻ sĩ, người có đức hạnh cao thượng thời xưa. Họ coi nhân cách, sự tôn nghiêm cao hơn...

Xe điện Sài Gòn Xưa

Hệ thống xe điện Sài Gòn tồn tại trước năm 1945, xe chạy suốt con đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) từ Sài Gòn vô Chợ Lớn mà hai trạm chính...

Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt

Có lẽ trong mỗi chúng ta, không ít người đã từng nghe qua câu nói: “Người không vì mình, trời tru đất diệt”. Tuy nhiên người nghe thì nhiều, người...

Ký ức hương vị bánh mì Sài Gòn xưa

Một trong những hình ảnh về nếp sống thị dân, được người Sài Gòn lưu giữ trong ký ức sâu đậm là hình ảnh cái bội cần xé đựng bánh...

Gò Thành – Chứng tích nghìn tuổi của vương quốc Phù Nam

Di chỉ khảo cổ học Gò Thành ở Tiền Giang là chứng tích quý giá về nền văn hoá Óc Eo của vương quốc Phù Nam, có niên đại từ...

Tuổi thơ vùng Tân Định

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Nhớ mãi “Tuấn. chàng trai nước Việt”

Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Vỹ sinh năm 1910 (?) , trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước ở làng Tân Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P10, 11, 12)

CHƯƠNG X. NẾP PHONG TỤC THUẦN PHÁC CỔ XƯA Trong những làng xưa chạ cổ cách đây hàng nghìn năm, chúng ta đã quan sát người Việt cổ qua cách ăn...

Exit mobile version