Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hai người ăn xin, hai quyết định và hai ngã rẽ cuộc đời khác biệt

Có hai người ăn xin, hàng ngày đều cùng đi qua một gia đình giàu có.

Chủ nhân ngôi nhà đó ngày ngày đều ném đồng tiền xu cho họ. Người ăn xin cao lớn luôn luôn nói to: “Đa tạ chủ nhân! Ông thực sự có lòng nhân từ bác ái, làm việc tốt, nguyện cầu cho ông trường thọ bách niên, luôn luôn mạnh khỏe!”.

Nhưng người ăn xin bé nhỏ gầy gò kia thì chỉ nói nhỏ nhẹ: “Cảm ơn ân điển của Chúa”.

Chủ nhân ngôi nhà này hàng ngày đều ném tiền xu qua cửa sổ, mà mỗi ngày cũng đồng thời có hai loại âm thanh cảm ơn này vọng vào, một cái là cảm ơn ông, một cái là cảm ơn Chúa.

Ban đầu ông cũng chẳng cảm thấy có vấn đề gì. Dần dần, ông bắt đầu có chút cảm giác không thoải mái. Cái cảm giác chẳng dễ chịu đó cứ tích dần lại, cho đến một ngày, ông nghĩ: “Kỳ lạ thật, mình cho anh ta tiền, anh ta chẳng cảm ơn mình, lại cảm ơn Chúa. Mình phải dạy cho anh ta bài học mới được, để anh ta hiểu rõ người anh ta cần phải cảm ơn là mình”.

Chủ nhân đến cửa hàng bánh mì, bảo bác chủ quán nướng hai cái bánh mì kích thước bằng nhau. Sau đó ông bí mật nhét một đồng vàng vào một chiếc bánh mì rồi bít lại. Hai cái bánh mì nhìn thì giống nhau y hệt.

Khi hai người ăn xin tới, ông đưa chiếc bánh mì bình thường cho người bé nhỏ gầy gò, người chỉ biết cảm ơn Chúa, và đem cái bánh có chứa vàng bạc châu báu cho người cao lớn, người mà ngày ngày đều cảm ơn ông. Ông nghĩ: “Để cho các người biết, cảm ơn ta và cảm ơn Chúa khác nhau ở chỗ nào!”.

Người nhà giàu tự tay lấy một đồng tiền vàng, bỏ vào chiếc bánh mỳ của người ăn xin cao lớn… (Ảnh minh họa: universal.org)

Người ăn xin cao lớn cầm cái bánh mì, cảm thất rất nặng, lòng nghĩ: “Cái bánh mì này nhất định là không trộn bột nở, chắc chắn là không ngon”.

Anh ta xưa nay vẫn thích lợi dụng người khác kiếm lợi, do đó nói với người ăn xin nhỏ bé gầy gò rằng: “Anh với tôi đổi cho nhau cái bánh mì nướng nhé?”.

Anh ta cũng chẳng nói lý do, người ăn xin gầy gò nhỏ bé cũng chẳng hỏi, trong lòng nghĩ: “Đây có lẽ cũng là an bài của Chúa”, bèn đổi cho anh kia.

Ngày hôm sau, người ăn xin nhỏ bé gầy gò đó không đến xin ăn nữa, anh ta quyết định trở về thăm cha mẹ, chuẩn bị cho cuộc sống mới. Anh ta vô cùng tạ ơn Chúa.

Vị chủ nhân giàu có lại thấy người ăn xin cao to đến xin ăn, bèn hỏi: “Anh đã ăn xong bánh mì nướng chưa?”.

Người ăn xin to lớn trả lời: “Dạ ăn rồi ạ”.

Chủ nhân hỏi: “À, thế còn đồng tiền vàng trong đó thì sao?”.

“Đồng vàng ư?” – Người ăn xin lúc này mới hiểu ra, bánh mì nặng như vậy là bên trong chứa đồng tiền vàng. Anh ta nói: “Tôi lại cho là lên men bột nở không tốt, do đó đã đổi cho anh bạn kia rồi”.

Chủ nhân đã hiểu rõ, cảm tạ Chúa và cảm tạ ông khác nhau như thế nào. Cảm tạ ông là chỉ muốn xin được nhiều hơn, còn cảm tạ Chúa là vui vẻ tự nhiên đắc được mà không có tham cầu gì.

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (3/7) – Chương II : Sản xuất nước mắm và kỹ thuật ủ chượp

“…Cần nói thêm rằng ở phía Bắc Trung kỳ và Bắc Kỳ, người làm nước mắm, vào thời điểm đưa (nguyên liệu) vào thùng, đã cho thêm vào hỗn hợp...

Lợi mê lòng người, quên cả phải trái

Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm. Thấy người đàn bà mặc áo thâm, níu lại đòi rằng: "Tôi vừa mất cái áo thâm,...

Nguồn gốc cư dân Đông Á

Trong lịch sử của nhiều dân tộc, thỉnh thoảng có những khám phá qua các dữ kiện mới, nhất là ở các thời đại sơ khai mà sử liệu không...

Bánh lọt Cần Thơ ở Sài Gòn

Mỗi ngày anh bán bánh lọt đi qua nhà tôi hai lần. Tôi thấy anh chàng cao to trắng trẻo, nét mặt có vẻ chân tình và cũng còn phưởng...

Chuyện ít biết về trận bão năm Giáp Thìn (1904)

Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương...

Nghề xẻ gỗ, cắt tóc của người Việt xưa

Ngoài những nghề truyền thống như sĩ, nông, công, thương, sách "Nhiếp ảnh hiện thực và Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20" còn ghi lại hình...

Lê Lợi – Lê Thái Tổ – Vị anh hùng và cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng...

Tưởng Niệm Vua Quang Trung (1753 – 1792)

Vua Quang Trung  (1753 –† 1792) 1. Vinh Danh Anh Hùng Dân Tộc:   Người Pháp tự hào về Napoléon Bonaparte. (1769 † 1821) Ông là một thiên tài quân sự,...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (2/7) – Chương I – Lịch sử

Cha Legrand-de-la-Liraye viết ngày 25.10.1869: “Nước mắm thường không được tất cả người châu Âu đến xứ này ưa thích. Sau một thời gian sống giữa những người dân nghèo...

Sài Gòn báo xưa và văn hóa xích lô “xuống xe qua cầu”

“EM ƠI SÀI GÒN… BÁO”! Ba mẹ tôi có mua căn nhà nhỏ trong hẻm trên đường Phạm Đình Hổ (quận 6) cho mấy anh chị lớn ở đi học,...

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu...

Vì sao người Hoa được gọi là Ba Tàu?

Thông thường, người Hoa ở Việt Nam được gọi là người Việt gốc Hoa để tránh trường hợp gây tranh cãi về thuật ngữ và thái độ kỳ thị. Người...

Exit mobile version