Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hết lòng vì nước

Ngũ Viên vì cha bị giết oan mà quyết chí muốn hại vua, làm cho vua mất nước, là trọng chữ Hiếu hơn chữ Trung, có phần đáng khen, cũng có phần nên chê. Thân Bao Tư muốn cứu nước chỉ lấy nước mắt, tiếng khóc mà nên công, thực là người quá nhẫn nhục trong lúc kế cùng lực kiệt, để chuyển được người không có ý giúp cũng phải giúp, thế là có bụng rất trung, yêu vua cứu nước vậy.

Vua Bình Vương nước Sở nghe lời gièm pha, giết chết đại tướng là Ngũ Xa, Ngũ Thượng là con cả Ngũ Xa cũng bị hại. Người con thứ là Ngũ Viên bèn bỏ nước Sở, sang làm tướng Ngô. Trước khi đi có đến từ giã một người bạn đang làm quan đại phu tên là Thân Bao Tư mà bảo rằng:

“Ba năm nữa, nước Sở không mất, thời tôi không trông thấy bác nữa”.

Thân Bao Tư nói: “Bác làm mất nước Sở, thì tôi tất phải giữ cho nước Sở còn”.

Ba năm sau, Ngũ Viên đem quân Ngô về đánh Sở. Vua Chiêu Vương nối ngôi Bình

Vương, thua chạy phải trốn vào trong núi.

Thân Bao Tư đang ở trong núi, nghe nói Ngũ Viên cường bạo, bèn sang cầu cứu nước Tần, tâu cùng vua rằng: “Nước Ngô vô đạo quân khoẻ, người nhiều, sắp đánh cả thiên hạ, bây giờ mới bắt đầu đánh một nước Sở tôi trước. Vua nước tôi phải chạy trốn, hiện nay ở Vân Mộng, sai tôi đến báo cấp với thượng quốc”.

Vua nước Tần là Ai Công, bảo: “Ừ! Để rồi ta liệu. Nhà ngươi hãy ra nghỉ ngoài sứ quán”. Thân Bao Tư nói: “Vua nước tôi bây giờ đang khốn đốn, phận bầy tôi đâu dám ăn nằm yên một chỗ”.

Nói đoạn, cứ đứng ở giữa sân khóc lóc thảm thiết suốt bảy ngày đêm.

Ai Công thấy vậy, nói rằng: “Một nước có người bầy tôi như thế, ta không cứu cũng không đành”. Rồi đem quân sang cứu nước Sở.

Quân Ngô nghe thấy tin, vội phải rút quân về.

Nước Sở nhờ thế mà không mất, vua Chiêu Vương lại lên ngôi, cho tìm Thân Bao Tư để thưởng công, thì không thấy đâu cả. Thân Bao Tư đã lánh đâu rồi. Trước khi lánh, Thân Bao Tư nói rằng:

“Mượn quân, yên nước không phải là vị thân, cứu cấp, trừ hại không phải là vị danh. Bây giờ nước đã định rồi, thì ta còn cầu gì nữa?”

Lời bàn:

Ngũ Viên vì cha bị giết oan mà quyết chí muốn hại vua, làm cho vua mất nước, là trọng chữ Hiếu hơn chữ Trung, có phần đáng khen, cũng có phần nên chê. Thân Bao Tư muốn cứu nước chỉ lấy nước mắt, tiếng khóc mà nên công, thực là người quá nhẫn nhục trong lúc kế cùng lực kiệt, để chuyển được người không có ý giúp cũng phải giúp, thế là có bụng rất trung, yêu vua cứu nước vậy. Lại đáng khen hơn nữa là công to mà không lấy thưởng. Việc nghĩa phải làm là làm cho cả nước, làm được là hả, là sướng, chớ có cầu cạnh gì riêng cho thân mình?

————–

– Ngũ Xa: Người nước Sở thời Xuân Thu, thờ vua Bính Vương vì can vua mà phải giết.

– Ngũ Thượng: con cả Ngũ Xa, cha bị nạn, đi theo cha rồi cũng bị hại.

– Ngũ Viên: tức là Ngũ Tử Tư, con thứ Ngũ Xa, trốn chạy sang Ngô để mưu phục thù cho cha.

– Thân Bao Tư: người thời Xuân Thu làm quan đại phu thờ vua Bính Vương nước Sở và chơi thân với Ngũ Viên.

Hình ảnh về Đông Dương trước năm 1944

Phố cổ Nam Định, “thác Niagra của Đông Dương”, hoa khôi người dân tộc Lô Lô… là những hình ảnh độc đáo trong ấn phẩm “Cư dân Đông Dương thuộc...

Trần Thái Tông (1218-1277)

I . Tiểu sử Tên thật là Trần cảnh, là con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 16-6 Mậu Dần, 1218. Năm 8 tuổi cưới Lý Chiêu Hoàng; chỉ ít...

Chuyện một người Pháp xưng đế ở Tây Nguyên cuối thế kỷ 19

Trong khoảng thời gian từ 1888 đến 1890, khi nước ta đang xảy ra các biến cố như vua Hàm Nghi bị Pháp bắt lưu đày sang Algeria thuộc Pháp,...

Nước Đại Việt thời Trần đã ‘thoát Trung’ như thế nào?

Các chính sách, việc làm tích cực của vua tôi nhà Trần giúp cho nước Đại Việt thịnh đạt một thời gian dài khoảng 50 năm sau cuộc kháng Nguyên....

Từ nguyên của “tiệc” trong thết tiệc

Trên Năng lượng mới số 324, tôi đã được đọc bài “Thiết đãi hay thết đãi?”. Nhưng để cho “cùng kỳ lý”, tôi xin hỏi thêm: Trong cụm từ “thết...

Loạt ảnh Ninh Bình 1991

Khám phá rừng Cúc phương, danh thắng Tam Cốc – Bích Động và Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình năm 1991 qua loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Đức...

Ai là người lập ra 36 phố phường Hà Nội?

Trong nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, truyền hình hiện nay, chúng ta thường nghe đến cụm từ “Hà Nội 36 phố phường” nhưng xuất xứ và những thông...

1.001 kiểu quảng cáo ấn tượng của người Sài Gòn xưa

Không hào nhoáng như các quảng cáo ngày nay, người Sài Gòn xưa quảng cáo thương hiệu của họ một cách đơn giản nhưng lại vô cùng ấn tượng.  Từ...

Cửu Huyền Thất Tổ là gì? bao gồm những ai?

Cửu Huyền Thất Tổ (chữ Hán: 九玄七祖) là cụm từ thường xuất hiện trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, với ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương hai: Trường thi

Thi Hội là kỳ thi chung cho sĩ nhân toàn quốc nên trường thi Hội bao giờ cũng ở kinh đô. I - TRƯỜNG THI TRƯỚC THỜI NGUYỀN 1- NHÀ...

Đôi nét về ông Tô Văn Lai và quá trình sáng lập trung tâm Thuý Nga

Trung tâm Thúy Nga đã được thành lập ở Sài Gòn từ đầu thập niên 1970, với cửa hiệu đầu tiên nằm trong Thương xá Tam Đa (Crystal Palace) ở...

Chùa làng quê

Cùng với đình làng, ngôi chùa làng là biểu tượng của làng quê đã có từ ngàn xưa khi người Việt Nam bắt đầu dựng nước. Nếu đình là nơi...

Exit mobile version