Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lại chuyện “gác mái” trong câu thơ “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trả lời câu hỏi “Gác mái lúc nào?”, trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có khẳng định rằng: “Trong thực tế, chẳng làm gì có chuyện gác mái ngư ông về viễn phố”, mặc dù Bà Huyện Thanh Quan viết như thế nhưng ta phải hiểu rằng ngư ông về đến bến xa rồi mới gác mái chèo bên mạn thuyền mà đi về (hoặc vào) nhà. Điều mà ông nói thì thực tế là không có vì dân đi ghe, khi về đến bến nhà rồi thì cột ghe lại, gỡ mái chèo ra khỏi cọc chèo, gỡ cọc chèo để vào ghe còn mái chèo thì đem lên nhà cất chứ không ai gác mái chèo vào mạn thuyền rồi đi về (hoặc vào) nhà. Nếu gác mái chèo vào mạn thuyền thì tay chèo sẽ đưa ra ngoài, khi gió thổi chiếc ghe lắc qua lắc lại hoặc khi nước lớn nước ròng thì ghe lên xuống tay chèo dễ bị vướng vào vật gì đó làm gãy tay chèo hoặc làm chìm ghe. Vậy chỉ còn lại việc gác mái trước hoặc đồng thời với việc về viễn phố. Đến đây, tôi xin thưa về việc gác mái.

1. Gác mái chèo lên mạn thuyền;

2. Gác mái chèo vào cọc chèo để chèo ghe.

Muốn gác mái chèo vào cọc chèo, người ta dùng sợi dây quấn lại thành vòng tròn, tròng vòng tròn vào mái chèo, xoắn vòng tròn lại như hình số 8, tức hai vòng tròn, một ôm lấy mái chèo, một tròng vào cọc chèo. Còn trong lúc thâu lưới hay dây câu, mái chèo được để trong lòng ghe cho gon. Khi thâu xong lưới hay dây câu, ngư ông mới gác mái chèo vào cọc chèo rồi chèo ghe về viễn phố. Vậy đã rõ ngư ông gác mái trước khi về viễn phố và chuyện “gác mái ngư ông về viễn phổ” là chuyện có thật.

Người ta vẫn hiểu “gác mái” chỉ là ngừng chèo chứ không hiểu đó là tròng mái chèo vào cọc chèo mà khởi sự chèo như ông đã diễn tả. Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh- Tịnh Paulus Của ghi: “Gác mái chèo. Cất chèo, xếp chèo”. Dictionnaire annamite-français của J. F. M Génibrel ghi: “Gác mái (Phơi mái). Cesser de ramer; Déposer les rames” (Ngừng chèo; bỏ chèo xuống). Việt-Nam tự-điển của Lê Văn Đức v ghi: “Gác mái. Gác cây chèo xuôi theo be thuyền: Chèo đà gác mái//Ngưng, không chèo nữa: Thuyền ai gác mái lững lờ, Phải duyên thì ghé, đây chờ đã lâu”. Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên ghi: “Gác (…) 3. Thu dẹp lại: “Gác mái chèo”. Sở dĩ cách giải thích của ông trái ngược với lời giảng trong các quyển từ điển trên đây, theo chúng tôi, là vì đã có một sự nhầm lẫn về ngữ nghĩa. Động từ gác vừa có nghĩa là kê lên, gác lên, lại vừa có nghĩa là xếp lại, để vào một chỗ nên các tác giả kia, theo lối nói thông dụng và thực tế, đã hiểu “gác” trong “gác mái” theo nghĩa sau còn ông thì lại hiểu theo nghĩa trước. Xin so sánh với động từ “cất” trong lời giảng của Đại Nam quốc âm tự vị (Gác mái chèo: cất chèo, xếp chèo). Ngoài cái nghĩa là để vào một chỗ ổn định, cất còn có nghĩa là nâng lên, đưa lên. Nếu hiểu theo nghĩa này, thì cất chèo tất nhiên sẽ là nâng chèo lên mà chèo, hoàn toàn trái ngược với cái nghĩa mà Huỳnh-Tịnh Paulus Của muốn giảng. Trong vốn từ vựng chung thì các động từ “gác” và “cất” có thể có các nghĩa trái ngược như đã thấy nhưng riêng từ tổ cố định “gác mái”, dù sao cũng là một lối nói chuyên môn trong nghề ghe thuyền, thì không thể có hai cách hiểu trái ngược với nhau được. Vậy khi mà “gác mái” từ lâu đã được người ta hiểu như các từ điển đã giảng thì nó khó lòng có được cái nghĩa mà ông đã nêu. Và khi mà nó có cái nghĩa thông thường như thế thì hẳn là chính Bà Huyện Thanh Quan cũng chỉ có thể hiểu nó theo nghĩa đó mà thôi.

Vậy “gác mái”, theo chúng tôi cũng như theo các quyển từ điển đã nêu, vẫn cứ là đặt mái chèo xuống, nghĩa là dừng chèo, chứ không là gác mái chèo vào cọc chèo mà khởi sự chèo.

Về cách buộc thuyền và gỡ mái chèo ra khỏi cọc chèo mà ông đã diễn tả, chúng tôi thừa nhận rằng đó là một cái nếp thích hợp của một làng chài ven biển. Nhưng ngư ông của Bà Huyện Thanh Quan bất quá chỉ đi câu trên một chiếc thuyền nhỏ thậm chí còn không có cọc chèo nữa: đối với bài thơ đang xét, một chiếc thuyền câu nhỏ sẽ thích hợp hơn là một chiếc thuyền chài và một bến sông khuất nẻo sẽ thích hợp hơn là một làng chài rộn rịp. Vậy cũng không có chuyện tròng mái group di ibig chèo vào cọc chèo hoặc gỡ nó ra khỏi đó.

Cuối cùng, động tác gác mái chèo vào mạn thuyền không nhất thiết làm cho tay chèo phải đưa ra ngoài vì mạn thuyền thì có mặt trong và mặt ngoài. Nếu để áp mái chèo theo mặt trong của mạn thuyền thì tay chèo làm sao đưa ra ngoài được? Và vì ở một bến sông khuất nẻo cho nên liệu ngư ông có cần phải vác mái chèo vào nhà sau khi đã buộc thuyền hay không?

Bàn về nghệ thuật chửi của người Việt xưa

Nói đến chửi, người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng vô văn hóa, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những lời chửi “rỉa...

Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì ?

Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu thì cô dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ gia tiên, khấu đầu làm lễ, tự khấn niệm xin tổ...

Dân bè cá

Đêm! Ngôi nhà lênh đênh trên mặt nước. Anh ngồi ủ rũ bên mâm cơm lác đác vài cọng rau. Chị buồn hiu không nuốt nổi cơm vào bụng, tay...

Chính sách giáo dục ở Pháp và Nam Kỳ trước 1906: Những điểm đứt gãy

Tưởng chừng là giải pháp sáng suốt nhưng việc áp dụng một cách máy móc và cứng nhắc chính sách giáo dục ở chính quốc vào Việt Nam đã dẫn...

Thần dược trị bá bệnh của một thời

Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt...

Nhập gia vấn húy là gì ?

Theo phép xã giao, trước khi đến thăm một gia đình cần tìm hiểu tên Huý của ông bà cha mẹ và bản thân tên người mình định đến thăm,...

Tờ Tiền 100 USD In Hình Chân Dung Ai?

Một số người đoán có lẽ đó là một vị Tổng thống nào đó của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (!) Nhiều người Việt rất “mê” tờ 100 đô-la của...

Chương trình Đố vui để học xưa

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình Đố vui để học được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê, đến giờ,...

Ngắm Sài Gòn xưa và nay đầy thú vị qua “trào lưu ảnh lồng ảnh”

Sài Gòn trong những tấm ảnh xưa và nay luôn gợi nhắc cho chúng ta nhớ lại một thời để hoài niệm, để trân trọng và giữ lại cho mình...

Vì sao người xưa cực sùng bái chim phượng hoàng?

Nhiều giai thoại, truyền thuyết cổ xưa có đề cập đến loài chim phượng hoàng. Loài chim này tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý. Theo đó, hình...

Câu cá còm – Nghề chơi cũng lắm công phu

Hằng năm, cứ đến độ tháng 9 tháng 10 lại có những cơn mưa đầu mùa bất ngờ ập xuống. Có một loại cá từ thượng nguồn theo dòng nước...

Chữ ” xe cộ” có từ đâu ?

Đồng Ông Cộ Đồng bào ở tỉnh Gia Định từ xưa tới nay thường nghe nói đến tên “Đồng Ông Cộ” nhưng không hiểu rõ cụm từ này do ai đặt ra...

Exit mobile version