Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lịch sự trong việc chào hỏi

  1. Tại Sao Phải Chào Hỏi

Chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện, quen biết, đồng thời là một phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm. Người dưới gặp người trên mà không chào hỏi sẽ là kẻ thiếu lễ độ. Còn người trên không biết đáp lại lời chào của người dưới sẽ bị mang tiếng là kẻ hách dịch, khinh người.

  1. Sự Chào Hỏi Thông Thường

Đối với bất cứ người quen biết nào, chúng ta có thể cúi đầu chào họ. Gặp người trên, chúng ta cúi đầu, hai tay xếp lại trước ngực. Gặp người ngang hàng, chúng ta chỉ cần cúi đầu.

Khi chào hỏi người trên, nếu đang đội nón hay mũ, phải dùng tay mặt cất nón, mũ ra hỏi đầu. Trường hợp miệng đang ngậm thuốc lá, thì cũng phải bỏ thuốc lá.

Trong lúc cúi đầu chào, chúng ta nói : chào ông, chào bà, bác ạ, thầy ạ… Gặp người chúng ta biết rõ chức vị của họ, chúng ta có thể nói chức vị của họ ra. Thí dụ : chào đại uý, chào bác sĩ…Nên tránh những thái độ và lời nói quá khúm núm, quỵ luỵ; thí dụ : con xin phép lạy cha ạ…

  1. Bắt Tay

Gặp người trên, chúng ta không được tự tiện đưa tay ra trước, mà phải chở người trên đưa tay ra trước, chúng ta mới được phép bắt tay họ. Gặp người ngang hàng, hoặc người dưới, chúng ta có thể chào bằng cách bắt tay họ.

Phải đưa tay mặt ra bắt lấy tay mặt của người ta. Đã bắt tay, chúng ta phải bắt với tất cả sự niềm nở, thân mật, đừng bắt gượng gạo, quá mềm nhũn, nhưng cũng đừng xiết tay họ chặt quá, hoặc lắc tay họ hai ba cái, như kiểu thử sức họ.

Trong trường hợp tay đang dơ bẩn, hoặc đang mang bao tay, mà gặp người đưa tay ra bắt, chúng a nên lịch sự từ chối một cách khéo léo : xin lỗi ông, tay tôi đang dơ…Nếu chỉ mang bao tay vì thời tiết quá lạnh, chúng ta có thể để bao tay mà bắt.

  1. Đang Đi Với Người Trên Mà Gặp Người Ngang Hàng:

Để người trên khỏi phải chờ đợi, chúng ta chỉ cần cúi đầu chào hoặc bắt tay qua. Nếu cần nói chuyện lâu, chúng ta phải xin lỗi người trên và giới thiệu người dưới với người trên để hai người chào hỏi nhau.

  1. Gặp Người Trên :

Đang ngồi nói chuyện với nhau, mà gặp người trên tới, chúng ta phải đứng dậy, cúi đầu chào.

Đang ngồi trong lớp, thấy thầy giáo hay người trên  vào, để biểu lộ sự kính trọng và chào hỏi, toàn thể học sinh trong lớp đó phải đứng dậy, hai tay để xuôi. Trong lớp, muốn hỏi  thầy cô điều gì, phải giơ tay lên ra hiệu cho thầy cô.

  1. Những Kiểu Chào Đặc Biệt

Những kiểu chào đặc biệt , như kiểu chào của quân đội, kiểu chào của thiếu nhi Bác Hồ…chỉ dành riêng cho những người trong đoàn thể đó, người thường không nên dùng.

  1. Tóm lược

Chào hỏi là phương tiện biểu lộ sự thân quen, cũng như để gây thiện cảm. Đối với bất cứ người quen biết nào, chúng ta có thể chào bằng cách cúi đầu và nói : chào ông, chào bà…chào bác sĩ, chào đại úy,,, Khi chào người trên, nếu đang đội mũ, phải bỏ mũ ra, nếu đang hút thuốc, phải bỏ thuốc xuống.

Gặp người trên, chúng ta không được tự tiện đưa tay ra bắt, trái lại phải chờ họ đưa tay ra trước. Khi bắt, phải dùng tay mặt. Không được mềm nhũn, cũng đừng xiết tay họ quá chặt hay lắc đi lắc lại nhiều lần. Nếu tay ướt hoặc dơ, chúng ta nên lịch sự từ chối : xin lỗi ông, tay tôi đang ướt.

Trong lớp, khi thầy cô bước vào, chúng ta phải đứng lên, hai tay buông xuôi. Muốn hỏi điều gì, phải giơ tay làm hiệu.

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 2/10 – Ông chủ của những ông trùm

Nắm chắc tình hình của Tín Mã Nàm, A Chó kể với Đại Cathay rằng từ sau khi đọat vợ của tay đàn em Xú Bá Xứng, Tín Mã Nàm...

Lệ Thu , tiếng hát một thời lừng lẫy

Lệ Thu, tiếng hát một thời lừng lẫy trong thế giới ca nhạc Việt Nam giờ đây, một mình đơn độc trong căn nhà vắng lặng, nhìn lại mình, nhìn...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 9

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Vì sao âm lịch Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau một ngày?

Tùy theo tháng trong năm mà âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch nhau một ngày. Trong khi đó, tại Việt Nam đang tồn tại song...

Nghề rèn An Tiêm

Nghề rèn truyền thống ở thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy được hình thành từ ngày Trần Hưng Đạo lập xưởng rèn quân khí cho quân đội...

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler -...

Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo thời Lý – Trần

Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, với chiến  thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc...

Ý nghĩa của tên gọi “Trạng Trình” khi nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm

Người ta thường gọi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là Trạng Trình. Là trạng thì điều này dễ hiểu vì cụ đỗ trạng nguyên. Là Trạng Trình thì cũng dễ hiểu...

Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay

Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam,...

Tết Hàn thực trong tôi

Mùng Ba âm – Tết Hàn thực – hạnh phúc giản dị là lẽo đẽo theo bước mẹ đi chợ rồi tíu tít bên các em nhỏ, quây quần bên...

Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì?

Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho. Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao...

Ngai của hoàng đế Việt Nam ngày xưa có gì?

Ngai vàng của nhà vua ngày xưa được thếp vàng ở những chỗ chạm trổ hoa văn. Đây là quá trình trang trí rất kỳ công, đòi hỏi thợ có...

Exit mobile version