Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Liêm, sỉ

Liêm, sỉ(1) là tính rất hay của loài người, vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô liêm, sỉ thì nhà phải suy bại, nước phải nguy vong.

Nghĩ cho kĩ, thì sỉ cần hơn liêm: người không liêm làm những việc bất nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra.

Khổng nói: “Hành kỉ hữu sỉ” nghĩa là nghĩ mình biết làm xằng là xấu hổ. Thầy Mạnh nói: “Nhân bất khả vô sỉ” nghĩa là người ta không biết xấu hổ thì không được.

Than ôi! Thế mà ngày nay, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta quên cả liêm, sỉ. Không kể chi người thường, thậm chí đến bọn sĩ phu cũng chan chan như thế cả. Ôi! Nếu cho là sự xấu hổ chung cho cả nước, cũng không phải là nói ngoa.

Tuy vậy, mùa đông rét mướt, tùng, bách vẫn xanh; mưa gió tối tăm, gà sống vẫn gáy. Đời tuy hôn mê, vẫn có người tỉnh.

Ông Nhan Chi Suy(2) làm sách “Gia huấn”(3) có thuật câu chuyện rằng:

Một viên quan nói với ông: “Tôi có đứa con 17 tuổi học đã thông. Tôi cho nó học tiếng nước Tiên Tri(4), tập gảy đàn tì bà, lớn lên theo hầu đám công khanh(5), thì thế nào rồi cũng được sung sướng”.

Nhan Chi Suy nghe nói, nín lặng không trả lời. Sau về nhà, bảo con cháu rằng:

“Người này dạy con lạ thay. Như ta, nếu học cách ấy, dù cho được phú quý đến đâu, ta cũng không mong cho các con vậy”.

Những kẻ mất hết liêm, sỉ, chỉ biết chăm chăm xu thời nịnh đời, xem câu chuyện này, nghĩ chẳng đáng thẹn lắm sao!

Lời bàn:

Bài này thực đã như một tiếng than cho đời mà ngán cho người. Than ôi! Người đời bấy giờ có phải đa số là người “vô liêm sỉ”, “bất trí sỉ” không? Nếu quả thật thì người ta ngậm ngùi than thở rất là phải. Vì “liêm”, “sỉ” là nền tảng của đạo làm người. Ở đời còn có sỉ thì hiếu, để, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm còn được chớ liêm, sỉ đã mất, nhất là sỉ, thì còn gì là luân thường đạo lý, và mong cậy vào đâu nữa. Con người mà đã đến vô sỉ thì tuy mặc áo, đội mũ mà như con chim, con muông, còn cái gì là kiêng nể là không dám làm!


(1) Liêm: tính phân minh ngay thẳng, không lấy của bất nghĩa. Sỉ: hổ thẹn, tự mình lấy làm khó chịu, nhục nhằn trong lòng.

(2) Nhan Chi Suy: nhà văn tự giỏi có tiếng thời Nam Bắc triều

(3) Gia huấn: lời dạy bảo con em trong nhà

(4) Tiên Tri: tên một nước cũ, tức là một bộ phận Nội Mông Cổ bây giờ. Về đời Tấn, Tiên Tri vào chiếm Trung Nguyên, đặt tên nước Nguỵ, tức là Bắc Triều

(5) công khanh: hai chức quan to.

Người Việt bắt đầu có họ từ khi nào?

Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc các họ của người Việt, đó là ban đầu người Việt không có họ, trong thời Bắc thuộc, khi sống trong sự...

Phân biệt tục ngữ, thành ngữ và ca dao

Tục ngữ, thành ngữ, ca dao… là những yếu tố rất quan trọng của nền văn học dân gian Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác...

Người Việt có bị đồng hóa hay không?

Vấn đề nguồn gốc của người Việt từng là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm và không thực sự rõ ràng, nhưng thông qua các nghiên cứu di truyền,...

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa phát cuồng

Dù đã bị cấm hơn 20 năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở...

Sự tương đồng giữa cổ sử Việt và Maya

Trong các tác phẩm và các bài viết trước, tôi đã chứng minh Maya và cổ Việt liên hệ ruột thịt với nhau. Bài viết này khai triển thêm sau...

Suy ngẫm về lời khen và sự giả dối của con người

Có người nói ngọt như rót mật vào tai, nhưng hàm ẩn châm chọc mỉa mai. Để đạt mục đích họ nói lời đường mật nhưng không thật tâm, âm...

Sách dạy làm giàu – Sự nguy hiểm của liệu pháp tự kỷ ám thị

Nhưng những sách ấy là dạy người ta như thế. Nó ru ngủ con người trong giấc mộng sang giàu, khao khát đến mức quên cả bản thân mình hao...

Tuổi Sửu là tuổi con gì?

Trong 12 con giáp (Thập nhị chi) thì Sửu là con giáp đứng thứ hai, sau Tý trước Dần. Ở Việt Nam, người tuổi Sửu thường tự nhận là tuổi...

Đôi điều suy nghĩ về vương triều Nguyễn

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, toàn bộ những giá trị kinh tế - xã hội của miền Nam đều bị xóa bỏ và thay thế bởi những khái...

Quảng Nam từ 1801 – 1832

Năm 1801, triều Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802), thiết lập vương triều Nguyễn, xây dựng và củng cố quyền lực trên toàn cõi đất nước....

Nhìn nhận xung quanh việc “trả đất” và quỳ gối” của Mạc Thái Tổ

Mạc Đăng Dung chào sứ thần triều Minh tại trấn Nam Quan năm 1540 (tranh trong cuốn An Nam lai uy đồ sách) Nói về vương triều Mạc, một vương...

Lăng mộ của vua Khải Định

Cho đến nay kiến trúc lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái ngược trong giới nghiên cứu vì sự độc đáo, khác lạ chưa từng có...

Exit mobile version