“Sư tử Hà Đông” là một thuật ngữ phổ biến trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nhiều người vẫn dùng hình ảnh trên, để nói về những bà vợ có tính ghen tuông và dễ nổi cơn tam bành với chồng của mình.

Tuy nhiên, không ít người lầm tưởng Hà Đông ở đây là quận Hà Đông, Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây). Thực ra, Sư tử Hà Đông lại chẳng liên quan gì đến địa danh Hà Đông của chúng ta. Mà nó bắt nguồn từ một điển tích bên tận Trung cộng.

Trần Tạo tự Quý Thường, người đời nhà Tống, quê ở Vĩnh Gia. Vợ của Trần họ Liễu vốn có tính ghen dữ ghê gớm. Quý Thường rất sợ vợ nhưng rất có lòng tôn sùng đạo Phật. Hằng ngày ngồi đọc kinh, vợ lấy làm bực, la hét om sòm, nhưng Trần vẫn điềm nhiên, không dám cự một tiếng.

Nguồn gốc sư tử hà đông

Nguồn gốc sư tử hà đông

Tính của Trần cũng hào hoa, bằng hữu nhiều, nên ở nhà thường có yến tiệc. Để tăng phần hứng thú, long trọng của buổi tiệc. Trần chiều khách, mời kỹ nữ xướng ca.

Liễu Thị trong phòng mượn điều này, điều nọ, quát tháo om sòm. Trần có lúc hốt hoảng, cầm gậy nơi tay bỏ rơi mất gậy. Bạn thân của Trần là Tô Đông Pha, nhân đó làm một bài thơ đùa cợt trong đó có hai câu như sau:

“Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống,
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu”

Từ đó, sư tử Hà Đông được dùng để chỉ những bà vợ có tính ghen tuông. Mỗi khi xảy ra việc gì lập tức nổi cơn tam bành với chồng.

Câu chuyện cũng cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì lòng tôn sùng đạo Phật và sự kiên nhẫn trong gia đình, cũng như tầm quan trọng của việc giữ gìn những giá trị văn hóa dân gian để truyền lại cho thế hệ sau.