Thực ra, câu thành ngữ chính xác phải là “buôn tảo bán tần” (Hoặc “buôn tần bán tảo“).  Ca dao xưa có câu:

“Cô Hai buôn tảo bán tần
Cô Ba đòi nợ chỗ gần chỗ xa.”

Vậy tảo tần ở đây có nghĩa là gì? Trong cuốn Hán Việt từ điển giản yếu, học giả Đào Duy Anh đã giảng từ này như sau: “rau tảo với rau tần là thứ rau làm đồ tế [tức đồ cúng]. Kinh Thi có câu: Thái tần thái tảo là việc chuyên trách của người chủ-phụ [tức người đàn bà làm chủ trong nhà]“.

Nguyện tu tốt để đền ơn Mẹ đã tảo tần -

Nói rõ hơn, thành ngữ “buôn tảo bán tần” có xuất xứ từ bài thơ “Thái Tần” (采蘋) của Khổng Tử. Nguyên văn như sau:

于以采蘋?Vu dĩ Thái Tần,
南澗之濱。Nam gián chi tân
于以采藻?Vu bỉ Thái Tảo
于彼行潦。Vu bỉ hàng lạoDịch nghĩa:

Đi hái rau Tần,
bên bờ khe phía nam,
đi hái rau Tảo,
bên lạch nước kia.

Dịch thơ:

Để mà đi hái rau tần,
Núi nam hay mọc ở gần bờ khe.
Tảo kia ta hái luôn về,
Bên đường nước chảy dầm dề sau mưa.
(Bản dịch Tạ Quang Phát)

Tần ở đây có nghĩa là rau lục bình nổi trên mặt nước, người Giang Đông gọi là bèo. Tảo là loại rong tụ, tảo ở đáy nước, cọng như ngọn cây thoa, lá như cỏ bồng.

Theo cách chú giải truyền thống thì câu thơ trên ca ngợi người “vợ hiền dâu thảo”, chăm chỉ hái rau Tần, rau Tảo về làm cỗ cúng tổ tiên. Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, “Tảo Tần” tượng trưng cho đức tính siêng năng, chịu khó, hay làm hay làm của người phụ nữ.

Ở Việt Nam, ý biểu trưng của “Tảo Tần” cũng được sử dụng nhiều trong văn học cổ. Chẳng hạn, trong truyện Phạm Tải – Ngọc Hoa:

Sớm khuya chăm việc tảo tần
Thờ cha kính mẹ đôi lần chẳng sai