Chúng ta thường nghe từ “thân thích” để chỉ những người quen, đặc biệt là bà con, họ hàng. “Thân” thường được hiểu là gần gũi, dễ chia sẻ. Vậy còn “thích”? Liệu đây có phải là “thích” trong “yêu thích” hay không?

Thực tế không phải như vậy. Để nắm được “thích” là gì thì ta cũng phải hiểu kĩ về “thân”. Từ điển Hán Nôm cho biết: “Thân”, Hán tự là 親 có nghĩa là họ nội còn “thích”, Hán tự là 戚 dùng để chỉ họ ngoại. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị cũng giảng: “Thích: bà con khác họ”. Bà con mà khác họ tất nhiên là bên ngoại chứ không đâu khác!

Ai được xem là “người thân thích” của quan chức?

Chính vì chỉ họ hàng hai bên nội ngoại mà “thân” với “thích” được dùng chung. Thời xưa, họ hàng của vua bên nội được gọi là “hoàng thân”, còn bên ngoại là “ngoại thích”. Ta cũng có cụm từ “hoàng thân quốc thích” để chỉ những người có liên hệ huyết thống đối với hoàng gia. Lâu ngày, nghĩa của “thân” và “thích” bị biến đổi dần, ngay cả người không có quan hệ máu mủ gì nhưng gần gũi, quen thuộc vẫn được gọi là “thân thích”.

Có người suy ra rằng: “thích” như thế có liên quan tới “bên ngoài”, vậy phải chăng đây cũng là “thích” trong “thích khách”? Vì “thích khách” cũng đột nhập từ ngoài, nếu giả thuyết trên đúng thì ta có thể dịch là “khách ở ngoài”, nghe cũng hợp lý. Rất tiếc, “thích” trong “thích khách” lại có Hán tự là 刺, tức “đâm”, “chích”, “chọc”. Vậy “thích khách” (刺客) phải là “kẻ đâm chém” mới đúng. Chữ này (刺) cũng chính là “thích” trong “kích thích” (擊刺)

Thân thiết là sự gắn bó, thân mật và có tình cảm đằm thắm: Bạn bè thân thiết.