Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nghĩa công nặng hơn tình riêng

Tình với nghĩa cùng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận: tình nặng hơn nghĩa thì ta giữ tình nghĩa nặng hơn tình thì ta trọng nghĩa.

Quân nước Tề sang đánh nước Lỗ. Khi đến chỗ giáp giới, trông thấy người đàn bà một tay bồng một đứa bé, một tay dắt đứa nữa. Người đàn bà thấy quân kéo tới, vội vàng bỏ đứa đang bồng trên tay xuống mà bồng đứa bé đang dắt rồi chạy trốn vào trong núi. Đứa bé kia chạy theo khóc, người đàn bà cứ chạy không ngoảnh lại.

Một viên tướng nước Tề cho bắt đến hỏi:

– Đứa bé nàng bế chạy là con ai? Còn đứa trẻ nàng bỏ liều là con ai?

Người đàn bà thưa: “Đứa tôi bế là con anh cả tôi; đứa tôi bỏ lại là con tôi. Tôi thấy quân lính kéo đến, sức tôi không thể bảo toàn được cả hai đứa, cho nên tôi đành phải bỏ con tôi lại”.

Viên tướng nước Tề nói: “Con với mẹ kể tình thân yêu thì đau xót lắm. Nay bỏ con mình lại mà chạy lấy con anh là cớ làm sao?”.

Người đàn bà nói: “Con tôi là “tình riêng”, con anh tôi là “nghĩa công”. Con đẻ tuy đau xót thật nhưng đối với việc nghĩa thì tính làm sao. Cho nên tôi đành bỏ liều con tôi mà làm việc “nghĩa”. Tôi không thể nào chịu tiếng “vô nghĩa” mà vác mặt sống ở nước tôi được”.

Viên tướng nước Tề dừng quân lại, sai người tâu với vua Tề rằng:

– Nước Lỗ chưa thể đánh được. Quân ta mới đến chỗ cương giới, đã thấy con mụ đàn bà xó rừng còn biết làm điều “nghĩa” chẳng chịu đem “tình riêng” mà hại “nghĩa công”, huống chi là những bậc quan lại, sĩ phu ở trong nước. Xin kéo quân về”.

Vua Tề cho là phải.

Sau vua Lỗ biết chuyện này, thưởng người đàn bà một trăm tấm lụa và phong cho hai chữ “Nghĩa cô”.

Lưu Hướng liệt nữ truyện

Lời bàn:

Tình với nghĩa cùng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận: tình nặng hơn nghĩa thì ta giữ tình; nghĩa nặng hơn tình thì ta trọng nghĩa.

Như người đàn bà nói trong truyện đây là so cái “tình riêng” đối với “nghĩa công”, thì không còn phải do dự gì nữa. Thế nào là tình riêng? Là cái lòng yêu riêng của một mình mình. Thế nào là nghĩa công? Là cái việc phải đối với nhà, với nước, với thiên hạ. Tình riêng cứ kể cũng là nặng, nhưng so với nghĩa công thì nghĩa công còn nặng gấp mấy mươi. Nghĩa công đã nặng thì đến cái thân là của yêu nhất của mình ở còn có thể hy sinh để mà giữ nghĩa, huống chi là những thứ ngoài thân. Người đàn bà đây hiểu thấu lẽ ấy nên mới đành đem nghĩa để đoạn tình, chẳng vì tình mà hại nghĩa để giữ lấy nòi giống ông cha nhà chồng. Ngờ đâu cái ảnh hưởng của việc nghĩa ấy còn làm quân ngoại xâm Tề phải kéo nhau về, vì chúng nghĩ: “Nước người có thể cướp được, lòng dân có nghĩa không thể cướp được, về mới cao, sống chung sao được”. Thế mới hay, làm dân một nước mà không biết trọng “nghĩa” là người dân tai hại to cho tổ quốc vậy.

Sự thật kinh hoàng về tục hiến tế người thời xưa

Hiến tế con người là việc làm rùng rợn, đẫm máu mà nhiều nền văn minh cổ xưa thực hiện. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, những...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 14/25 – Sơ Đăng, một dân tộc đầu đàn

Chúng tôi tin rằng người Thượng Việt là gốc tổ của Lạc bộ Trãi và Thượng Nam Dương là gốc tổ của Lạc bộ Mã. Đại danh từ Any đã...

Về mốc thời gian thành lập thành phố Sài Gòn

Trong dịp chuẩn bị kỷ niệm năm thành lập Thành phố Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh, theo tôi được đọc trên một số báo chí, thì...

Mạc Đăng Dung có dâng đất cho nhà Minh hay không?

Xưa nay sử chép rằng Thái Tổ nhà Mạc là Mạc Đăng Dung đã cắt đất Đại Việt dâng cho nhà Minh để bảo vệ ngôi báu, lưu lại tiếng...

Lang bạt và lang bạt kỳ hồ

Xin ông cho biết, trong tiếng Hán, hai tiếng “lang bạt” và câu “lang bạt kỳ hồ” có nghĩa giống như trong tiếng Việt không? Nghĩa của câu “lang bạt...

Đàng Trong qua khảo cứu nước ngoài: Lối dựng nhà tài tình

Ở Nước Mặn chúng tôi được tiếp đãi với tất cả sự sang trọng mà quan trấn thủ Quy Nhơn đã truyền phải dành cho chúng tôi. Ngay ngày hôm...

Chúa Chổm có thực sự nợ đến ngập đầu?

Người Việt có câu “nợ như Chúa Chổm” để nói về ai đó mắc nợ quá nhiều, câu chuyện về Chúa Chổm cũng chỉ được truyền miệng trong dân gian,...

Thời bao cấp – Thế nào mới đúng mốt?

Thời trang trong giai đoạn bao cấp và đầu đổi mới luôn hằn sâu trong tâm trí nhiều người thế hệ trước theo những cách vô cùng ấn tượng. Những...

Súp hay Xúp?

Súp hay Xúp? Từ chính xác phải là “xúp”. Đây là từ mượn từ tiếng Pháp soupe, cùng một nguồn với từ tiếng Anh “soup”. Tuy viết là “soupe” nhưng...

Tục khao lão

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thì ông chống gậy ra. (Nguyễn Khuyến) Lên lão cũng phải khao. "Khao lão" không khó khăn như khao vị thứ...

Sự Khác Biệt Giữa Thức Ăn Việt Và Tàu

Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đã trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi: Người Việt Nam...

Dòng Họ Gia Đình Hồ Tiêu

Dòng họ gia đình Hồ Tiêu không đông đảo lắm. Đó là một gia đình nổi tiếng cay nồng gốc ở vùng nhiệt đới hay bán nhiệt đới trên thế...

Exit mobile version