Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhân quả báo ứng của người ăn mày mù lòa

Ngày nọ, một người ăn mày mù bị một đứa trẻ dùng côn gỗ đánh vào trán làm sưng lên một cái u. Anh ta dùng tay sờ lên chỗ sưng với vẻ mặt không hề tức giận. Vừa dùng tay xoa xoa chỗ đau, vừa cười cười. Một người ăn mày khác nhìn thấy vậy cảm thấy vô cùng khó hiểu, liền hỏi: “Cậu mỗi lần bị đánh đều vui tươi hớn hở. Lòng của cậu sao có thể độ lượng rộng lớn như vậy?”

Người ăn mày mù nói: “Tôi đang tìm lại phúc báo của mình!”

“Thật là khó hiểu?”, người ăn mày ngồi bên cạnh thốt lên.

Người ăn mày mù trầm ngâm một lát rồi nói: “Tôi sẽ kể cho cậu nghe câu chuyện này thì cậu sẽ hiểu ngay!”

Nói rồi, người ăn mày mù bắt đầu cất lời kể:

“Trước đây rất lâu rồi, cách kinh thành không xa có một gia đình giàu có, chủ nhân tên là Lý Phóng. Mặc dù vô cùng giàu có nhưng mãi đến tuổi trung niên, vợ chồng họ mới có con nên vô cùng vui mừng và đặt tên là Đại Hỷ. Hai vợ chồng họ vui mừng quá không biết đối xử với đứa con này thế nào cho phải nên nuông chiều Đại Hỷ từ bé, muốn gì được đấy, thậm chí đứa trẻ muốn đánh ai thì đánh, cả gia đình và người ở đều vui vẻ tiếp nhận.

pxhere

Khi Đại Hỷ lớn lên, cậu ta càng hoành hành ngang ngược, khiến cho hàng xóm láng giềng sống cũng không được yên thân. Mỗi ngày Đại Hỷ đều tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền bạc.

Một ngày, Đại Hỷ đang đi trên đường thì gặp một cô gái xinh đẹp, hắn ta lập tức nảy sinh ý đồ xấu, có hành vi khiếm nhã với cô gái. Cô gái đang lúc sợ hãi thì gặp được một vị lão hòa thượng cứu đi.

Ngày hôm sau, Đại Hỷ tìm đến ngôi chùa mà vị lão hòa thượng kia sinh sống. Vừa bước vào cửa chùa thì lão hòa thượng cũng từ cửa chính đi ra. Đại Hỷ đoán rằng cô gái đó trốn ở bên trong nên muốn xông vào tìm nhưng bị lão hòa thượng ngăn lại. Đại Hỷ không nói không rằng, dùng gậy gỗ đánh vào đầu lão hòa thượng. Có lẽ, vì đánh trúng vào huyệt nên lão hòa thượng lăn đất bất tỉnh và qua đời.

Đại Hỷ bị quan phủ bắt và kết tội phải đền mạng. Hắn ta không những không hối cải mà còn đổ tội cho vị lão hòa thượng đã chiếm đoạt cô gái kia của anh ta. Gia đình vì muốn giải vây miễn tội cho con trai, nên đã bán sạch gia tài để nhờ quan huyện tha mạng cho. Ngay khi chuộc Đại Hỷ về, không ngờ đêm đó nhà họ bị cháy dữ dội, người mẹ bị lửa bốc lên làm mù mắt, người cha bị bỏng liệt người, rồi qua đời sau đó không lâu.

Cả người cả của đều bị tan biến mất, lúc này Đại Hỷ mới bừng tỉnh ngộ. Hắn ra sức làm mọi cách hiếu kính với mẹ, làm các việc mà xưa nay chưa từng làm như nấu cơm, giặt quần áo, đi làm thuê kiếm gạo. Cứ như vậy mãi cho đến khi người mẹ qua đời. Mấy năm sau, Đại Hỷ cũng vì bị bệnh tật không có tiền cứu chữa mà ra đi.

Đại Hỷ khi xưa chính là tôi ở kiếp này. Ngay từ khi ra đời tôi đã bị mù và bị cha mẹ bỏ rơi. Người nhặt tôi về nuôi chính là một người phụ nữ nhặt ve chai tàn tật. Tôi dựa vào sự chăm sóc của mẹ nuôi mà lớn lên. Sau đó, mẹ nuôi của tôi vì bị bệnh mà qua đời. Tôi lại trở thành đứa trẻ mù mồ côi.

Hôm ấy vì quá đau khổ, tôi đã đến bên mộ của mẹ nuôi tôi ngồi tựa vào đó mà khóc, tôi gào khóc đến chết đi sống lại, vừa khóc vừa trách mắng ông trời bất công, mãi cho đến lúc mệt quá mà thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc ngủ thiếp đi ấy, tôi đã gặp một ông lão tóc bạc phơ, mờ ảo hiện ra.

Ông lão ấy đưa tay vẽ một cái, làm tái hiện lên rất nhiều việc hung ác khiến tôi thấy sợ. Cuối cùng ông lão thở dài nói:

‘Tất cả những tội ác ban nãy ngươi chứng kiến, đều là ngươi đã làm ở kiếp trước đấy! Tội nghiệp của ngươi quá lớn, không những bắt nạt con trai, ức hiếp con gái, tiêu xài phung phí mà điều không thể tha thứ chính là phỉ báng, đánh chết người tu hành.

Tội nghiệp vô cùng sâu nặng, nhưng niệm tình ngươi cuối cùng đã biết tận hiếu với mẹ già nên ngươi mới được đầu thai làm người. Được làm người nhưng phải chịu tội, ba đời không có tiền bạc, ba đời không có hôn nhân, ba đời làm ăn mày mù.

Mẹ nuôi của ngươi ở kiếp này chính là mẹ của ngươi ở kiếp trước, bởi vì kiếp trước ngươi có hiếu với mẹ nên kiếp này bà ấy đã nhận nuôi ngươi khôn lớn. Ở kiếp này, nếu như ngươi có thể giữ được tâm tính làm người tốt thì mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng, khổ tận cam lai, kiếp sau sẽ có phúc báo!’”.

****

Người xưa thường nói: “Người đáng thương tất có chỗ đáng giận!”. Từ câu chuyện có thể thấy, thiện ác có báo là thiên lý. Hãy hành thiện tích đức để kiếp này và kiếp sau được hưởng phúc báo!

Bài ca Đông Quân, Khuất Nguyên và lịch sử Tộc Việt

Ðông quân, một trong chín bài trong Cửu Ca, là một phần trong tập Sở Từ do Khuất Nguyên sáng tác (1). Sở Từ cùng với Kinh Thi được coi...

Nhơn vật Hoa kiều hồi Tây mới qua

Những nhơn vật Trung Hoa đặc sắc nhứt từ buổi tây sang Nam Việt. Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và...

Lúa De An Cựu

Tôm rằng bóc vỏ bỏ đuôi Gạo De An Cựu mà nuôi mẹ già Lúa bây giờ nhiều rất nhiều giống mới, với nhiều ưu thế như ngắn ngày, kháng...

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Những hình ảnh quý hiếm về mẹ vua Bảo Đại ở Huế năm 1972

Có mặt ở Huế năm 1972, nhiếp ảnh gia Pháp Habans Patrice đã ghi lại những hình ảnh quý giá về bà Từ Cung – mẹ cựu hoàng Bảo Đại....

Miếu Và Miễu Ở Miền Quê

Ở miền quê, một trong nhiều nét tiêu biểu về việc cúng tế ở đình, chùa, thánh thất còn là việc cúng miếu và miễu hằng năm. Theo Việt Nam...

Cái đòn gánh

Trong thơ thì có: “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” (Ca dao), trong nhạc thì có “Gánh, gánh, gánh… Gánh lúa về…” (Gánh Lúa – Phạm Duy và...

Nguyễn Cát Tường – Ông chủ hãng xe Lux ở Hà Nội

Nguyễn Cát Tường hay Le mur Cát Tường là cái tên nổi tiếng, gắn liền với những mẫu áo dài cách tân ở Hà Nội vào những năm 1930 của...

Phụ Nữ Trong Vương Triều Nhà Lý

Lý Công Uẩn sáng lập ra vương triều nhà Lý thay nhà Tiền Lê, lên làm vua dưới danh hiệu là Lý Thái Tổ năm 1010 và để lại dấu...

Nguồn gốc các triều đại Lý và Trần

Về vấn đề nguồn gốc của triều Lý Trần, thì dựa trên một số ghi chép lịch sử, đã xuất hiện luồng quan điểm cho rằng đây là các triều...

Petrus Ký: Người con của đất Vĩnh Long, Nhà văn hóa giáo dục lớn của người dân Việt

Hai tiếng Petrus Ký ngắn gọn đã đi sâu vào lòng người dân Miền Nam từ hơn thế kỷ nay và sẽ còn ở đó mãi mãi cho dù có...

Tìm hiểu về lịch sử của người Lạc Việt

Trong những ghi chép về cộng đồng tộc Việt trong lịch sử, thì Lạc Việt là một trong những tên tên gọi được các sách sử Trung Hoa ghi chép...

Exit mobile version