Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những đứa trẻ mưu sinh nơi đô thị

“Cô ơi mua giùm con tờ vé số, chú ơi mua cho em ổ bánh mì”. Giọng mời gọi trong veo của các em xen giữa âm thanh xô bồ, náo nhiệt của phố thị.

Vào những ngày hè này người ta dễ dàng bắt gặp những đôi chân nhỏ nhắn, gầy guộc lê bước khắp các hang cùng ngõ hẻm bán từng tờ vé số, ổ bánh mì hay cục kẹo mút. Phía sau cuộc mưu sinh lầm lũi của những đứa trẻ nghèo khó ấy là mơ ước cháy bỏng một tập sách mới, một chiếc xe đạp để được đến trường như bao trẻ thơ khác

Tuổi thơ cơ cực

Vào một buổi chiều trời Sài Gòn mưa như trút nước, tôi tấp xe vội vào mái hiên một ngôi nhà cao tầng trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Vừa lúc ấy, có hai đứa trẻ mặt mày lấm lem đội mưa chạy tới chỗ tôi và mọi người đang trú mưa đưa mời vé số, đứa mời bánh mì. Nhìn chúng trong bộ dạng co rúm, ướt át đôi môi nhợt nhạt vì lạnh nhiều người thấy tội nghiệp mua giùm. Chúng cảm ơn rối rít giọng rặc miền Trung.

Bé gái có cái tên thật đẹp -Trần Bình Minh, 12 tuổi, quê ngoài Quảng Bình. Vừa học xong lớp 6 là Minh theo mẹ vào Nam bán vé số kiếm tiền. Em thủ thỉ: “Ba em mất cách đây 3 năm rồi. Ngày đó ba theo thuyền ra biển đánh cá rồi không quay trở về nữa. Người ta bảo thuyền của ba gặp bão bị mất tích không tìm thấy người. Từ ngày đó, mẹ gửi hai chị em ở nhà với ngoại còn mẹ vào Sài Gòn bán vé số dạo. Một năm mẹ mới về thăm chúng em một lần.”

Lưu bản nháp tự động

Tôi nhìn sang bên cạnh, em trai đen nhẻm, môi tím tái vì mưa táp vào mặt. Em có cái tên cũng thật tuyệt – Lê Quang Sáng, 10 tuổi nhưng trông em già dặn hơn rất nhiều. Sáng quê Quảng Nam, cũng như Minh, vừa được nghỉ hè là em tức tốc khăn gói vào TPHCM đi bán dạo cùng mẹ.

Em kể: “Em tự mình bắt xe vào đây vì mẹ em bận đi bán suốt ngày không có thời gian về đón em được. Dì đưa em ra bến xe, em tìm đúng tuyến xe mẹ hướng dẫn trước lúc đi, tới bến xe Miền Đông thì mẹ ra đón. Những ngày hè này không riêng gì em đâu mà nhiều bạn cũng tranh thủ nghỉ học đi làm thêm nên rất đông vui.”

Mỗi ngày các em phải dậy từ 5 giờ sáng đi lấy hàng về bán cho tới khi nào mỏi gối, chùn chân, đôi mắt nặng trĩu mới chịu về phòng ngủ. Do chưa thông thạo địa hình, đường đi lối lại nên người lớn để cho các em bán quanh quẩn ở những con hẻm, quán cà phê gần chỗ ở. Chúng đi và đi không biết đến thời gian nào là giờ nghỉ trưa, giờ ăn tối. Đói thì nhai vội ổ bánh mì hoặc ăn nhanh cái bánh rán cho lưng bụng rồi đi tiếp.

Minh tâm sự: “Lúc mới vào đây, em sợ lắm, phố thì đông, đường xá cứ đan xen nhau không biết đâu mà tìm về nhà. Có lần em bị lạc đến tận 23 giờ, may mà có bác xe ôm tốt bụng đưa về tận ngõ”. Còn Sáng kể:  Hôm nọ đi bán mệt quá, em nằm ở vỉa hè ngủ lả đi lúc nào không biết, mãi mấy tiếng sau tỉnh dậy hoảng hồn sờ khắp người xem có mất gì không. May quá bánh mì vẫn còn, tiền để trong bọc ni lông trong giỏ bánh chưa mất. Em mừng quá chạy thẳng về nhà nghỉ luôn.

Trời vẫn mưa. Câu chuyện tôi tình cờ nghe được từ hai em nhỏ tha phương kiếm sống như những hạt mưa giăng nặng vào lòng. Chúng co ro, cúm rúm mặc cho mưa táp vào mặt, áo quần ướt sũng ấy vậy mà vé số vẫn khô, bánh mì vẫn nóng, ấm. Bất giác tôi quay mặt đi mặc cho mưa tuôn vào mắt cay xè.

Ước mơ đến trường

Minh cho biết tiền em kiếm được trong dịp hè này mẹ cho hết để em mua sách vở, nếu có dư giả nữa em sẽ mua một chiếc xe đạp để đi học. Đây là mùa hè thứ hai Minh rời quê đi bán vé số, chẳng thế mà trông em cứng cỏi, nhanh nhẹn mời chào, cảm ơn rối rít mỗi khi khách mua vé số ủng hộ.

Minh kể: “Năm ngoái mới đi bán còn bỡ ngỡ, bán cả ngày được có hơn chục tờ. Vừa buồn vừa nhớ nhà. Em khóc suốt may mà có mẹ ở bên cạnh động viên chứ không em bỏ về quê rồi. Nhà em đất đai không có, ông bà phải vất vả lắm mới nuôi nổi hai chị em có cơm ăn no. Không riêng gì em đâu, trong xóm nhiều bạn còn nhỏ hơn em đã đi làm cả rồi. Nếu không đi làm thì vào năm học mới sẽ không có sách vở, quần áo để đến trường. Mẹ em làm cũng chỉ đủ trả nợ và nuôi chúng em ăn thôi chứ không kham nổi cả việc học nữa”.

Hoàn cảnh của Sáng còn khó khăn hơn. Mồ côi cha từ nhỏ, trận lụt năm ngoái đã cuốn sạch nhà cửa, hoa màu của gia đình ra biển. Mẹ Sáng khóc ngất mấy ngày liền, sau đó đành gửi con cho người em gái vào Nam kiếm sống. Sáng học giỏi, năm nào cũng được phần thưởng. Thương mẹ nên Sáng xin dì cho vào TPHCM kiếm tiền phụ mẹ.

Sáng kể: “Mẹ em lúc đầu không đồng ý, nhưng thấy em năn nỉ quá đành chấp nhận cho em vào đây để mẹ con gặp nhau chứ cả năm trời rồi xa mẹ, nhớ lắm. Mẹ bảo em làm được gì thì làm, còn nhỏ quá không cần phải đi kiếm tiền sớm đâu, sau này già lại mất sức như mẹ bây giờ thì khổ”.

Minh, Sáng và bao đứa trẻ khác đang mưu sinh trong những ngày hè này, các em luôn mong ước sẽ kiếm được chút ít tiền để con đường đến trường của mình đỡ nhọc nhằn hơn. ở những đứa trẻ khác ngày hè là thời gian nghỉ ngơi, du lịch bên gia đình, người thân, là quãng thời gian lý thú nhất của tuổi thơ. Nhưng xung quanh ta vẫn còn hàng nghìn những tuổi thơ đi bán mùa hè như thế. Các em hạnh phúc vì tự tay kiếm tiền đỡ đần cha mẹ. Đằng sau sự hồn nhiên ấy có không ít những giọt mồ hôi đắng chát đổ ra cho cuộc mưu sinh vất vả, hiểm nguy này.

*Bài viết đã được thay đổi tiêu đề*

Tỳ Kheo nghĩa là gì?

Trên Kiến thức ngày nay, số 236, ông có nói về hai tiếng “tì khưu”. Tôi có đọc cuốn Tầm-nguyên từ điển của Lê Ngọc Trụ (1993) thì sách này...

Sài Gòn – Chợ Lớn thập niên 1920

Những hình do nhiếp ảnh gia Pháp Ludovic Crespin thực hiện vào đầu thập niên 1920 ở Sài Gòn sẽ khiến người xem ngỡ ngàng… Superbe album grand format édité...

Tại Sao Gọi Họ Là Người Tàu?

Phần thứ nhất Cách đây gần một năm, một người thuộc giới tri thức hàng đầu, ông Arjen Nguyen chuyển cho thân hữu mình một bài viết mang tên là “Ba...

Sài Gòn năm 1968 – 1969 qua 100 bức ảnh của Brian Wickham (Phần 1)

Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi....

Cầm cân nảy mực là gì?

Chúng ta thường dùng câu “cầm cân nảy mực” để chỉ những người thi hành công lý. Chính vì liên quan đến pháp luật mà không ít người đã hiểu...

Nhớ còi tàu tuyến xe lửa Đà Lạt Tháp Chàm

“Những chiều nghỉ học, tôi hay tới,/ Đón chuyến tầu đi, đến những ga./ Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,/ Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”. Đó là...

Dalat – tuổi thơ – Thầy – Bạn

Tôi đi học trễ những 2 năm . Khi tôi vào lớp năm,gọi là lớp Đồng ấu (lớp 1 bây giờ) thì tôi đã 7 tuổi.Nhưng đám bạn tôi cũng...

Kẹt xe ngày trước ở Sài Gòn

Những khoảnh khắc đẹp của Sài Gòn ở những thập niên trước thật dễ khiến người xem nao lòng. Với nhịp độ hối hả của cuộc sống hiện đại, chúng...

Sự thật chuyện vua quan Nguyễn coi than đá là “Quái vật”?

Trong cuốn “Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn” của ông Phạm Khắc Hòe, (ông Hòe nguyên là Đổng lý Ngự tiền Văn phòng triều Bảo Đại trước tháng 8/1945. Ông...

Vì sao nơi làm việc của quan lại được gọi là ‘nha môn’

Trong các tiểu thuyết hay các bộ phim cổ trang thường có những tình tiết dân chúng đến nha môn để khiếu kiện. Vậy vì sao phủ quan, nơi làm...

Tất cả những điều cần biết về bia rượu

Không phải ai uống rượu, bia cũng bị lệ thuộc. Nhưng khi đã lệ thuộc rượu, bia, người sử dụng khó có thể từ bỏ, hoặc khó có thể giảm...

Toàn cảnh lịch sử chiếc cúp vàng danh giá của World Cup

Khoảnh khắc vĩ đại nhất của lịch sử World Cup là khi Dino Zoff – thủ môn huyền thoại của Italy nâng chiếc cúp vàng FIFA World Cup năm 1982....

Exit mobile version