Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phản biện và cãi bướng

Phản biện là gì?

Là nhìn nhận và phân tích, đánh giá một thông tin đã có một cách logic, khách quan, tỉ mỉ, rõ ràng, đầy đủ bằng chứng dựa trên kiến thức, hiểu biết sâu rộng của bản thân nhằm đưa ra góc nhìn chính xác, hòng đem lại cái nhìn tổng thể cho một vấn đề.

Cãi bướng là gì?

Là nhìn nhận và phân tích, đánh giá một thông tin đã có một cách chủ quan, hời hợt, mập mờ, không có chứng cứ dựa trên hiểu biết nông cạn và thiếu kiến thức của bản thân nhằm mục đích phán xét và để khẳng định bản thân.

Để có thể phản biện, nhất định cần có kiến thức, hiểu biết. Cãi bướng thì không cần gì ngoài to mồm, nhanh tay và đủ liều để thể hiện ý thích cãi bướng của mình cho thiên hạ thấy.

Trong nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội hoặc trong cuộc sống, ta thấy, rất đông người cãi bướng và lầm tưởng đó là phản biện. Khi được giải thích họ vẫn cãi và khăng khăng mình có lý, mình đúng. Nếu lằng nhằng cãi bướng rồi bị block thì họ tiếp tục mắng người block mình là “không có dân chủ, độc tài, không tôn trọng ý kiến khác chiều, không cho phản biện”!?

Tôi gặp tình trạng này rất nhiều trên trang facebook cá nhân và cả trong cuộc sống. Kiên trì giải thích mãi cũng có lúc phải nổi khùng vì người cãi bướng thường xổ toẹt vào tri thức, chẳng tiếp thu gì ngoài cái lý của bản thân.

Phản biện rất cần thiết trong mọi vấn đề vì nhờ phản biện mà ta tránh bị chủ quan trong một vấn đề, giải pháp. Chính phủ đưa ra một dự án, dự án đó luôn là ý chí của một cá nhân hay tập thể lãnh đạo, không (hoặc chưa) phải là điều tốt nhất, đúng nhất. Nếu trí thức, người dân có kiến thức đóng góp ý kiến phản biện thì chính phủ mới nhìn ra những điểm còn thiếu khuyết chưa tính đến trong dự án đó.

Một chính phủ tốt là chính phủ biết tôn trọng và lắng nghe những ý kiến phản biện. Một người tiến bộ là một người biết lắng nghe lời phản biện, đóng góp. Một chính phủ không biết nghe phản biện, thậm chí coi phản biện là thù địch thì đó là một chính phủ độc tài chuyên chế, trì trệ không thể phát triển. Một người phủ nhận hoàn toàn mọi phản biện, ý kiến trái chiều là người bảo thủ, độc đoán và thụt lùi.

Cãi bướng có gây hại không? Có. Trước tiên gây hại cho chính người cãi bướng. Vì lúc nào cũng bảo thủ ý kiến của mình là duy nhất đúng nên người cãi bướng sẽ thường xuyên mắc phải sai lầm, nhưng lại không học được bài học kinh nghiệm từ những sai lầm ấy mà luôn đổ lỗi cho người hoặc hoàn cảnh để tiếp tục cãi bướng.

Bên cạnh đó sẽ gây hại cho tất cả những người xung quanh hoặc những ai làm việc cùng. Giải pháp đúng của người khác luôn bị người cãi bướng bác bỏ, không làm theo, từ đó công việc bị ảnh hưởng. Người cãi bướng còn gây xáo trộn, lộn xộn, chia rẽ, mất đoàn kết trong một nhóm, tổ chức.

Làm thế nào để nhận biết một người hay chính bản thân mình đang phản biện hay cãi bướng?

Tôi viết: “Sử dụng roi vọt như một biện pháp giáo dục với trẻ em là một điều sai trái. Chúng ta cần phải chấm dứt việc này.”

Người phản biện sẽ viết: “Voi nói vậy có chứng cứ gì không? Hãy đưa ra các số liệu hoặc các công trình nghiên cứu tác hại của việc roi vọt để chứng minh.”

Khi nhận được lời phản biện này, tôi phải tìm tài liệu, nghiên cứu để chứng minh cho người phản biện thấy luận điểm của tôi là chính xác. Nếu tôi bảo, “Mệt quá, không biết gì thì im đi!” là tôi bậy và độc đoán. Người phản biện khi được tôi giải thích, chứng minh bằng số liệu cụ thể thì thường sẽ đi đến thống nhất quan điểm và cùng nhau lên tiếng để ngăn chặn việc sử dụng roi vọt với trẻ.

Người cãi bướng sẽ viết: “Đầy người bị bố mẹ, thầy cô đánh đòn nhưng giờ vẫn thành công đấy thôi. Nói vậy là tào lao.”

Với kiểu cãi bướng này tôi có thể trả lời, có thể không. Thường tôi vẫn chọn cách trả lời bằng cách đưa ra số liệu, nghiên cứu và việc loại bỏ phương pháp roi vọt của các nước ra để chứng minh. Người cãi bướng sẽ hoàn toàn không quan tâm đến các tài liệu này, họ sẽ cố gắng tìm các tài liệu khác từ các nguồn vớ vẩn để chứng minh ngược lại. Bất chấp tiến bộ, bất chấp văn minh, bất chấp lý lẽ, miễn sao họ thắng trong một cuộc tranh cãi là đủ, họ hoàn toàn không hề quan tâm việc cãi bướng của họ có làm ảnh hưởng đến quan điểm, nhân sinh quan của đám đông hay không.

Qua ví dụ trên, ta nhận diện rõ hơn về phản biện và cãi bướng. Khi đọc một ý kiến hoặc thấy một vấn đề nào đó khác với suy nghĩ của mình, khoan hãy vội nói, viết ra lời ngay lập tức. Hãy đọc đi đọc lại, đọc thêm vài bài khác của người đó xem tư tưởng của họ có xuyên suốt không? Hãy tìm hiểu và thử đặt mình vào vị trí của họ xem mình có làm hoặc nghĩ khác đi không? Kiến thức của mình xung quanh vấn đề này có đủ chưa? Mình hiểu tới đâu? Liệu những gì mình biết đã đủ để đưa ra nhận xét, đánh giá?

Khi tự đặt những câu hỏi như trên, ta sẽ chậm lại và suy xét kỹ, không còn vội vàng hời hợt nữa. Nếu thấy đó là vấn đề cần phản biện thì viết thật rõ ràng bằng chứng cứ, lập luận chắc chắn và bám sát theo chủ đề.

Phản biện là tốt, cãi bướng là xấu, đừng nhầm lẫn và trộn lẫn.

Nhạc sĩ Anh Bằng và món nợ tình day dứt

Nhạc sĩ Anh Bằng là một tên tuổi gạo cội của dòng nhạc trữ tình. Những ca khúc của ông đã neo vào lòng người nghe nhiều cung bậc cảm...

Về ngôn ngữ “chát”

Trên báo Sài Gòn tiếp thị số 38 (11-4-2011), nhân chuyện Ban Biên tập của Oxford English Dictionary (OED) vừa thông báo đã bổ sung vào quyển từ điển một...

4 cảnh giới khó đắc nhất trong đời

Đời người có vui cũng có buồn, có niềm hạnh phúc cũng có lắm nỗi bi ai. Vậy nên, có thể giữ vững kiên cường trong nội tâm, giữ được...

Chai dầu “trị bách bệnh” từng khiến người Sài Gòn mê mẩn

Dầu Nhị Thiên Đường một thời từng được người dân gọi là “dầu trị bá bệnh”. Đau đầu, đau bụng, đau răng, cảm lạnh sổ mũi… người ta đều dùng...

Vài tấm ảnh thân thương ngày trước

Thi thoảng khi có thời gian rảnh tôi vẫn lấy mấy tấm ảnh cũ ra xem lại. Dưới tấm kính của chiếc bàn gỗ, từng cái ảnh của ngày xưa...

Những tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ trong thế kỷ XIX

Tác giả của những tác phẩm văn học sử dụng chữ quốc ngữ đầu tiên là các ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) và Trương Minh Ký...

Trống đồng Đông Sơn – Những kiệt tác hoa văn

Trống đồng Đông Sơn, những hiện vật có tầm vóc lớn cả về hình thể và cả về độ tinh xảo, những trống đồng Đông Sơn đã rất sớm nổi...

Trường học Phần Lan – Tấm gương cho giáo dục thế giới

Mọi nơi trong thành phố đều được xem là lớp học. Ở trường, học sinh có thể học bằng cách chơi game khi đang ngồi trên ghế lười hạt xốp....

Ảnh hiếm có khó tìm về Sài Gòn năm 1972

Năm bố con trên một chiếc Honda, đánh cờ caro trên vỉa hẻ, siêu xích lô chở trẻ em… là những hình ảnh thú vị về Sài Gòn năm 1972....

Nhà cổ Bình Thuỷ – dinh thự cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Không chỉ là một kiệt tác kiến trúc, nhà cổ Bình Thủy còn được ví như một “kho đồ cổ” quý giá. Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình...

Chùm ảnh: Khám phá Vườn Bách Thảo – công viên lâu đời nhất Hà Nội

Với tuổi đời hơn 100 năm, Vườn Bách thảo Hà Nội vẫn lưu giữ được những cây cổ thụ rất lớn, đã tồn tại qua nhiều biến cố trong lịch...

Những cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của “Tàu”

Phải nói là có nhiều thuyết khác nhau về nguồn gốc của từ Tàu này. Từ Tàu để chỉ người hay nước Trung Hoa đã xuất hiện từ rất lâu...

Exit mobile version