Những hình ảnh sinh động về Sài Gòn năm 1969 đã được tái hiện qua ống kính của George Lane, một cựu nhân viên quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Đường Hai Bà Trưng ở trung tâm Sài Gòn.
Đường Tự Do và bãi xe sau nhà hát Thành phố nhìn từ ban công nơi cư trú của nhiều nhân viên quân sự Mỹ.
Trục đường ở giữa bức ảnh là đường Cách mạng 1/11 (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi) dẫn đến sân bay Tân Sơn Nhất. Trục đường cắt ngang là đường Cộng Hòa (nay là đường Hoàng Văn Thụ). Sân vận động bên trái là sân Quân khu 7 ngày nay.
Đài phun nước giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi, trung tâm Sài Gòn vào buổi tối.
Tượng đài Lê Lợi trên bùng binh Cây Gõ ở cửa ngõ Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà.
Đường phố Sài Gòn buổi sáng.
Taxi Sài Gòn. Đây là mẫu xe Renault 4CV của Pháp, sản xuất từ năm 1947 – 1961.
Một chiếc Citroen Traction Avant dừng lại bên Quốc lộ 1 để sửa chữa. Mẫu xe này được sản xuất từ năm 1934 – 1957.
Phi cảng Sài Gòn – Tân Sơn Nhất.
Những chiếc xe tải trên xa lộ do Mỹ xây dựng.
Căn cứ ra đa Phú Lâm của Mỹ nằm ở phía Tây Nam Sài Gòn
Con đường dẫn đến căn cứ Phú Lâm.
Xe lam chở đầy người và hàng hóa trên đường ngoại ô Sài Gòn.
Đường đến căn cứ Long Bình.
Xe bọc thép của quân đội Sài Gòn cảnh giới trên Quốc lộ 1.
Hàng bán xăng lẻ bên đường.
Ráng chiều trên cầu Sài Gòn.
Khu dân cư ở Phú Lâm.
Hàng bán đèn ông sao dịp Giáng sinh ở bên đường.
Xa lộ Biên Hòa, nay là xa lộ Hà Nội.
Khung cảnh ngoại ô Sài Gòn.
Bãi rác.
Nghĩa trang Bắc Việt gần sân bay Tân Sơn Nhất. Nghĩa trang này được giải tỏa vào cuối những năm 1980, nay là khu dân cư gần sân vận động Quân khu 7.
Ngôi mộ cổ nằm giữa khu dân cư.
Trang trại ở ngoại ô Sài Gòn.
Hoàng hôn trên những bãi rác.
Một khoảnh khắc thanh bình ở ngoại ô.
Xe tang đi trên xa lộ Biên Hòa.
Đoàn xe lam trên xa lộ Biên Hòa, phía xa là núi Châu Thới.
Nhà máy gạch ở ngoại ô.
Nhà máy sản xuất hương trầm với những giàn phơi hương màu vàng gần Phú Lâm.
Khu căn cứ của quân đội Sài Gòn gần cầu Đồng Nai.
Khu nghĩa trang Pháp ở ngã tư Bảy Hiền, nay là Trung tâm văn hóa thể thao Tân Bình.