Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phần thưởng sâu sắc hơn hình phạt!

Quả là một người mẹ thông thái! Biết rằng đứa trẻ đã phá vỡ chiếc bình và nói dối, nhưng cô đã sử dụng phương pháp đặc biệt của riêng mình.

Hôm nay, khi đang lướt qua một tạp chí, tôi chợt thấy câu chuyện “Phần thưởng sâu sắc hơn hình phạt”. Trước đây, tôi cũng đã từng đọc câu chuyện hấp dẫn này, nhưng hôm nay, khi đọc lại, nó vẫn khiến tôi suy ngẫm…

Câu chuyện diễn ra trong một gia đình người Pháp bình thường. Một ngày nọ, sau giờ học, đứa trẻ chơi bóng rổ trong phòng khách. Đột nhiên, quả bóng rổ làm rơi một chiếc bình trên giá sách. “Choang!!!…”, chiếc bình rơi xuống sàn và vỡ thành các mảnh lớn. Đây không phải là một vật trang trí bình thường, mà là một cổ vật từ triều đại Bourbon (một hoàng tộc châu Âu có nguồn gốc từ Pháp).

Đứa trẻ cuống quýt lấy keo dán các mảnh vỡ lại với nhau và đặt nó trở lại vị trí như cũ với sự sợ hãi.

Tối hôm đó, người mẹ nhận thấy có một sự “thay đổi” trên chiếc bình. Trong bữa tối, cô hỏi đứa trẻ: “Con có làm vỡ cái bình không?”

Đứa trẻ nhanh trí nói: “Một con mèo hoang nhảy vào từ cửa sổ và không thể thoát ra được. Nó nhảy lên nhảy xuống trong phòng khách và cuối cùng làm rơi chiếc bình trên kệ”.

Người mẹ biết rất rõ rằng đứa trẻ đang nói dối, bởi mỗi ngày trước khi đi làm, cô đều cẩn thận đóng cửa sổ, khi tan tầm về nhà mới mở lại.

Người mẹ vẻ mặt không biến sắc, bình tĩnh nói: “À, mẹ đã sơ suất không đóng cửa sổ”.

Trước khi đi ngủ, đứa trẻ phát hiện có một miếng giấy ghi chú trên giường, là mẹ yêu cầu cậu bé đi đến phòng đọc sách.

Đứa trẻ đi xuống phòng đọc sách, nhưng ngập ngừng ngoài cửa, không dám đẩy cửa tiến vào. Người mẹ nhẹ nhàng cười nói: “Vào đi con trai”. Rồi cô lấy một cái hộp ra khỏi ngăn kéo, đưa một thanh sô-cô-la cho cậu bé: “Thanh sô-cô-la này là thưởng cho con. Vì con đã vận dụng trí tưởng tượng kỳ diệu của mình để tạo ra một câu chuyện ‘mèo nhảy qua cửa sổ mở’. Mai sau, con nhất định có thể viết tiểu thuyết trinh thám cực hay”.

Sau đó, cô đặt thanh sô-cô-la thứ hai vào tay đứa trẻ: “Thanh sô-cô-la này là thưởng cho con. Bởi vì con có khả năng sửa chữa vượt trội, mặc dù dùng keo, nhưng các vết nứt trên chiếc bình gần như được gắn kết hoàn hảo. Tuy nhiên, đây mới chỉ là vật phẩm sửa chữa. Đối với chiếc bình này, không chỉ đòi hỏi keo có độ bám dính tốt, mà còn cần có kỹ năng chuyên môn cao hơn. Ngày mai, chúng ta sẽ mang chiếc bình đến cho các nghệ nhân, để xem họ cách nào giúp nó trở về nguyên vẹn như ban đầu hay không”.

Người mẹ lại cầm thanh sô-cô-la thứ ba lên và nói: “Thanh sô-cô-la cuối cùng này là lời xin lỗi sâu sắc của mẹ. Là một người mẹ, mẹ không nên đặt chiếc bình ở nơi dễ rơi, đặc biệt là trong nhà có một cậu con trai yêu thể thao như con. Hy vọng con sẽ không đánh vỡ nó hoặc lo lắng khi chơi”. 

Đứa trẻ nghe xong những lời này, mắt ngấn nước, chỉ nghẹn ngào nói: “Mẹ ơi …”

Từ đó về sau, đứa trẻ không bao giờ dám nói dối nữa. Bất cứ khi nào cậu muốn nói dối, ba thanh sô-cô-la sẽ xuất hiện trước mặt cậu.

Quả là một người mẹ thông thái! Biết rằng đứa trẻ đã làm vỡ chiếc bình và nói dối, nhưng cô đã sử dụng phương pháp đặc biệt của riêng mình. Có vẻ như là phần thưởng, nhưng thực tế đã trừng phạt lỗi của đứa trẻ một cách nghiêm túc. Vừa nghiêm khắc nhưng cũng vừa bảo vệ lòng tự trọng của đứa trẻ.

Mỗi ‘hương vị’ của từng miếng sô-cô-la, mỗi câu nói đều chứa đựng những hiểu biết và nghệ thuật giáo dục độc đáo của người mẹ. Đặc biệt là thanh sô-cô-la thứ ba, cô đã dùng sự chân thành kiểm điểm sơ suất của chính bản thân mình để thưởng cho đứa trẻ. Điều này khiến cho đứa trẻ cảm nhận được tình yêu và lòng vị tha của người mẹ dành cho mình, từ đó càng thêm xấu hổ vì đã nói dối.

Người mẹ này, không chỉ thưởng cho con mình ba thanh sô-cô-la, cô đã cho đứa trẻ một bài học giáo dục đi suốt cuộc đời chúng, dạy con trên đường đời về sau hãy làm một con người trung thực.

Sau khi đọc câu chuyện, tôi đã suy nghĩ, chuyện gì sẽ xảy ra nếu sự việc này xảy ra ở một đất nước khác? Cùng một điều tương tự, nếu bạn đối xử với nó bằng những thái độ khác nhau, bạn sẽ nhận được kết quả rất khác nhau, đôi khi thậm chí còn trái ngược.

Làm thế nào để chọn đi theo hướng tốt, đó là cả một nghệ thuật và trí huệ. Và đó cũng là điều mà các bậc phụ huynh chúng ta cần phải suy xét cẩn thận!

Kế sinh nhai trên phố phường Việt Nam năm 1900

Những hình ảnh dưới đây được giới thiệu trong một ấn phẩm có tiêu đề “Bắc Bộ 1900” (Le Tonkin eu 1900) được xuất bản nhân triển lãm thế giới...

Thông điệp bất ngờ từ những chiếc bật lửa của lính Mỹ tại Việt Nam

Chiếc bật lửa Zippo là vật dụng bất khả ly thân của nhiều lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nó không chỉ là một công cụ để tạo ra lửa, mà...

Ảnh về Việt Nam năm 1948

Thiếu nữ Pháp mặc áo tắm, đàn ông Việt “đậu” như chim trên hàng rào, xe điện ở Sài Gòn… là những hình ảnh độc đáo do phóng viên tạp...

Ngược dòng Gò Công hứng đầy sản vật!

Kể cả ngày vẫn chưa hết bao đặc sản đất Gò và cảm giác ấm áp từ những nụ cười hiếu khách! Thật ra, của ngon vật lạ xứ “Khổng...

Về tín ngưỡng thờ Trời của cư dân Nam bộ

Thờ Trời là tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp. Đây là một dạng tín ngưỡng sơ khai của con người khi chưa giải thích được các hiện...

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Bảo Đại – Vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam

Hoàng tử Vĩnh Thụy sanh ngày 23 tháng 9 năm Quí Sửu (23-10-1913), khi vua Khải Ðịnh mất thì Hoàng tử Vĩnh Thụy còn đang học ở bên Pháp (từ...

Ký ức chợ ga Phú Nhuận

Có lúc tôi tự hỏi vì sao chợ Ga ở Phú Nhuận lại có thể tồn tại lâu như vậy? Nó không là ngôi chợ có truyền thống như chợ...

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Danh tướng kiệt xuất của người Việt

Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một...

Ba dấu hiệu của một gia đình bắt đầu suy bại

Trong sách “Mạnh Tử” viết: “Gia tất tự hủy, nhi hậu nhân hủy chi”, tức là nhà kia tự hủy hoại mình trước, rồi sau người ngoài mới hủy hoại mình....

Phong tục về Tang Ma

Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết. Người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan...

Câu truyện về bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn

VỊ TRÍ Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi...

Ngã 3 Ông Tạ – Xóm “Nai đồng quê” trước năm 1971

Bắt đầu từ ngay ngã ba trên đường Thoại-Ngọc-Hầu. Bên phải có tiệm gạo Quang Vinh, nhà 3 tầng lầu, có người con trai cả tên Vinh học trò võ...

Exit mobile version