Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sự tích chiếc khăn tang

Chúng ta đã nhiều lần dự các đám ma của người thân bạn bè hoặc chịu tang Ông Bà cha mẹ anh chị em họ hàng, hình ảnh chiếc khăn tang là rất phổ biến và quen thuộc trong các gia đình có tang chế, nhưng mấy ai hiểu được tại sao có chiếc khăn đó.

Mẩu chuyện sau đây nói lên đạo lý và sự tích chiếc khăn tang đó. Kính mời quý vị và các bạn cùng suy nghiệm.

Ngày xưa, có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Lần lượt năm cô lớn lên, ai nấy đều lập gia đình ở xa. Một hôm, cảm thấy nhớ con, bà và con hầu đi thăm các con. Chỉ được vài tháng bà trở về, vẻ mặt buồn xo. Thấy thế, ông liền hỏi dồn:

─ Sao bà về sớm vậy?

Bà phú hộ đáp:

─ Ông cứ đi một lần cho biết.

Thấy vợ nói úp úp mở mở, ông phú hộ cũng sắm sửa hành lý ra đi.

Ông ghé nhà người con gái thứ nhất. Chàng rể tiếp đón niềm nở. Con gái ông thì chỉ chuyện trò vài câu rồi bỏ ông ngồi đó. Đến gần trưa, ông thấy đói bụng, định bảo nó dọn cho mình ăn trước, nhưng lại nghĩ thầm: “Để xem nó đối đãi với mình ra sao!” Ông thấy con gái chờ chồng về mới dọn cơm ra. Vì chàng rể còn bận nên ông phải đợi tiếp. Đến quá trưa, con gái ông mới gọi chồng:

─ Mình ơi, hãy để đó vào ăn cơm đi, cho ông già ăn với!

Nghe con gái nói thế, ông không được vui. Ở chơi ít ngày, thấy con gái thờ ơ, ông liền từ giã vợ chồng nó mà đi đến nhà đứa khác.

Đến nhà đứa thứ hai, ông thấy cũng chẳng khác gì đứa đầu. Lần lượt ông đi thăm đủ cả năm cô con gái, nhưng chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc ông như lúc còn ở nhà. Sau cùng, ông chép miệng:

─ Chúng nó xem chồng trọng hơn bố mẹ nhiều.

Nghĩ vậy nên ông trở về. Khi về, ông bàn với vợ:

─ Tôi sẽ đi kiếm một đứa con nuôi đặng mai sau nó săn sóc chúng mình. Bà nghĩ sao?

Được rồi, ông cứ đi đi, cố tìm một đứa con ngoan phụng dưỡng, mọi việc ở nhà mặc tôi lo liệu.

Phú hộ bèn đóng vai một ông già nghèo khó rồi ra đi, đến đâu ông cũng rao:

─ Ai mua cha không? Mua ta về làm cha chỉ mất năm quan tiền thôi…

Mọi người nghe ông già rao như vậy thì tưởng ông điên. Có người còn mỉa mai:

─ Mua lão ấy về để mà hầu ư?

Bấy giờ ở làng nọ có hai vợ chồng nông phu nghèo, mồ côi từ thuở bé. Nghe có người đi bán mình làm cha, họ chạy ra và nói:

─ Thú thật với ông, chúng tôi nghèo quá, muốn mua ông nhưng không sẵn tiền. Vậy ông ngồi chơi để chúng tôi đi vay tiền.

Phú ông ngồi chờ hồi lâu, thấy chị vợ chạy đi một lát rồi lại quay về. Số tiền vay được cộng với tiền sẵn có cũng chỉ có hai quan. Anh chồng liền nói:

─ Xin ông thông cảm. Hai ngày nữa mời ông trở lại, chúng tôi sẽ có đủ tiền.

Hai ngày sau, người vợ phải cắt tóc đi bán mới có đủ số tiền trao cho phú ông. Ông biết nhưng làm lơ, vẫn cứ nhận tiền và ở lại với họ. Từ đó, hai vợ chồng tỏ ra rất niềm nở và chịu khó chăm sóc hầu hạ người cha nuôi. Được vài tháng sau, nhà họ đã nghèo lại càng mạt thêm, có bữa phải nhịn đói để nhường cơm cho cha. Tuy vậy, họ vẫn một mực hiếu thảo với cha già.

Một hôm, hai vợ chồng ngủ dậy đã thấy người cha nuôi khăn gói chỉnh tề. Ông bảo họ:

─ Các con hãy đốt cái nhà này rồi đi theo ta!

Hai vợ chồng nghe thế, không dám cãi, đành nhặt nhạnh một vài món đồ buộc thành một gói, rồi châm lửa đốt nhà.

Năm ngày sau, họ đến trước một ngôi nhà ngói tường vôi. Bà phú hộ từ trong nhà bước ra cổng đón vào. Ông tươi cười bảo vợ:

─ Bà này, đây mới thật là con của chúng ta đấy!

Bấy giờ vợ chồng anh nông phu mới biết được cha mẹ nuôi mình là một nhà giàu có. Từ đó hai vợ chồng có một cuộc sống sung sướng.

Ít lâu sau, phú hộ lâm bệnh nặng. Biết mình sắp chết, ông gọi vợ đến trối rằng:

─ Sau khi tôi chết, bà nhớ đừng cho năm đứa con gái biết tin! Việc để tang thì đứa con trai cứ theo cổ tục, cắt tóc, đội mũ, quấn rơm trên đầu, nhưng đứa con dâu thì khỏi cắt tóc, vì nó đã hy sinh mái tóc dài của nó để mua cha.

Nghe tin, năm đứa con gái hối hận lắm, không dám tới trước linh cữu của cha. Thương con, bà buộc lòng phải xé cho mỗi đứa một vuông vải che mặt để chúng đến nhìn mặt cha lần cuối.

Từ đó, người ta bắt chước để tang theo cách gia đình này đã làm: “Con trai cắt tóc vành rơm, mũ mấn, dây lưng chuối như cổ tục, con dâu được miễn cắt tóc, chỉ đội khăn tang, lại miễn cả che mặt. Còn con gái ngoài khăn tang còn có một mảnh vải che mặt.”

Sân khấu cải lương Sài Gòn 1954-1975 nhìn từ góc độ kinh doanh

Từ sau Hiệp định Geneve (1954), cải lương Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại hình nghệ thuật, một bộ môn sân khấu có khả năng thu...

Nhắc lại cuộc đời cố tổng thống VNCH Trần Văn Hương

“Tôi xin hứa với anh em trong quân đội là ngày nào anh em còn chiến đấu, tôi luôn luôn đứng bên cạnh anh em và ngày nào, chẳng may,...

Nguồn gốc, ý nghĩa của cách gọi “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ.

Xin giải thích giúp nguồn gốc, ý nghĩa của “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ. Từ điển tiếng Việt 1992 giảng “ông xã” là từ dùng...

Những hình ảnh quý giá về Chợ Lớn năm 1950

Vào năm 1950, nhiếp ảnh gia Carl Mydans của tạp chí Life đã thực hiện một loạt ảnh sinh động về khu vực Chợ Lớn trong chuyến đi Việt Nam của mình....

Xa quê nhớ nước mắm

Một cô ký giả Mỹ chuyên viết về ẩm thực so  sánh nước mắm Thái Lan và nước mắm Việt Nam thế này: Cả hai đều làm từ cá cơm...

Vì sao bạn không thể nhẫn nhịn với người thân của mình?

Rất nhiều người thường hay nổi nóng với người thân. Khi sự việc qua đi cảm thấy rất khổ tâm nhưng sau đó vẫn lặp đi lặp lại cái vòng...

Bá Đa Lộc có cứu sống Nguyễn Ánh?

Về công trạng của Bá Đa Lộc đối với vua Gia Long, có hai điểm được hầu hết các sử gia thuộc địa hết sức đề cao: 1- Mặc dù...

Người Việt bắt đầu có họ từ khi nào?

Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc các họ của người Việt, đó là ban đầu người Việt không có họ, trong thời Bắc thuộc, khi sống trong sự...

Vài nét kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20

Hà Nội hôm nay đã thay đổi diện mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng từng có một Hà Nội rất khác trong...

18 tầng địa ngục và những hình phạt cho kẻ gây tội

Địa ngục hay cõi âm hay 18 tầng ngục là một địa danh siêu nhiên được nhắc đến trong nhiều nền văn minh và tôn giáo. Đây là nơi đến...

Phụ nữ Việt trong tà áo dài xưa

Từ ngày xưa, chiếc áo dài được coi là một biểu trưng cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Cháo cá Chợ Cũ

Người nào, năm nay 1985, khi đi đường Võ Di Nguy, trước khỉ quẹo qua đường ở bên hông Nha Ngân khố ngày xưa, chưa tới bốn năm căn gì...

Exit mobile version