Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tâm rộng như biển, gió mát tự tìm tới

Kỳ thực, trong cuộc sống của chúng ta không hề có nhiều khán giả như vậy, cũng không cần phải ngụy trang nhiều như vậy. Hãy sống đơn giản một chút, chân thực một chút! Nếu tâm có thể bao la như biển cả, ôn hòa mà không lạnh lẽo thì lại càng tự do tự tại.

Làm một người ít nói nhưng tấm lòng bao la như biển cả

Xưa nay tôi thích trạng thái kiếp nhân sinh như vậy. Ít nói không có nghĩa là vô tri hoặc không hòa đồng. Người trầm mặc hiểu cách sống thích thời. Nội tâm họ thường hàm chứa sự sắc nét của năm tháng, càn khôn. Họ nói năng nho nhã, thực tại, và thấu hiểu im lặng là vàng, là một trí huệ.

Tôi vẫn luôn ao ước được chạy tới biển rộng lặng mình trước cõi mênh mông, để cảm nhận khung cảnh tráng lệ của những làn sóng biển trào dâng, tung bọt trắng xóa. Từ đó tôi có thể trải nghiệm sự bao dung, rộng lớn, vời vợi khiến “biển rộng có thể thu nạp trăm sông, người bao dung tâm sẽ rộng lớn thênh thang”. Kỳ thực, đắm mình trước biển rộng không chỉ là hòa mình vào một phong cảnh trước mắt. Trong tâm luôn giữ một trạng thái như biển khơi, yêu mến những người có tấm lòng bao la như biển cả.

Nếu trong tâm chứa được biển cả, thì người đó chắc chắn là sâu sắc mà trầm ổn. Trên thân họ tỏa ra thứ ánh sáng trưởng thành và tự tin, không quá gần gũi, cũng không cố ý lánh xa. Từng lời nói, cử chỉ của họ đều ung dung tự tại. Họ thường đem đến một cảm giác dễ chịu cho người khác, như gió biển hiu hiu man mác, dịu dàng mà thanh nhã.

Người có tấm lòng bao la như biển cả nhất định là người ôn hòa

Không cần sự nhiệt tình, thân quen thừa thãi, cũng chẳng vấn vương buồn vui trên nét mặt, họ không cần che giấu hay ngụy trang bản thân, mà nội tâm họ luôn thông suốt. Cách thấu hiểu và sống chan hòa nhất giữa người với người chính là khiến người ấy cảm thấy dễ chịu, khiến đôi bên đều chỉn chu, nho nhã.

Người có tấm lòng bao la như biển cả chắc chắn là người nho nhã

Nho nhã hoàn toàn không phải là sự tô điểm xinh đẹp, diễm lệ bên ngoài, mà là một khí chất tản ra từ bên trong tâm hồn tới ngoài dung mạo, hay chính là sự hàm dưỡng của con người. Trải qua sự nổi trôi của năm tháng cuộc đời mà tâm vẫn trong trẻo như dòng nước, chẳng vấy bẩn bởi bụi trần ai. Họ hiểu được cuộc sống vốn là một sự tu hành, cuối cùng chẳng qua vẫn là tu tâm chân thực, lương thiện và nhẫn nại. Trong tâm họ có thể chứa cả nhật nguyệt, như hương bay ngào ngạt, khiến tháng ngày trở nên cao đẹp hơn, năm tháng ngát hương hơn.

Người có tấm lòng bao la như biển cả là người khoan dung

Con người sống chẳng qua cũng là một chuỗi những tâm thái. Trái tim nhỏ hẹp thì phiền não lớn lên. Trái tim rộng mở thì những khổ nạn sẽ trở nên bé nhỏ chẳng đáng để mắt tới. Nếu trong tâm có thể chứa biển rộng, thì dẫu cho khổ đau nhiều hơn nữa cũng có thể hòa tan trong lòng biển, mà chẳng gợn lên một con sóng.

Kỳ thực đời người có 8, 9 phần không như ý, điều quan trọng là sống thản nhiên, tự tại. Trong đối nhân xử thế thì khoan dung với người khác cũng là đang hoàn thiện chính bản thân mình. Chỉ cần buông bỏ gông cùm và mệt mỏi khi tâm nguyện không như ý thì đời sẽ mãi an vui.

Quả thực đôi khi tôi chỉ muốn biến thành một con sóng nhỏ, chạy xô theo con nước trở về với lòng biển. Tôi muốn viết một bức thư gửi cho biển cả, kể lể những buồn vui theo tháng năm cuộc đời. Tôi muốn coi biển cả như người bạn tri kỷ, hòa cùng gió nhẹ mây bay.

Đôi khi, ngẫm lại chúng ta chỉ là những giọt nước bé nhỏ trong cõi trần thế. Bạn vui hay buồn, đắm say, ngất ngây hay bàng hoàng thảng thốt, cũng đều không thể gợn một chút con sóng trên mặt biển. Cuộc đời như một vở kịch, bạn nhập tâm vào từng vai diễn và đeo đủ loại mặt nạ mỉm cười mà thuận theo nhân tình thế thái, cùng chìm nổi nơi thế gian. Trong những câu chuyện đời nông sâu, cuối cùng hóa ra lại đánh mất cái tôi chân thật, thiện lương thuở ban sơ.

Kỳ thực, trong cuộc sống của chúng ta không hề có nhiều khán giả như vậy, cũng không cần phải ngụy trang nhiều như vậy. Hãy sống đơn giản một chút, chân thực một chút! Nếu tâm có thể bao la như biển cả, thâm sâu mà không nông cạn, ôn hòa mà không lạnh lẽo thì lại càng tự do tự tại.

Năm tháng càng dài lại càng cần tấm lòng khoan dung

Nhớ lại một thời say mê đắm mình trước biển cả, những con nước cứ trải rộng thênh thang, đêm ngày con nước vẫn chảy không ngừng nghỉ. Tấm lòng mênh mang như biển cả, có thể nạp trăm sông, chứa vạn trượng, trong trẻo bình yên cả đời.

Là một người có tấm lòng bao la như biển cả sẽ không dựa dẫm vào người khác, không chạy theo thế tục, không tự coi thường bản thân, cũng không làm tổn thương tới người khác. Cứ thuần chân, tươi đẹp, hoàn mỹ như chính bạn thuở ban sơ.

Vùng đất Lưỡng Quảng và mối quan hệ với người Việt cổ

Trong thời kỳ Chiến quốc, vương quốc Việt cũng chao đảo dưới những biến động chính trị, nhưng lộ trình văn hóa của nó vẫn khác xa văn hóa Trung...

Việc xử phạt gian lận thi cử thời xưa

Các triều đại xưa kia thông qua khoa cử để tìm chọn nhân tài cho đất nước. Rất nhiều các bậc danh nhân hiền tài đều xuất thân từ các...

Tính vô tổ chức của người Việt

Người Việt mình là những người không thể làm việc nhóm, chúng ta thường nhận xét về nhau như vậy, và cũng từng nghe người nước ngoài nói về người...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 5/25 – Tài ba của Việt ngữ

Mẹ hát con khen hay thì chẳng được ai khen theo hết. Nhưng chúng tôi khen vì MẸ CHÚNG TA tài tình thật sự. Nam Dương và Nhựt Bổn đã...

Số phận của nước Việt thời Xuân Thu – Chiến Quốc

Nhà nước Việt vụt hiện thành một quầng sáng trong huyền sử Trung Hoa vào cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc dưới triều đại của vị chủ tể truyền...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 7/25 – Trò chơi xí cột của các đại danh từ Mã Lai

Chúng tôi không biết ở Trung và Bắc có trò chơi xí cột hay không nên phải giải thích sơ qua vài dòng. Trò chơi thường xảy ra ở một...

Từ nguyên của Christmas

Nhìn vào từ Christmas, ta dễ dàng nhận thấy nó có hai thành tố: Christ, mà ai cũng biết là dùng để chỉ Chúa Jesus, và mas là một biến...

Tại sao lại nói “(nói) nhát gừng” mà không phải là “nhát riềng”, “nhát tỏi”?

Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên giảng nhát gừng là “(cách nói) từng lời ngắn và rời rạc, tỏ ý...

Những tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ trong thế kỷ XIX

Tác giả của những tác phẩm văn học sử dụng chữ quốc ngữ đầu tiên là các ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) và Trương Minh Ký...

Chùa Dâu – ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam

Không chỉ là ngôi chùa lâu đời nhất Việt Nam với gần 2.000 năm lịch sử, chùa Dâu ở Bắc Ninh còn là ngôi chùa mang những nét kiến trúc...

Vì sao vua Minh Mạng san bằng mộ Lê Văn Duyệt, viết lời cay đắng?

Khi nhắc đến tả quân Lê Văn Duyệt, hầu hết mọi người đều cho việc vua Minh Mạng san bằng mộ của tả quân Lê Văn Duyệt là bởi vì...

Xem “năm sinh”, xem “hướng nhà”, xem “số đo cửa”, là bởi vì đâu?

1/ Khởi nguồn từ một quyển sách Bói (*) Kinh Dịch – một sách dùng để Bói toán, nguồn gốc của nó có thể từ cuối đời Ân, 1.200 năm...

Exit mobile version