Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thay đổi hoặc là chết!

Trong số tất cả các loài vật, đại bàng có lẽ là loài để lại ấn tượng đặc biệt nhất cho những ai biết được câu chuyện về chúng.

Không chỉ bởi thứ quyền lực toát ra từ chúng mà hầu hết bất kỳ loài động vật nào cũng phải e dè. Không chỉ bởi ánh mắt, đôi cánh rộng mạnh mẽ hay sự tự do tự tại của chúng. Mà bởi vì, trước khi trở thành một chú đại bàng to lớn dũng mãnh, chúng đã trải qua một quá trình sống và lột xác không mấy nhẹ nhàng mang tên: thay đổi hoặc là chết!

Mỏ và móng vuốt của đại bàng mọc liên tục giống như tóc và móng của người vậy, nên khi sống đến 40 tuổi, những móng vuốt dài và linh hoạt của đại bàng không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn nữa. Đôi cánh của chúng cũng trở nên vô cùng nặng nề bởi bộ lông vũ vừa dài, vừa dày khiến chúng tốn rất nhiều sức lực mỗi khi cất cánh.

Lúc này đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: hoặc ngồi chờ chết, hoặc là trải qua một quá trình đổi mới cực kỳ đau khổ kéo dài 150 NGÀY. Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình. Đó là nơi không có một loài vật nào có thể đến được ngoại trừ đại bàng và thần chết, bởi trước mặt chúng là đại dương mênh mông, còn dưới chân thì là vách đá dựng đứng.

Tại đây đại bàng sẽ dùng mỏ của mình mổ vào đá cho đến khi chiếc mỏ rụng xuống, yên lặng chờ đợi cho mỏ mới mọc dài ra. Sau đó nó phải dùng chiếc mỏ mới dài ra đó nhổ đi từng cái móng vuốt của mình. Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại phải tự nhổ sạch đi từng sợi lông cũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa. Đây quả là một quá trình lột xác đầy đau đớn mà chắc chắn, nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua…

Đối đầu với cơn bão

Bạn có biết rằng một con đại bàng biết trước một cơn bão sắp đến từ rất lâu? Đại bàng không chạy trốn bão nhưng bạn có biết nó sẽ làm gì khi bão đến?

Nếu như tất cả mọi loài vật khác đều chạy trốn cơn bão, thì đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao và đứng chờ cơn gió. Khi cơn bão đến, nó sẽ mở rộng đôi cánh để gió nâng nó lên cao hơn cơn bão. Đối với đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ mà là một đòn bẩy, một cơ hội để nó có thể bay thật cao lên bầu trời và ngắm nhìn vạn vật dưới một góc độ khác với ngày thường.

Suy ngẫm:

Câu chuyện của đại bàng cho ta thấy một bài học sâu sắc rằng, muốn bước tiếp, muốn làm mới cuộc đời mình, bạn phải chấp nhận thay đổi, đó có thể là một sự thay đổi đầy đau đớn khi ta phải giũ bỏ những điều không tốt đã tồn tại quá lâu, chất chồng trong những năm tháng dài dẵng của cuộc đời. 

Không ai có khả năng xử lý hoàn hảo mọi vấn đề họ gặp phải. Chúng ta cũng không thể ngay lập tức mà giải quyết trọn vẹn một khó khăn bởi chúng ta không sinh ra để làm như vậy. Trên thực tế, chúng ta sinh ra để thất vọng, buồn chán, đau khổ và vấp ngã. Bởi vì đó là toàn bộ mục đích của cuộc sống – đối mặt với vấn đề, học hỏi, thích nghi, và xử lý chúng. Chính điều này đã rèn luyện chúng ta trở thành con người như chúng ta hiện nay.

Những khó khăn trong cuộc sống của chúng ta cũng giống như những cơn bão vậy. Thế nên mỗi khi gặp khó khăn, bạn hãy giống như đại bàng, đừng lẩn tránh. Hãy đối mặt với cơn bão và để chúng nâng bạn lên trên, và cảm nhận sức mạnh của bản thân khi bạn có thể vượt lên hoàn cảnh  Khó khăn sinh ra trong cuộc sống chính là cơn bão để có thể vùi lấp bạn hoặc nâng bạn lên, điều đó phụ thuộc vào bạn có giang rộng đôi cánh của mình như đại bàng không mà thôi.

Phong Vân / ĐKN

Can gì mà phá đi

Dân nước Trịnh thường hay đến trường học thôn quê để nghị luận những chính sách hay dở của quan liêu. Nhiên Minh(1) bảo Tử Sản rằng: - Tôi định...

Bia Chợ Dinh

Bia Chợ Dinh một di tích chăm pa được khắc trên vách Núi Nhạn ở Tuy hòa ( gần chợ dinh), đỉnh núi là một Tháp Chăm chưa được định...

Tại sao gọi là “Công tử bột “?

Nhà văn Vũ Trọng Phụng định nghĩa : Đó là một thanh niên mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, com-lê quần áo trắng toát, đi giày Tây đen...

Vài nét lịch sử người Hoa và người Minh Hương ở Nam Bộ

Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn....

Phạm Đình Chương – Tác giả của “Người Đi Qua Đời Tôi” và “Nửa Hồn Thương Đau”

Phạm Đình Chương là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ sau năm 1950. Ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam trước năm...

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – Danh tướng kiệt xuất của người Việt

Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 23/25 – Gió thống nhứt

Ta thấy Nam Dương gọi Gió là ANGIN, Chàm cũng thế rồi cứ tưởng rằng là chủng Mã Lai không thống nhất về danh từ Gió, là danh từ cổ...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (7/7) – Chương VI : Tóm tắt và kết luận

Quy định bán hàng là cần thiết để tránh việc sản xuất thừa sản phẩm hư hỏng có hại hoặc nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, và đồng...

Chuyện nạp phi độc nhất vô nhị của vua Duy Tân

Vua Duy Tân tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh San. Ông sinh năm Canh Tí 1900, là con thứ 5 của vua Thành Thái và thứ phi Nguyễn Thị Định....

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Bolero và tiếng hát Thanh Thúy – ‘Đêm chưa ngủ, nghe ngoài trời đổ mưa…’

Bốn mươi năm trước, boléro phát trên làn sóng điện vẳng lại từ lối xóm đã ru tôi những giấc trưa ngắn và êm đềm. Giấc đêm khó mà êm...

Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn: Những vấn đề không cần bàn cãi nhiều

Sự tranh chấp giữa hai nhà họ Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu hẳn không gây thành một vấn đề lịch sử gay gắt nếu nó xuất hiện vào...

Exit mobile version