Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thầy Tăng Sâm

Kẻ làm con khi thấy cha mẹ làm trái, còn có chức trách phải liệu đường trốn tránh hay uỷ khúc can ngăn mà vẫn không mắc tiếng bất hiếu.

Thầy Tăng Sâm bừa cỏ ruộng dưa lỡ tay làm đứt mất ít rễ. Cha là Tăng Tích giận, cầm gậy đánh vào lưng. Tăng Sâm đau quá, ngã gục xuống điếng đi một lúc mới hồi lại.

Khi về nhà, liền đến thưa với cha rằng:

– Lúc nãy con có tội để đến nỗi cha phải đánh, làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo.

Nói xong lùi xuống, vừa gẩy đàn vừa hát, có ý để cha nghe tiếng, biết cho rằng mình không còn đau đớn gì nữa. Khổng Tử nghe thấy chuyện ấy, bảo học trò cấm cửa không cho Tăng Sâm vào.

Tăng Sâm tự nghĩ mình vô tội, mượn bạn lại hỏi vì cớ gì mà ngài giận.

Khổng Tử nói: “Ngày trước ông Thuấn phụng sự cha là Cổ Tẩu, lúc cha sai khiến gì, ở luôn bên cạnh; lúc cha giận dữ muốn giết thì lánh xa; cha đánh bằng roi vọt thì cam chịu; đánh bằng gậy gộc thì chạy trốn. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng bất từ. Nay Sâm thờ cha liều mình để chiều cơn giận đến nỗi ngất đi. Giá lỡ cha đánh quá tay mà chết mất thì có phải là làm cho cha mắc tội không? Tội bất hiếu còn gì to hơn nữa!”.

Tăng Sâm nghe lại chuyện, biết là có lỗi đến tạ tội Khổng Tử.

Thuyết Uyển*

Lời bàn:

Người làm con có hiếu thì dẫu vì cha mà phải hy sinh tính mệnh cũng không có gì là quá lạm. Song liều mình mà cứu cha mẹ trong khi nguy cấp là chí hiếu, thì để cha mẹ nhân cơn giận dữ đánh đập, lỡ hại đến tính mệnh thì chẳng những là bất hiếu mà lại còn mang tiếng hãm cha mẹ vào tội bất từ nữa. Ông Sâm rất hiếu nhưng chưa phải cách, ông Thuấn cũng hiếu nhưng biết phải trái. Kẻ làm con khi thấy cha mẹ làm trái, còn có chức trách phải liệu đường trốn tránh hay uỷ khúc can ngăn mà vẫn không mắc tiếng bất hiếu.

——————

* Thuyết Uyển: Bộ sách 21 quyển của Lưu Hướng đời Hán soạn, ghi chép những việc đạo đức đáng dạy người ta.

Ba Tôi Và Đường Xưa Lối Cũ

Đường xưa lối cũ, Có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo Đường xưa lối cũ, Có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi Đường xưa lối cũ, Có tiếng...

Vị cua cuối cùng

Cuộc đời của vua cuối cùng của nhà Nguyễn cũng chế độ phong kiến ở nước ta. Ông đã trải qua nhiều biến cố lịch sử để rồi tên tuổi...

Ngô Thì Nhậm – Khuôn mặt trí thức lớn thời Tây Sơn

Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có “vấn đề”. Gây tranh luận chẳng những do...

Tại sao ngày xưa tất cả thầy cô dạy lớp 1 đều lớn tuổi?

Điều này có lý do mà không phải ai cũng biết. Các bạn nào trên 40 hoặc 50 tuổi thử nhớ lại coi thầy cô dạy mình  hồi lớp 1...

Đến từ đâu thì cũng là Phở Việt

Theo chữ Nôm, từ phở gồm có chữ Mễ (lúa) + chữ Ngôn (lời nói) + chữ Phổ (phổ biến). Từ đó có thể hiểu nôm na phở là món...

Ảnh hiếm về tục chơi cờ người ở Việt Nam xưa

Cờ người là một trò chơi dân gian thường được tổ chức vào các dịp lễ hội cổ truyền ở Việt Nam. Về bản chất, đây là môn cờ tướng...

“Grù” không phải là tiếng Việt

Báo Công an TP HCM ngày 16-4-2016 có đăng tại trang “Sáng tác” bài “Tiếng bồ câu “grù grù” ngoài cửa sổ” của Trương Thanh Thùy. Xin ông cho hỏi:...

Cầu Long Biên và những thông tin cần đính chính

Ngày 14-12-2022, phối hợp với Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã khai mạc triển lãm “CẦU LONG BIÊN -...

Khó mà biết “đọc vị” là gì

Đọc vị bất kỳ ai là tên một quyển sách do Quỳnh Lê dịch từ quyển You can read anyone của David J. Lieberman,  được Trần Vũ Nhân hiệu đính...

Còn nhớ ghẻ ngứa năm nào?

Cơn dịch ghẻ ngứa trở thành một hiện tượng kỳ lạ chưa từng thấy trong lịch sử Sài Gòn. Anh ngứa, em ngứa, bố mẹ cùng ngứa, bạn bè cùng...

Phong thuỷ – Phần 2/10 – Bài trí cây cảnh trong nhà

1, Tác dụng của cây xanh Theo quan niệm của cổ nhân, thực vật có mối quan hệ mật thiết, quan trọng với sức khoẻ, đời sống con người. Nhưng,...

Nam Kỳ Lục Tỉnh: Đất Nước Và Con Người

Trong lúc luận bàn và tìm hiểu văn hóa và con người trong vùng đất mới, đôi lúc tôi có đế cập đến con người và văn hóa vùng đất...

Exit mobile version