Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao chúng ta phải tranh nhau làm… người tử tế?

Có một sự thật là: Chưa bao giờ số lượng những người tìm mọi cách chứng minh mình là người tử tế lại đông như bây giờ, trong khi số lượng những hành động tử tế lại ít hơn bao giờ hết.

Tử tế chính là lẽ sống cho cả cuộc đời của một con người.  Để làm người tử tế quả là một thách thức khổng lồ. Nó đòi hỏi người ta phải sống vì cái đúng và vì người khác từng giờ, từng ngày và suốt cả cuộc đời, không bao giờ được phép ngưng nghỉ.

Sự tử tế sẽ biến mất ngay lập tức khỏi mỗi chúng ta khi chúng ta đố kị và ghen ghét người bên cạnh. Sự tử tế cũng biến mất ngay khi chúng ta cảm thấy khó chịu khi người được mình giúp lại không biết cách bày tỏ lòng biết ơn chúng ta, không biết cách tung hô sự giúp đỡ của chúng ta và không biết cách quảng cáo cho sự giúp đỡ của chúng ta.

Khi chúng ta tìm cách công khai lòng tốt của chúng ta với một ai đó, sự tử tế lại giảm đi một chút. Và đến lúc nào đó, khao khát đến quá mức được công khai lòng tốt của mình cho thiên hạ biết sẽ xóa đi toàn bộ lòng tốt ban đầu của chúng ta.

Ông cha ta đã nói tới việc tích đức và luôn luôn khuyên bảo con cái tích đức, chứ mấy ai khuyên con cái tích của. Tích đức và tích của là hai con đường ngược nhau. Tích của là gom góp tiền bạc vào túi của riêng mình, còn tích đức lại là ban phát sự tử tế cho thiên hạ.

Nhưng ngày nay, có một sự thật mà chúng ta đều phải thừa nhận: đó là có không ít những người lên tiếng về sự tử tế nhưng thực chất lại chỉ là làm sự “tử tế” cho cá nhân mình mà thôi. Nghĩa là những gì người đó thể hiện chỉ để cho thiên hạ biết đến họ, chứ không phải làm cho thiên hạ.

Một trong những yếu tố làm nên sự tử tế chính là sự hy sinh. Mà sự hy sinh đầu tiên và quan trọng nhất là hy sinh lợi ích của mình. Nghĩa là họ gom góp những cái gọi là sự tử tế để làm đầy cái túi cá nhân của họ mà thôi. Như thế, sự “tử tế” ấy chỉ là sự “tử tế” cho con người họ chứ đâu phải là sự “tử tế” cho thiên hạ.

Mấy năm gần đây, có không ít việc đau lòng xảy ra trong đời sống. Người sai thì đúng là sai rồi. Dù người sai ân hận cũng không quay ngược được thời gian nữa và chỉ còn cách sống nghiêm túc hơn, làm việc nghiêm túc hơn trong tương lai mà thôi. Nhưng qua những sự việc đau lòng của một hay một số cá nhân gây ra thì có một nỗi đau còn làm cho chúng ta đau hơn. Đó chính là nỗi đau về sự tranh nhau làm người tử tế của chúng ta. Trước kia, người ta thi nhau làm việc tốt, tranh giành làm việc tốt, còn giờ người ta tranh giành nhau dạy dỗ người khác và mắng nhiếc người khác để chứng minh mình là người tử tế. Bây giờ ai cũng có quyền nói về sự tử tế nhưng mấy ai tranh giành làm những điều tử tế đâu.

Nhân cái sai của người này hay người kia, chúng ta tràn lên phê phán, dạy dỗ và cả chửi rủa những người đã mắc sai lầm. Trong số những người lên tiếng, có những người luôn luôn tìm cách sống tử tế. Và việc lên tiếng hay nổi giận của họ chính là sự lên tiếng hay nổi giận của lương tâm con người mà chúng ta phải lắng nghe và suy nghĩ nghiêm túc để sống tốt hơn.

Nhưng bên cạnh đó, có quá đông sự lên tiếng của những người mà trong cuộc sống lâu nay họ là những kẻ tham lam, đố kị và chẳng sống vì ai. Nhưng họ lại là những người to tiếng nhất về sự tử tế. Sự tử tế của họ là sự tử tế của ngôn từ, chứ không phải sự tử tế của hành động. Và khi sự này, vụ nọ hết thời gian tính của nó thì sự tử tế của những người như vậy lại biến mất. Họ trở về đời sống thường nhật với những đố kị, ghen ghét, ích kỷ, vô cảm và chỉ thích nói về bản thân. Rồi đến một ngày nào đó, nhân một cơ hội nào đó, họ lại lên tiếng mắng nhiếc  và dạy dỗ người khác một cách không tưởng tượng nổi. Cái sự “tử tế” như thế tôi gọi là “Mùa tử tế”.

Mỗi năm có một hoặc vài ba mùa tử tế. Mà cái mùa tử tế này  thì lúc nào cũng bội thu. Bội thu mùa lúa, mùa ngô  làm cho đời sống con người thêm no ấm, còn bội thu “mùa tử tế” thì chỉ làm cho xã hội thêm tồi tệ mà thôi.

Vùng đất Chợ Lớn năm 1925 qua ống kính của người Pháp

Cùng khám phá nền “kinh tế lúa gạo” và nhiều điều lý thú khác ở Chợ Lớn năm 1925 qua loạt ảnh quý giá do người Pháp thực hiện. Ảnh:...

Khi bạn bắt đầu oán giận, may mắn đã quay đi rồi

Trong cuộc sống, mọi việc không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi đối diện với khó khăn, khi thấy tương lai xa xôi mờ mịt, thay vì...

Đại học ở Việt Nam và tư tưởng bằng cấp của người Việt

Một số đại học có xu hướng trở thành cơ sở thương mại. Họ cư xử với sinh viên như khách hàng. Thay vì tập trung giúp sinh viên phát...

Thế nào là phong thủy và thầy phong thủy

Phong thủy luôn được coi là một trong những bộ phận cấu thành nên văn hóa truyền thống Á Đông và khá phổ biến trong dân gian. Người xưa nói:...

Con trâu và người dân quê Việt Nam

"Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ..." (Quốc văn giáo khoa thư) Với trẻ em thôn quê, có con vật nào gần gũi, thân thiết...

Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường về việc mất thành Hà Nội năm 1873 (Kỳ 2)

1. Người Pháp muốn xâm lăng đất Bắc, dùng tên lái buôn Jean Dupuis làm cớ, rồi sai tên Francis Garnier ra để lừa dối ta, mở một cuộc chiến...

Chuyện Đời Xưa, Thể Hiện Sự Giữ Lửa Của Tiếng Nói Miền Nam Kỳ Lục Tỉnh

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt và đi vào lòng dân chúng nhiều nhứt trong số hàng trăm tác phẩm của nhà văn nầy....

Chuyện Thúng, Mủng, Rổ, Rá

Lúa đã cấy xong, nước nôi ngoài ruộng cũng đã ổn, được hôm rảnh việc, anh Tuy đem rựa ra ngồi dựa gốc mít vót nan để đan thêm mấy...

Ngắm Sài Gòn năm 1972 qua bộ ảnh độc đáo

Trong sách ảnh L’adieu a Sài Gòn (Tạm biệt Sài Gòn) của phóng viên ảnh Pháp Raymond Depardon, nhiều hình ảnh đặc sắc, lạ lùng về Sài Gòn năm 1972...

Những tình tiết ly kỳ về kẻ ám sát tổng thống Mỹ Abraham Lincoln

1,5 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln (1809-1865) bị mưu sát, cũng là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong...

Huỳnh Thúc Kháng – sử gia của phong trào Duy Tân và tấm văn bia Thai Xuyên Trần Quý Cáp

1. Trong cuốn Phong trào Duy Tân, nhà văn Nguyễn Văn Xuân gọi Huỳnh Thúc Kháng là sử gia của Phong trào. Đó là một nhận định xác đáng. Thật...

Tuổi thơ vùng Tân Định – Đám lau nhau xóm Mayer

“Đám lau nhau xóm Mayer” là cách gọi của các bậc phụ huynh khu ngã tư Hiền Vương – Hai Bà Trưng xưa. Đó là lũ con trai gần hai...

Exit mobile version