1. Người Pháp muốn xâm lăng đất Bắc, dùng tên lái buôn Jean Dupuis làm cớ, rồi sai tên Francis Garnier ra để lừa dối ta, mở một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, định thôn tính đồng bằng sông Nhĩ Hà một cách dễ dàng. Trong giai đoạn đầu họ đã đạt được nhiều kết quả.

2. Nhưng bảo rằng: “Quan ta ở các tỉnh đều ngơ ngác không biết ra thế nào, hễ thấy người Tây đến là bỏ chạy” thời thực là nói quá. Lực lượng của ta hồi đó có nhiều. Và hai người, trong số nhiều người trung trinh báo quốc, là Hoàng Tá Viêm chức tiết chế Bắc kỳ quân vụ và Tôn Thất Thuyết, hai người này không phải có óc đầu hàng và không phải là nhà văn nhút nhát, vốn là võ tướng kia mà.

3. Vậy theo thiển kiến của tôi thời sau khi thành Hà Nội mất, Hoàng Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết đã có một chiến thuật, ấy là cho quân Pháp xâm lăng, ta rút lui để bảo toàn lực lượng Rồi cho họ vào như vào chỗ không người. Số lượng họ ít. Ta sẽ đánh du kích. Ta ở thế thủ bất lợi, ta sẽ ở thế công!

Lịch sử cho ta biết là Trần Quốc Tuấn đã thắng quân Nguyên theo chiến thuật này. Chiến thuật này cũng đã đem ra áp dụng nhiều lần về sau nữa. Và đã đem tới nhiều kết quả tốt đẹp.

4. An Nghiệp đã cậy có súng ống hơn ta, đã lừa dối ta mà hạ thành Hà Nội và chiếm luôn Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. Y sẽ bị thất bại về quân sự, vì lối chiến thuật du kích là lối chiến tranh cổ truyền của ta.

Về việc An Nghiệp chết như thế nào, ta không có tài liệu rõ ràng. Dù sao ta biết y bị chết ở ngoài ô Cầu Giấy, cách thành Hà Nội mấy cây số. Sử ghi sơ sài như sau này:

“Đạo quân thứ đồn Hương Ngạnh lén đánh giết An Nghiệp ở ngoại La thành”. Đây là một trận đánh du kích có Lưu Vĩnh Phúc tham dự hay không?

Từ Hà Nội ra, đi về phía phủ Hoài Đức ta phải qua một cái cầu. Hồi đó tất nhiên phải là một cái cầu gỗ của ta. Quân Pháp có thể đã làm một cái cầu phao hay cầu sắt. An Nghiệp bị dụ ra khỏi cầu. Tới quá địa điểm phủ Hoài Đức y bị phục kích.

Có một vị đã kể cho tôi biết y bị bắt như thế nào: y mắc vào câu liêm. Hiện giờ còn có mộ ở chỗ y bị giết. Mộ thực hay giả? Hoàng Tá Viêm lúc bấy giờ đóng quân ở Sơn Tây. Và lẽ tất nhiên là đã điều binh khiển tướng.

Vậy thời đứng về phương diện quân sự mà nói thời tên tổng chỉ huy quân đội Pháp đã bị bắt tại trận và bị giết. Nguyễn Tri Phương đã được trả thù.

Quân đội ta có thể mở ngay cuộc tổng phản công. Nhưng quân sự là một việc, ngoại giao là một việc khác. Vua Tự Đức không muốn đánh. Vì lý do gì? id gnorly Bây giờ chúng ta xét về ngoại giao của ta với Tây.

Cuộc ngoại giao này đã có trước khi An Nghiệp bị giết. Vì ta muốn hòa. Sử chép như sau này:

“Tháng mười, cũng vẫn năm Quý Dậu (1873), ngài phát giao sắc ấn cho sứ thần Lê Toán (cụ Trần Trọng Kim chép là Lê Tuấn) làm toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường làm phó, sắc ấn phát đến Gia Định. Quan Pháp soái nghe tin liền tới mừng. Sứ thần thương rằng: điều ước mới nay có thể định được nhưng xin xử trí việc ngoài Bắc cho mau xong, sẽ định điều ước. Quan soái liền chạy giấy sức An Nghiệp lui quân để ta vào thành làm việc. Lại thương nhờ Nguyễn Văn Tường dẫn quan Thống sát Hoắc Đạo Sanh (tức là Philastre) đi tàu hỏa đến cửa Đà Nẵng.

Khi đến kinh, ngài khiến Nguyễn Văn Tường sung khám sai đại thần hiệp đồng Hoắc Đạo Sanh hẹn đến ngày mồng một tháng sáu, lại tới Đà Nẵng đi tàu ra Hà Nội thương thuyết. Nhưng khiến làm thư báo cho quan soái biết và làm thư giao cho quan thống sát cứ đó mà làm”.

Vậy dù thành Hà Nội đã bị mất vì sự gian giảo của Pháp, dù Nguyễn Tri Phương đã bị chết, vua Tự Đức đã cố ý chủ hòa. Và sử chép là:

“Tháng mười một, quan tổng đốc mới Hà Ninh là Trần Đình Túc tuân lời chỉ chuẩn trước đương bệnh gắng đi, cùng quan tuần phủ mới là Nguyễn Trọng Hiệp đến thành Hà Nội. Quan án sát mới là Trương Gia Hội, Lãnh binh Hoàng Đồn Điển và giám mục Bình, linh mục Đăng cũng đều tới một lần”. Bài An Nghiệp bèn rước vào thành để thương thuyết. Trong khi hai bên đang thương thuyết, y ra tảo thanh ở ô Cầu Giấy và bị giết, như trên tôi đã nói.

Trong khi Trần Đình Túc thương thuyết với An Nghiệp thời Nguyễn Tri Phương đường ngắc ngoải. Và quân đội ta ở ngoài, dưới sự lãnh đạo tối cao của Hoàng Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết, sửa soạn đánh An Nghiệp, lẽ tất nhiên cũng phải phòng bị. Nhưng y đi ra ngoài tảo thanh, bị du kích quân bắt, giết. Trong khi đó thì tàu chở Nguyễn Văn Tường và Hoắc Đạo Sanh (Philastre) chưa cập bến Hải Phòng. Mục đích để hòa.

Những việc này dồn dập xảy ra trong tháng mười một năm Quý Dậu (1873). Ta thấy tình hình tháng ấy khó như thế nào? Một bên thời các võ tướng chủ chiến và đã thắng vì đã giết được An Nghiệp. Một bên thời các văn quan (là Trần Đình Túc và Nguyễn Văn Tường) phải chủ hòa, theo mạng của vua Tự Đức.

Hai bên văn, võ có liên lạc với nhau không? Bên võ đánh có thể thắng không? Bên văn hòa có lợi không?

Hai câu hỏi này, tôi không thể trả lời được, vì thiếu tài liệu. Dù sao, tra cứu theo bộ Thật lục ta có thể có thêm ít nhiều tài liệu xác đáng.

Sử cho ta biết mấy chi tiết sau này: “Lúc ấy An Nghiệp đã chết, kẻ bộ thuộc cử quan hai coi việc tới thương với Trần Đình Túc rằng: xin đợi việc khai thương nghị định rồi liền đem các tỉnh giao lại”.

Tại sao người Pháp lại tử tế như thế?

Theo ý tôi là họ đã bị đánh. An Nghiệp đã bị giết: họ sợ! Thái độ của ta như thế nào?

Sử chép như sau này: “Trần Đình Túc nghĩ người ta đã thôi đánh, ta đã triệt quân về quân thứ giữ bờ cõi, đề nghị hòa ước cho tiện”.

Đó là ý kiến của Trần Đình Túc, quan văn. Nhưng Hoàng Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết nghĩ như thế nào? Phải có một sự liên lạc.

Sử ta cho biết một tài liệu rất quý, ấy là mấy câu sau này: “Trần Đình Túc ủy Nguyễn Trọng Hiệp, Trương Gia Hội đến quân thứ diện thương với bọn Hoàng Tá Viêm, Tôn Thất Thuyết. Viêm và Thuyết đều thuận nghe, đóng quân không đánh nữa”.

Vậy ta đã “không đánh nữa”! Đã đánh rồi và đã giết được An Nghiệp rồi. Ta có thể tổng phản công và tiêu diệt quân xâm lăng. Sở dĩ Hoàng Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết đóng quân không đánh nữa là vì Trần Đình Túc. Dùng ngoại giao để lấy lại các tỉnh thành còn hơn là dùng quân sự. Vả lại, quân Pháp hứa là sẽ giao lại các tỉnh kia mà: đánh họ làm gì nữa? Vô ích.

Viên soái Pháp ở Sài Gòn (Dupré) sau khi nghe tin An Nghiệp chết bèn sai viên quan ba E-mê (Aymé) đi tàu hỏa ra Hà Nội để thay An Nghiệp.

Trần Đình Túc hội thương với E-mê ở Hà Nội.

Vua Tự Đức cho Trần Đình Túc nhưng lãnh tổng đốc Hà chức khâm sai, phỏng định thương ước, toàn Ninh mà sung quyền đại thần; Nguyễn Trọng Hiệp nhưng lãnh tuần phủ, hội đồng với khâm sai đại thần Nguyễn Văn Tường nghị định thương ước.

Bây giờ tài ngoại giao của Nguyễn Văn Tường mới tỏ ra trong việc tiếp thu các tỉnh mà quân Pháp đã chiếm.

Nguyên là người Pháp ngoan cố lắm: viên soái Pháp Dupré có cho ta biết là việc An Nghiệp đánh Bắc kỳ là tự ý của An Nghiệp chứ chính phủ Pháp không chịu trách nhiệm. Nghĩa là thế nào?

Nếu họ có đủ lực lượng để chiếm cứ các thành thời lẽ tất nhiên là họ không giao lại cho ta. Chẳng qua vì lực lượng họ không đủ, vì Hoàng Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết có thể tiêu diệt được họ. Sự thương thuyết của Trần Đình Túc ở Hà Nội với E-mê có thể đưa tới sự hòa hay sự chiến. Chắc là hòa nhưng phải có sự bố trí quân sự như thế nào của ta thời quân Pháp mới hòa chứ. Dù sao, Nguyễn Văn Tường và Hoắc Đạo Sanh đương lênh đênh trên mặt biển trong khi ở Hà Nội, hội thương thuyết chưa quyết định ra sao cả. Chiến hay hòa? Dù sao bộ đội hai bên đều đã bố trí cả. xay sun gr úig url nup 21. Ngày mồng ba tháng mười một ta, Nguyễn Văn Tường từ Đà Nẵng ra, đi đến ngày mồng năm tới Cửa Cấm (Hải Phòng). Cụ Trần Trọng Kim đã chép rõ việc này.

Dù sao tôi cũng theo nguyên văn sử ta mà chép lại, gọi là thêm một tài liệu. Sử chép như sau này: “Khâm sai Nguyễn Văn Tường đi tàu với quan Thống sát Hoắc Đạo Sanh đến cửa Cấm”. Vừa lúc ấy quan Pháp ở Hà Nội đem thư báo rằng quân ta đánh thành. An Nghiệp với quan một, quan hai ra đánh đều bị chết. Vậy quân đội ta đã giết tên tổng chỉ huy quân đội Pháp là An Nghiệp ở gần Hà Nội, thuộc phủ Hoài Đức. Việc này là việc to.

Quân Pháp đã bị nhử (dụ) ra ngoài thành và đã bị phục kích quân giết chết, chính tên An Nghiệp đã bị giết. Đứng về phương diện quân sự ta đã có một chiến công quan trọng. Vậy ngoại giao sẽ như thế nào? Nguyễn Văn Tường sẽ xử trí như thế nào?

Sử chép như sau này:

“Hoắc Đạo Sanh (Philastre) và các quan dưới tàu đều đập tay tức giận, bảo Văn Tường rằng: Việc chắc không xong, phải phi báo quan Pháp soái (không nên ở lâu)”. Theo ý tôi, đây là một sự dọa nạt của Pháp. Sử lại chép tiếp:

“Văn Tường thấy đương giận lắm, e hư việc lớn, mới thong thả nói: Việc lấy Hà Nội, quý soái có nói không phải bổn ý, còn như sức binh của cả bốn tỉnh cũng mạnh mà nước tôi cũng không đem ra tranh hoành, thực là hai bên đều không trái ý nhau. Đến như việc An Nghiệp chết, hoặc tại kẻ trộm cướp nơi khác đến hoặc tại dẫn bổn xứ khích giận, việc chưa rõ ràng. Huống chi trả thành để mưu định ước là lệnh của quý soái. Nhận thành rồi mới nghị hòa là mạng vua nước tối. Chúng ta chỉ nên vâng mạng lệnh ấy. Còn như việc Hà Nội giết An Nghiệp cũng như An Nghiệp giết Nguyễn Tri Phương đều là việc tình hình, không phải chúng ta làm ra, nay chưa từng tới nơi biết việc thế nào, mà chỉ truyền nghe báo không, không những quý soái ở xa khó tính trước mà chúng ta đi chuyến này thiệt là phụ chức trách lắm”.

Hoắc Đạo Sanh đã xử trí như thế nào? Y có trở về Sài Gòn không? Theo đúng sử ta chép y theo lời đề nghị của Nguyễn Văn Tường. Nguyễn Văn Tường đề nghị như sau này:

“Chi bằng phi thư ra Hà Nội đem tàu hỏa nhỏ rước chúng ta tới nơi, như nên theo mạng lệnh trước, hội đồng mà làm thời càng hay hoặc nên hỏi rõ có An Nghiệp vì sao mà chết, rồi sẽ báo, vậy chẳng ổn tiện lắm sao?”.

Hoắc Đạo Sanh nghe theo, liền chạy giấy cho Hà Nội biết. Vừa gặp tàu Décrès (sử ta phiên âm là Đề-ta-gi) về, hiện đậu ở Đồ Sơn, Hoắc Đạo Sanh muốn qua đi tàu ấy mà cho chiếc tàu đưa mình ra là tàu D’Estrées (sử ta phiên âm là Đất-từ-gi) về Gia Định báo.

Nguyễn Văn Tường thấy chuyện lôi thôi, có thể hại cho ta, “Tàu quý quốc đã tới lại lui ra, e sĩ dân nghe tin ắt bắt bèn đề nghị thêm, như sau này: lon tren than, chước làm như Hà Nội, ai cấm ngăn được, sợ khi sau tổn hại còn lắm, lấy gì thưa lại với quý soái? Nay nên khiến tàu Đề-ta-gi ra cửa đón triệt giặc biển, còn chiếc tàu Đát-tờ-gi nên cứ chạy luôn tới Hải Phòng, trước giao lại thành Hải Dương, hiểu thị sĩ dân để rõ tình tin thiệt, rồi qua Hà Nội, giao lại hết các tỉnh thành và hỏi việc An Nghiệp, xong việc sẽ chạy giấy báo cáo cả một lần, mới là trọn vẹn”.

Hoắc Đạo Sanh nghe theo.

Y cho tàu chạy ra Hải Phòng đánh dẹp giặc biển là những quân Tàu ăn cướp. Rồi y giao lại bốn tỉnh cho quan ta cai trị. Quân Pháp ra khỏi thành Hà Nội, lui về Hải Phòng. Đoàn tàu Từ Phổ Nghĩa cũng lui về Hải Phòng.

Hoắc Đạo Sanh định ngày về Gia Định vì Pháp soái kỳ về Tây gấp quá y không được ở Bắc lâu ngày: về Gia Định sẽ bàn lâu về thương ước giữa hai nước.

Tháng mười hai, Pháp soái định qua đầu năm về Tây, y bèn phái Lê-na (Rheinart) ra Hà Nội thay Hoắc Đạo Sanh. Và y giục Nguyễn Văn Tường cùng đi với Hoắc Đạo Sanh về Gia Định để thảo luận về thương ước.

Vua Tự Đức dụ sứ thần Lê Toán, Nguyễn Tăng Doãn phải chờ Nguyễn Văn Tường vì Nguyễn Văn Tường bị đau. Tron “Ngày hai mươi bảy, tháng giêng, năm Giáp Tuất (1874), là năm Tự Đức thứ hai mươi bảy, hải quân thiếu tướng Dupré và ông Lê Toán, ông Nguyễn Văn Tường ký tờ hòa ước cả thảy hai mươi hai khoản”. Hòa ước này như thế nào?

Tôi không bình luận gì cả và tôi bây giờ kết luận về đề tài mà tôi đã nêu ra.

Việc thành Hà Nội, năm 1873, Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường đã xử trí như thế nào?  Nguyễn Tri Phương đã có thiện chí đối với người Pháp, đối với tên lái buôn Từ Phổ Nghĩa và ngay cả đến tên quan An Nghiệp. Nhưng hai tên này đã ngoan cố. Từ Phổ Nghĩa tự tiện đem tàu chở muối và súng đạn sang Vân Nam, dùng bọn Tàu làm hướng đạo, phủ nhận sự độc lập của nước ta. Rồi tên An Nghiệp trái với sự hứa của y là phải đuổi Từ Phổ Nghĩa, đã “thình lình” đánh thành Hà Nội. Rồi lại cho quân đi đánh lấy thành Ninh Bình, Nam Định và Hải Dương. Ba thành này đều mất trong vòng hai mươi ngày.

Nguyễn Tri Phương đã chết sau khi thành Hà Nội thất thủ. Nhưng tại sao ba thành kia lại mất một cách nhanh chóng và dễ dàng như thế?

Có phải vì ta không đủ quân lực để chống giữ không? Theo ý tôi thời ta đã để thành không cho quân Tây vào. Họ vào. Nhưng quân ta bố trí ở ngoài. Ta đã rút lui để bảo toàn lực lượng và để đánh du kích: giữ thế thủ là hại, trái lại, ra ngoài ta có thể khỏi thế công.

Chứng cớ là ta đã nhử tên An Nghiệp ra ngoài thành và ta đã giết nó. Quân Pháp biết là họ đã quá khinh ta. Hoàng Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết đã cho họ biết là họ sẽ bại.

Vì vậy mà có việc Hoắc Đạo Sanh ra Hà Nội, do soái phủ Pháp ở Sài Gòn cử ra, cùng với Nguyễn Văn Tường là khâm mạng của vua Tự Đức.

Nguyễn Văn Tường đã xử trí như thế nào?

Trần Đình Túc chắc đã phải liên lạc với Nguyễn Văn Tường. Còn tình hình quân sự như thế nào, chắc Hoàng Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết đã cho Nguyễn Văn Tường biết: chúng ta đã có thể tiêu diệt quân Pháp về quân lực. Nhưng sự chỉ huy tối cao là do vua Tự Đức quyết định. Hòa thì hơn và hòa là người Pháp phải trả lại cho ta tất cả các thành mà họ đã chiếm. Vậy Nguyễn Văn Tường chỉ việc ra tiếp thu các thành đó mà thôi.

Tên Hoắc Đạo Sanh đã cố ý dọa nạt Nguyễn Văn Tường. Nhưng dù hậu thuẫn quân sự mạnh, Nguyễn Văn Tường cũng đã là một nhà ngoại giao khôn khéo khiến cho sự chiến hóa thành sự hòa này ta có thể coi như là sự thắng.

Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường đã là hai người mà lịch sử ghi tên. Một người là võ, chết vì nước. Một người là văn, khôn khéo, để gỡ.

Dù sao, Hoàng Tá Viêm và Tôn Thất Thuyết đã ở sau Nguyễn Văn Tường và chúng ta đã phải hùng hậu thời người Pháp mới chịu lui.