ĐẠI HỌC TỔNG HỢP KỸ THUẬT LÂM NGHIỆP SAINT-PETERSBURG

Michael Jay Friedman

Chương trình đào tạo bao gồm nhiều ngành học thuật ở một trong những trường đại học hàng đầu của chúng tôi giúp các sinh viên quan tâm đến giao tiếp quốc tế có cơ hội đáp ứng từng mục tiêu cụ thể của mình qua học tập, đồng thời chương trình này cũng trang bị nghề nghiệp cho sinh viên ở các lĩnh vực kinh doanh, quản lý, giới học viện, và các lĩnh vực khác trong nước và ở nước ngoài. Michael Jay Friedman là phóng viên ở Văn phòng các Chương trình Thông tin Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Sinh viên đại học ở Hoa Kỳ thường phải công bố lĩnh vực học “chính” của mình vào cuối năm thứ hai. Vì sự toàn cầu hóa về kinh tế, chính trị và văn hóa ngày càng gia tăng, nên quan hệ quốc tế (QHQT) trở thành một trong những chuyên ngành phổ biến ở Đại học Tổng hợp bang Pennsylvania. QHQT là một chương trình đào tạo bao gồm nhiều ngành học đòi hỏi sinh viên phải hoàn thành khóa học ở một số lĩnh vực khác nhau và nộp một luận văn từ 30 đến 40 trang dưới sự giám sát của một giáo viên hướng dẫn được chỉ định.

Để được chấp nhận vào chuyên ngành này đòi hỏi phải qua tuyển chọn. Ứng viên phải đạt điểm trung bình là 2.8 (trên thang điểm 4.0) và phải hoàn thành các khóa học bắt buộc về xã hội chính trị, văn minh phương Tây, và kinh tế vi mô và vĩ mô. Khi được chấp thuận rồi, sinh viên phải hoàn tất chương trình khung chú trọng vào lý thuyết quan hệ quốc tế, kinh tế thế giới, lịch sử ngoại giao và chính trị quốc tế. Các chuyên ngành cũng chọn các lớp tự chọn theo một danh sách chọn lọc các khóa đã được chấp thuận do Trường Đại học Nghệ thuật và Xã hội và Đại học Kinh doanh Wharton đề nghị. Điều này tạo cơ hội cho sinh viên thích ứng việc học của mình theo bất kỳ cách nào, từ các ngành nghiên cứu Đông Á đến ngành nhân chủng học hoặc tài chính quốc tế. Việc có nhiều sự lựa chọn cũng khiến QHQT trở thành một “chuyên ngành kép” khá phổ biến nhờ vào số sinh viên vừa lấy bằng quan hệ quốc tế vừa lấy thêm một lĩnh vực khác, thường là lịch sử, khoa học chính trị, hoặc kinh tế.

Mỗi sinh viên ngành quan hệ quốc tế phải hoàn tất một luận văn tốt nghiệp theo một chủ đề liên quan đến QHQT đã chọn. Những chủ đề gần đây có khi là “Vai trò của ký ức lịch sử trong quan hệ song phương: Nhật Bản-Trung Quốc và Nhật Bản-Hàn Quốc” hoặc “Thách thức của các tập đoàn đa quốc gia với luật doanh nghiệp quốc tế”.

Matthew Frisch, một sinh viên năm cuối đến từ Toronto, Canada, chọn chuyên ngành QHQT vì ngành này cho phép bạn ấy khám phá được nhiều môn học, một quá trình bạn ấy gọi là “đa dạng hóa nền tảng kiến thức của bạn”. Anh ấy rất khen ngợi khóa học tự chọn mình theo học ở Đại học Truyền thông Annenberg. Được đặt tên “Truyền thông và chức tổng thống”, trường này thưởng cho mỗi sinh viên một trợ cấp nghiên cứu được đến thăm thư viện của một vị tổng thống mà sinh viên đó chọn. Frisch đã đến Thư viện và Bảo tàng của Tổng thống John F. Kennedy ở Boston, ở đây bạn ấy đã nghiên cứu về ảnh hưởng lẫn nhau giữa Chiến tranh Lạnh của Kennedy và các chính sách về nhân quyền. Bài nghiên cứu này sau đó được đăng trên tờ báo sinh viên Phê bình Lịch sử Penn.

Sinh viên năm ba Mohammad al-Ali, một công dân Mỹ gốc Kuwait theo học chuyên ngành kép quan hệ quốc tế-kinh tế, nói thêm rằng QHQT đã giúp anh “nối liền khoảng cách” giữa hai nền văn hóa và môi trường của mình. Đối với sinh viên chuyên ngành kép quan hệ quốc tế-Pháp ngữ Livia Rurarz-Huygens, một cư dân hai quốc tịch Mỹ-Bỉ có gia đình xin tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ, QHQT là chuyên ngành tốt nhất đào tạo cô theo nghề mình đã hoạch định sẵn là luật tị nạn quốc tế.

Các chuyên ngành QHQT tham gia vào nhiều hoạt động học thuật, xã hội và tiền chuyên nghiệp, nhiều hoạt động được sự tài trợ của Hiệp hội Sinh viên quan hệ quốc tế (IRUSA) do sinh viên quản lý. Rurarz-Huygens, chủ tịch của IRUSA hiện nay, nói rằng tổ chức này tài trợ các cuộc thăm viếng hàng năm đến thành phố New York và Washington, D.C., ở đây sinh viên được tiếp xúc với giảng viên sau đại học hàng đầu chuyên ngành luật và quan hệ quốc tế.

Nghiên cứu sinh chuyên ngành QHQT ở Penn làm rất nhiều thứ sau khi tốt nghiệp đại học. Đồng chủ nhiệm chương trình QHQT, Frank Plantan quan sát thấy rằng “nhu cầu về những người có kiến thức về quan hệ quốc tế và nghiên cứu, viết lách, và các kỹ năng khác để đánh giá những thay đổi trên thế giới là rất lớn”. Những người này cũng rất cần thiết trong kinh doanh, quản lý, trong học hành, và trong nhiều lĩnh vực khác trong nước và ở nước ngoài.

 

TỔNG QUAN VỀ KIỂM ĐỊNH Ở HOA KỲ

“Kiểm định là quá trình phê bình chất lượng bên ngoài được giáo dục đại học sử dụng để xem xét các trường đại học, cao đẳng thật kỹ lưỡng, và các chương trình đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng. Kiểm định ở Hoa Kỳ ra đời cách đây hơn 100 năm, bắt nguồn từ các mối quan tâm nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sự an toàn và để phục vụ quyền lợi của công chúng.

Ở Hoa Kỳ, kiểm định được tiến hành bởi các tổ chức tư nhân, phi lợi nhuận được thành lập vì mục tiêu cụ thể này. Phê bình chất lượng bên ngoài của giáo dục đại học là một hoạt động phi chính phủ. Ở các nước khác, các hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng do chính phủ tiến hành…

Kiểm định viên phê bình các trường đại học và cao đẳng ở 50 tiểu bang và một số các nước khác. Họ phê bình hàng ngàn chương trình đào tạo theo nhiều ngành nghề và chuyên ngành bao gồm luật, y khoa, kinh doanh, điều dưỡng, công tác xã hội và dược, nghệ thuật, và báo chí”.

Theo tài liệu kể trên, có ba loại kiểm định viên: theo vùng, trên toàn quốc và những người phục vụ một ngành nghề chuyên sâu. Kiểm định phục vụ các mục đích sau: bảo đảm chất lượng, xem xét tư cách để được quỹ liên bang tài trợ, nới lỏng các quy định chuyển từ trường này sang trường khác, và đem đến sự tự tin cho các nhà tuyển dụng vào bằng cấp hoặc chứng chỉ do một trường nào đó cấp.