Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao người thông minh thường ít bạn?

Lúc này hay lúc khác, chúng ta ai cũng tự hỏi mình điều gì khiến cuộc đời này đáng sống? Liệu có phải là được bao bọc trong tình cảm gia đình và bè bạn hay là gắn kết với thật nhiều người xung quanh? Bạn có bao giờ để ý tới gia đình và bạn bè của những người thực sự thông minh và tự hỏi họ chọn bao nhiêu người cho vòng kết nối bè bạn của mình? Người thông minh thường có ít bạn hơn những người bình thường khác và dưới đây là những lý do.

Điều gì khiến con người hạnh phúc?

Một nghiên cứu được xuất bản trên tờ British Journal of Psychology cố gắng trả lời câu hỏi: chính xác thì như thế nào là một cuộc sống hoàn hảo. Câu trả lời hóa ra lại cho thấy rằng chính lối sống săn bắn hái lượm của tổ tiên ta trước đây lại làm nền tảng cho điều khiến ta hạnh phúc ngày nay. Nghiên cứu được thực hiện trên khoảng 15,000 người nằm trong độ tuổi từ 18 tới 28 đưa ra kết quả rằng những người sống ở các khu vực đông dân thường ít hài lòng với chất lượng cuộc sống của mình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng càng có mức độ tương tác với bạn bè nhiều hơn thì một người càng tự thấy mình hạnh phúc hơn.

Những người thông minh là trường hợp ngoại lệ

Tuy vậy, vẫn có những ngoại lệ cho các kết quả nói trên. Những người có chỉ số thông minh cao hơn thì các mối liên kết với người khác lại giảm mạnh. “Ảnh hưởng mật độ dân số lên chất lượng cuộc sống với họ cao gấp đôi so với những người có IQ thấp“. Vậy nên càng thông minh thì bạn càng ít hài lòng với cuộc sống nếu phải tương tác với bạn bè quá thường xuyên. Nhưng nguyên nhân là vì sao?

Người thông minh tập trung vào mục tiêu dài hạn

Những người với chỉ số IQ và khả năng sử dụng trí thông minh cao hơn thường ít dành thời gian với người khác. Lý do là vì họ thường tập trung vào những mục tiêu dài hạn. Họ thường có xu hướng sử dụng trí thông minh của mình để tạo nên những điều lớn lao hơn là tập trung vào bản thân mình.

Ví dụ như hãy nghĩ tới những người lựa chọn đi học hay khởi nghiệp. Để theo đuổi các mục tiêu và tham vọng của mình, họ phải giảm tối đa các hoạt động tương tác xã hội để tập trung vào công việc và đạt được mục tiêu của mình. Một người thông minh, trong quá trình theo đuổi một điều gì đó lớn lao hơn chính bản thân anh ta, có thể coi các hoạt động xã hội như 1 dạng “nhiễu”, gây mất tập trung, kéo anh ta ra khỏi mục tiêu dài hạn của mình và có thể ảnh hưởng tới kết quả sau cùng.

Khi theo đuổi các mục tiêu dài hạn, người thông minh thường chọn ở nhà và làm việc, hướng về giấc mơ và tham vọng của mình hơn là đi chơi với bạn bè vào tối thứ Bảy. Điều đó không có nghĩa là họ không coi trọng tình bạn. Nhưng khi đang săn đuổi những điều lớn lao thì họ buộc phải coi những hoạt động xã hội như những điều khiến mình phân tâm.

Người thông minh phát triển khác biệt thế nào trong quá trình tiến hóa của bộ não người?

Não người của tổ tiên chúng ta đã tiến hóa để đáp ứng với điều kiện môi trường khi sống trên các xa-van. Khi đó mật độ dân số còn thấp và chúng ta sinh sống bằng các hoạt động săn bắt, hái lượm. Trong giai đoạn này, việc liên hệ thường xuyên với những người khác là cần thiết để sinh tồn cũng như phát triển giống loài.

Đến chúng ta ngày nay, cuộc sống đã thay đổi và cách thức chúng ta tương tác với nhau cũng vậy. Người thông minh có khả năng đương đầu với những thử thách mới mà cuộc sống hiện đại mang tới. Điều này có nghĩa là họ có khả năng giải quyết những vấn đề mới phát sinh dễ dàng hơn. Khi bạn thông minh thì bạn càng có khả năng thích nghi và dễ dàng “hòa trộn” lối sống trước đây vào cuộc sống hiện đại. Sống ở nơi đông người có thể có ảnh hưởng không nhiều tới cuộc sống của bạn nhưng đó là bởi bạn biết hy sinh nhu cầu “săn bắt hái lượm” để tương tác với người khác khi đang theo đuổi ước mơ của mình.

Người thông minh đánh giá mối quan hệ theo 1 cách khác

Những người thông minh cũng coi trọng tình bạn và các mối quan hệ như bất kì ai nhưng họ có xu hướng lựa chọn kĩ càng cách sử dụng thời gian của mình. Không phải là họ không coi trọng tình bạn hay các hoạt động tương tác với xã hội nhưng họ thường muốn theo đuổi ước mơ riêng của mình hơn.

Tác giả: Tara Massan

Dòng Họ Gia Đình Hồ Tiêu

Dòng họ gia đình Hồ Tiêu không đông đảo lắm. Đó là một gia đình nổi tiếng cay nồng gốc ở vùng nhiệt đới hay bán nhiệt đới trên thế...

Về hoàn cảnh ra đời bài hát Căn Nhà Màu Tím của nhạc sĩ Hoài Linh

Chiều nhìn ra đầu ngõ, dâng dâng niềm tưởng nhớ Dáng xinh xinh một người. Ðược nghỉ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen Em mới cho mình biết...

Gương vỡ lại lành – Phá kính trùng viên là gì

Thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, vị vua cuối cùng của nước Trần là Trần Hậu Chủ có một người em gái rất xinh đẹp là công chúa Lạc...

Tìm hiểu ý nghĩa bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt

Bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt luôn được xếp trong top những bức tranh đẹp và nổi tiếng nhất thế giới. Cùng tìm hiểu ý nghĩa thú...

Hàm ý về tu luyện trong truyện cổ tích Thạch Sanh

Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất ở Việt Nam mà có lẽ ai cũng một lần được nghe. Đối với một số nhà nghiên...

Nguồn gốc câu chuyện “Cành đào Nguyễn Huệ”

Trong lịch sử văn học Việt Nam có khá nhiều sự kiện, hoặc nhân vật lịch sử được văn học hóa dưới hình thức tiểu thuyết, diễn thành thơ ca...

Ảnh về “chợ đen” Sài Gòn trước 1975

Gọi là “chợ đen” vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán “hàng PX Mỹ” – được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ...

Nghề luyện kim đúc đồng trong văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ thứ 8 – 7 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 1 – 2 sau Công Nguyên) là một nền văn...

Lễ cúng giỗ vào ngày nào?

Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang còn sống (tức là trước ngày mất), có...

Về ngôn ngữ “chát”

Trên báo Sài Gòn tiếp thị số 38 (11-4-2011), nhân chuyện Ban Biên tập của Oxford English Dictionary (OED) vừa thông báo đã bổ sung vào quyển từ điển một...

Quảng Nam từ 1801 – 1832

Năm 1801, triều Tây Sơn sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802), thiết lập vương triều Nguyễn, xây dựng và củng cố quyền lực trên toàn cõi đất nước....

Các Giải Văn Chương Ở Miền Nam Trước 1945

Trong các thập niên của đầu thế kỷ 20, một số các tư nhân và các Hội học ở miền Nam Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức các...

Exit mobile version