Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm gì để tăng tỷ lệ chứng minh tài chính thành công

Nhiều người thường lo ngại sẽ rất khó xin visa du học khi gia đình kinh doanh tự do. Tuy vậy, nếu biết cách thuyết phục và nắm được cốt lõi của vấn đề chứng minh tài chính, việc xin visa thành công là hoàn toàn có thể.

Các hồ sơ xin visa du học có gia đình kinh doanh tự do thường bị đại sứ quán và cơ quan xét duyệt cho vào “tầm ngắm” bởi không chứng minh được thu nhập thực tế của gia đình do phần chứng từ, thuế kinh doanh, thuế thu nhập không rõ ràng. Đây là vấn đề chung của lao động tự do ở Việt Nam và thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp visa du học bị đánh trượt một cách đáng tiếc do gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu giấy tờ nên có tiền cũng không chứng minh được mức độ hợp pháp tài chính.

Tuy nhiên, vẫn có sinh viên tới từ gia đình thuộc diện trên xin visa du học thành công. Dù không phải trường hợp nào cũng giống nhau nhưng nhìn chung, để tăng tỉ lệ nhận thị thực, các bạn nên cố gắng đảm bảo những yếu tố sau:

CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH HỌC TẬP CHI TIẾT

Đây là điều kiện tối quan trọng trong hồ sơ xin visa du học. Kế hoạch học tập càng rõ ràng, mục tiêu càng hoàn chỉnh thì khả năng thuyết phục viên chức xét duyệt hồ sơ càng cao. Study plan của bạn phải tập trung vào 3 yếu tố là chứng minh việc học, lý do & mục đích chuyến đi và khả năng tài chính của phụ huynh.

Nếu cha mẹ bạn hành nghề kinh doanh tự do thì phần này lại càng phải chú ý mức độ chi tiết.

· Chứng minh việc học

Bạn phải liệt kê:

– Trường bạn học tại Việt Nam và thời gian học cụ thể

– Điểm số học tập trong thời gian theo học trong nước: thông thường học bạ đẹp, có nhiều thành tích hoạt động xã hội thì càng dễ gây ấn tượng. Tuy nhiên, phải trung thực bởi nếu bị phát hiện làm giả các giấy tờ, hồ sơ của bạn sẽ bị loại ngay lập tức.

– Kế hoạch học tập tại nước ngoài: sẽ theo học chương trình gì tại trường nào; hiện tại đã có chứng chỉ gì và điểm là bao nhiêu; nếu cần bổ sung tiếng Anh thì phải học thêm gì, ở đâu, trong thời gian bao lâu, vv…

Cần chứng minh mình có đủ năng lực du học và sẵn sàng bổ sung kiến thức nếu còn khuyết thiếu.

· Lý do đi học và mục đích chuyến đi

Đây là phần cần viết kỹ để nhân viên xét duyệt không nghi ngờ rằng bạn ra nước ngoài với mục đích khác ngoài học tập. Sinh viên cần chứng minh lý do lựa chọn du học và khóa học này, tại sao không theo đuổi chương trình trong nước, vv…

· Chứng minh tài chính của cha mẹ

Ngoài các giấy tờ có liên quan, kế hoạch học tập cũng cần nhắc tới khả năng tài chính của gia đình với phương châm càng chi tiết càng tốt. Đây cũng sẽ là phần được “săm soi” kỹ nếu như phụ huynh bạn hành nghề kinh doanh tự do.

Sinh viên nên nêu những phần sau:

– Bối cảnh gia đình (nói qua về lý do chọn nghề, thời gian buôn bán,…)

– Tài sản:

+ Địa điểm kinh doanh

+ Số nhà, đất đai (nếu có) kèm địa chỉ, diện tích, sổ hộ khẩu

+ Tiền gửi tiết kiệm

– Thu nhập hàng tháng (mục này cần liệt kê thu nhập lấy từ các nguồn tài chính của cha mẹ bạn) ví dụ:

+ Tiền từ cho thuê nhà

+ Thu nhập của phụ huynh

+ Lãi suất tiền gửi ngân hàng

Có thể lập bảng liệt kê khoản thu cụ thể từ các nguồn trong năm trước làm dẫn chứng minh họa.

Nếu cha mẹ kinh doanh hàng quán, nên trình bày giá thị trường của 1 món hàng, lượng hàng 1 ngày nhà bạn bán được hoặc số khách trong 1 ngày, từ đó ước lượng thu nhập trung bình của cả ngày và nhân lên thu nhập theo tháng. Điều này cũng có thể áp dụng cho những hộ gia đình kinh doanh mặt hàng khác.

Chìa khóa của phần này là kể càng cụ thể càng “ăn điểm” bởi bạn cho nhân viên xét duyệt hồ sơ thấy hoạt động kinh doanh của gia đình hợp pháp, có bằng chứng cụ thể và mức thu nhập đủ để trang trải sinh hoạt & học phí của bạn trong thời gian ở nước ngoài, từ đó tỉ lệ “đậu” visa cũng cao hơn.

Ngoài ra, nếu bạn đi du học nhờ sự giúp đỡ của thân nhân ngoài cha mẹ thì cũng cần khai báo chi tiết tài sản, thu nhập của người đó.

THU THẬP ĐẦY ĐỦ CHỨNG TỪ

Dù kế hoạch học tập của bạn chi tiết đến đâu nhưng nếu không có đủ chứng từ chứng minh thu nhập và nguồn tiền từ phụ huynh các bạn là hợp pháp thì khả năng lấy được visa bằng… 0. Đa phần lý do trượt visa cũng do vấn đề lao động tự do, kinh doanh nhỏ lẻ thường không kê khai rõ ràng về thu nhập nên khó thuyết phục trên giấy tờ.
Do vậy, nếu xác định cho con đi du học, gia đình các sinh viên cần có thời gian dài chuẩn bị nhằm hợp lệ hóa các khoản thu. Tiền trong tài khoản ngân hàng cần được chuẩn bị trước từ nhiều tháng, thậm chí cả năm. Nếu nguồn tiền xuất quá gần với thời gian nộp hồ sơ, nhân viên lãnh sự sẽ nghi bạn “chơi chiêu”vay mượn để tăng số dư trong tài khoản rồi lấy giấy chứng nhận từ ngân hàng nhằm “qua mắt” lãnh sự quán. Khi kinh doanh tự do, cần đảm bảo đăng ký mã số thuế, nộp thuế đầy đủ theo quy định pháp luật để có giấy tờ hợp pháp từ cơ quan thuế.
Việc cho sở hữu nhà, cho thuê hay bán đất cũng phải có chứng từ, sổ đỏ,… cụ thể để thuyết phục cơ quan xét duyệt hồ sơ.

SỰ TRỢ GIÚP TỪ NGÂN HÀNG

Hiện tại, một số ngân hàng Việt Nam đã triển khai dịch vụ cho vay chứng minh năng lực tài chính hướng đến đối tượng gia đình có nhu cầu du học, du lịch, khám chữa bệnh,… Để vay, cần trình bày đơn đề nghị vay vốn, CMND (hộ chiếu), hộ khẩu thường trú của du học sinh & thân nhân, tài liệu chứng minh mục đích vay vốn.
Ngoài ra, người vay cần đáp ứng điều kiện như đủ năng lực pháp luật, hành vi dân sự; có giấy trúng tuyển của các đơn vị đào tạo có yếu tố nước ngoài tại đơn vị nước ngoài và chứng minh được thu nhập ổn định để thanh toán nợ vay du học cho ngân hàng. Một số nơi còn yêu cầu khách hàng phải sở hữu tối thiểu 10% vốn tự có.
Mức vay có khi lên tới 100% với thời gian tối đa từ 1 đến 2 năm.
Đây được coi là hình thức giúp sức hữu ích với những gia đình khó chứng minh tài chính. Tuy nhiên, khi vay tiền từ ngân hàng hoặc 1 tổ chức tài chính ở Việt Nam, người học phải cấp bằng chứng giải ngân từ hợp đồng vay để đáp ứng yêu cầu về tài chính với hồ sơ xin cấp visa. Thời gian chuẩn bị tiền cũng phải ít nhất 1 năm.

Ảnh tư liệu quý về Hà Nội xưa

Ga Hà Nội năm 1898, chợ Đồng Xuân 1931, Hồ Hoàn Kiếm 1938… là loạt ảnh tư liệu quý về Hà Nội xưa của các nhiếp ảnh gia Pháp. Loạt...

Sài Gòn Tạp Pín Lù – Buổi đầu Pháp thuộc

Ngày 7-9-83, tôi đang đọc quyển “La Cochinchine Contemporaine nhưng đọc vừa được độ ba mươi trang, bỗng tôi phải dẹp cuốn sách xuất bản năm 1884 nầy qua một...

Cuba nghèo vì Fidel Castro hay vì Mỹ?

Để đánh giá một cách khách quan di sản của Castro, sự phát triển của Cuba và những cải cách ngày nay, chúng ta không thể vờ như sự phong...

Hình ảnh xưa về Lăng miếu của Tả Quân Lê Văn Duyệt

Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) ở số 1 Vũ Tùng, P.1, Q.Bình Thạnh,...

5 loại vũ khí đáng sợ nhất trong Thế chiến I

Một số vũ khí nguy hiểm đến mức khiến nhiều khu vực trở thành vùng đất chết và bị cấm sử dụng trong các cuộc chiến tranh sau này. Súng...

Tìm hiểu về nguồn gốc của Phở Việt Nam

Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc...

Vĩnh Long Xưa – Một địa chí văn hóa thu nhỏ của đất Nam Bộ

1. Vài nét về địa lý hành chính của Vĩnh Long xưa: Cũng như bao tỉnh miền Tây khác, Vĩnh Long vốn do đất phù sa cấu tạo, phì nhiêu...

Việt Nam thời thuộc địa qua 60 bức ảnh trong cuốn sách Les Colonies françaises

Những hình ảnh tư liệu quý về kiến trúc, cảnh quan và đời sống trên khắp ba miền Việt Nam được in trong sách “Thuộc địa của Pháp” (Les Colonies...

Nhà cổ Bình Thuỷ – dinh thự cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Không chỉ là một kiệt tác kiến trúc, nhà cổ Bình Thủy còn được ví như một “kho đồ cổ” quý giá. Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình...

Bình Tây Đại nguyên soái của Việt Nam là ai?

Dù triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất nhường nhiều quyền lợi cho Pháp, nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp tục nêu cao tinh thần kháng chiến...

Sống không tham, chết chẳng hối tiếc

Dương Vinh người Kiến An, nay là huyện Phúc Kiến Trung Quốc, tự là Miễn Nhân, là một trong những danh thần lỗi lạc của triều Minh. Ông cùng với...

Ca Sĩ Họa Mi kể về lần cuối gặp Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ mất vào năm 2001. Trước thời gian đó khoảng 4 năm, danh ca Họa Mi –  học trò cũ của ông đã có dịp gặp...

Exit mobile version