Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phụ nữ với vai trò tích cực trong quản lý tài chính

Trong những năm trở lại đây, vai trò của phụ nữ trong xã hội, công ty và gia đình đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, thái độ của phụ nữ đối với việc quản lý tài chính vẫn còn mắc kẹt trong quan niệm phụ thuộc vào đàn ông. Gần một nửa trong tổng số các cuộc hôn nhân đi đến kết cục ly hôn đã khiến họ phải gánh vác vai trò trụ cột trong gia đình bao gồm cả việc chăm sóc, kiếm tiền và quản lý chi tiêu. Do đó, việc học cách quản lý tài chính cá nhân đã trở thành ưu tiên hàng đầu. Điều này vô cùng quan trọng đối với phụ nữ, bất kể tình trạng hôn nhân của họ là độc thân, ly hôn hay kết hôn. Với một thái độ tích cực hơn trong cách thu chi, phụ nữ sẽ đạt được sự tự tin và kiểm soát cuộc sống một cách chặt chẽ, nhẹ nhàng hơn trước.

Nhiều thập kỷ trước, phụ nữ chủ yếu đóng vai trò người vợ hay “quản gia”, là người chăm sóc gia đình, làm tất cả các việc từ dọn dẹp cho đến đảm bảo bữa ăn tối luôn sẵn sàng trên bàn. Còn người chồng trở thành nguồn thu nhập chính, chi trả các loại phí sinh hoạt, hóa đơn và học phí của con cái. Đối với phụ nữ trẻ, họ vẫn thường nghe thông điệp “truyền thống” rằng kiếm tiền là trách nhiệm của đàn ông. Sự thiếu tự tin cộng thêm hiện tượng “mơ hồ về tài chính” từ lâu đã cản trở khả năng quản lý tài chính và khiến phụ nữ phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng.

Khi được trang bị đầy đủ và đúng đắn về kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ tích cực trong việc kiểm soát, quản lý tài chính cá nhân, phụ nữ sẽ cảm thấy tự tin, chủ động và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Ở một khía cạnh khác, khi xã hội ngày càng phát triển, phụ nữ trẻ độc thân tự lập về quản lý tài chính ngày càng nhiều. Họ giữ những vị trí cao trong xã hội, đầu tư vào kinh doanh nên tiền bạc tương đối dư dả. Thế nhưng, do chưa bị ràng buộc bởi trách nhiệm gia đình, khả năng kiếm tiền cao, cộng thêm tư tưởng “sống để hưởng thụ” phổ biến hiện nay, họ có thái độ khá chủ quan. Quan niệm tích lũy, lập kế hoạch chi tiêu, đầu tư cho tương lai dường như vẫn chưa thực sự được coi trọng. Bởi thế, phụ nữ thường dễ suy sụp tinh thần khi gặp khủng hoảng về tài chính hay đứng trước một tương lai bấp bênh.

Hơn cả, với phụ nữ hiện đại – những người biết làm chủ cuộc đời mình, quản lý tài chính cũng được xem là một môn nghệ thuật mà mỗi người đều cần có kỹ năng riêng. Vài lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn tự tin và chủ động hơn trong cuộc sống:

LẬP NGÂN SÁCH CHI TIÊU

Hãy bắt đầu quản lý tài chính đơn giản bằng cách lập một danh sách rõ ràng các khoản thu và chi, từ những khoản lớn như tiền nhà, học phí, tiền chợ hàng ngày đến các khoản mua sắm vật dụng linh tinh, ăn uống bên ngoài…

ĐẶT RA NHỮNG MỤC TIÊU CỤ THỂ

“Vung tiền” vô tội vạ vào những món đồ không dùng đến hoặc không thể giải thích được các khoản đã chi là “đặc trưng” của phụ nữ. Để quản lý tài chính, bạn hãy viết ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Cân nhắc, tính toán thật kỹ và ưu tiên cho những món cần thiết có giá trị bền vững cho cuộc sống của bạn. Hãy cố gắng đặt ra mục tiêu tiết kiệm hàng tháng. Nếu có thể, nên lập một tài khoản riêng trong ngân hàng hoặc đầu tư sinh lời.

ĐẦU TƯ VÀO KHOẢN HƯU TRÍ

Nếu ngại rủi ro khi đầu tư kinh doanh, bạn có thể bắt đầu quản lý tài chính bằng cách nghĩ đến việc lập tài khoản nghỉ hưu hoặc quỹ khẩn cấp cá nhân trong ngân hàng. Giới trẻ cho rằng đó là “lo xa” nhưng không có chuyện gì là không thể xảy ra, chẳng hạn như bạn bất ngờ nghỉ việc, gia đình gặp chuyện không may… Khi đó, bạn sẽ thấy việc lập quỹ này là vô cùng hữu ích.

MUA BẢO HIỂM

Bạn nên dành chút thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo các loại bảo hiểm phù hợp với khả năng của mình để phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, đừng ngần ngại tìm đến lời khuyên của các cố vấn, chuyên gia phân tích tài chính.

Sự thật chuyện vua quan Nguyễn coi than đá là “Quái vật”?

Trong cuốn “Kể chuyện vua quan nhà Nguyễn” của ông Phạm Khắc Hòe, (ông Hòe nguyên là Đổng lý Ngự tiền Văn phòng triều Bảo Đại trước tháng 8/1945. Ông...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể về hoàn cảnh sáng tác những bài tình ca bất tử

Ngô Thuỵ Miên là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc trữ tình Việt Nam từ thập niên 1960. Ông cùng với nhạc sĩ Từ Công...

9 điểm đến ớn lạnh nhất Sài Gòn

Ít ai biết rằng, hầu hết các địa điểm này ở Sài Gòn đều gắn liền với những câu chuyện thương tâm, oan khuất ngút trời. Vì thế, ít người...

Cách xưng hô trong gia đình Việt Nam

Có người cho rằng việc xưng hô trong tiếng Việt rất phức tạp và gây phiền phức trong khi giao thiệp. Cứ ” you, me” hay ” toi, moi” ráo...

Người phương Tây thán phục vua Gia Long – “Con người phi thường”

Về những kiến thức mà vua Gia Long Nguyễn Ánh học được từ phương Tây, chính sử trong nước không nhắc đến. Thế nhưng những ghi chép của người phương...

Tích thiểu thành đa là gì?

“Tích thiểu thành đa” thường bị hiểu và đọc sai thành tích tiểu thành đại. Để dành những món nhỏ sẽ có lúc được một món lớn. Trong đời sống...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Anh Bằng qua lời kể của Lê Dinh

Đầu năm 1966, một ngày vào khoảng giữa trưa, lúc tôi đang làm việc trong phòng Sản Xuất, đài Phát thanh Sài Gòn, có một anh quân nhân, mặc sắc...

Vì sao tha thứ không phải ban ơn cho người khác mà là tạo phúc cho chính mình?

Cuộc sống phức tạp với những va chạm, mâu thuẫn khiến ta khó tránh khỏi những lúc không hài lòng với nhau, gây tổn thương cho nhau. Tuy nhiên, người...

Hình ảnh về nghề phát thư thời Pháp thuộc

Dưới chế độ quân chủ, vấn đề đưa tin là chỉ có trong lãnh vực triều đình. Người dân thì chỉ có thể chờ cơ hội để nhờ người này...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 6/25 – Vua Hùng lãnh đạo bao nhiêu bộ lạc

Xin nói rõ lại về danh xưng. Chủng Mã Lai ở Viễn Đông chia thành hai chi. Chi Âu tức người Thái. Chi lạc là chi thứ nhì. Chi lạc...

Hà Nội những năm 1991 qua ống kính Jacques Langevin

Bên trong cửa hàng đồng hồ – điện máy, cô gái lái Honda Lead SS màu đỏ, các thanh niên tụ họp với xe đạp… là loạt ảnh thú vị...

Sài Gòn qua mô hình thu nhỏ của Jaume Torruella

Sa bàn Saigon Tết Nguyên Đán 1968 được tạo ra bởi Jaume Torruella. Mô hình thu nhỏ sắc sảo đến từng chi tiết nhỏ nhất. Cả một thành đô Sài...

Exit mobile version