Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

13 điều xấu trong văn hóa xem phim rạp của người Việt

Có mấy thím tám ở ngoài không đã, mua vé vô xem phim mà ngồi kể chuyện gia đình, chồng có bồ nhí, nói xấu đồng nghiệp, hàng xóm… Nói xấu chưa đã quay qua nói xấu diễn viên luôn: “Con nhỏ này bơm ngực, nhỏ kia sửa mũi, thằng kia tẩy trắng”.

Chia sẻ của Kyo York, một nghệ sĩ âm nhạc người Mỹ đã có nhiều năm sống ở Việt Nam.

1. Ngồi không đúng số ghế. Khi Kyo yêu cầu đổi thì còn lên giọng cãi: “Rạp trống ngồi đâu chả được, thằng Tây lắm chuyện”.

2. Đành rằng, ăn đồ ăn của rạp bán nhưng không có nghĩa là nhai “phập phập” phát ra âm thanh thật lớn, chưa kể chuyện đổ thức ăn, nước uống… Đặc biệt là bắp nổ (miền Bắc gọi là bỏng ngô) đầy lối đi, để khi kết thúc phim lúc nào cũng thấy mấy cô lao công với nét mặt thật buồn thảm…

3. Ăn mặc thì thật đẹp, vào rạp thì nói chuyện thật là lớn.

4. Chứng tỏ mình hiểu hơn bạn hay người yêu gì đó nên cứ huyên thuyên giải thích um xùm, đoán phim thế này thế kia như cho cả rạp biết mình “thông minh hơn học sinh lớp 5”.

5. Xem phim mà ngồi nhắn điện thoại, để màn hình chế độ sáng nhất có thể, góp ý thì quay sang “chơi Facebook có ảnh hưởng gì ông không?”.

6. Sợ nhất là đi xem phim kinh dị, phim hài… người ngồi phía sau không kiềm chế được cảm xúc sợ cứ thẳng chân đạp đùng đùng vô lưng, có khi vui cười muốn phun nước lên đầu người ngồi trước… Góp ý thì nói: “Phim hài mà hổng cho cười hả? Phim kinh dị mà hổng cho sợ hả”.

7. Kinh nhất là ngồi kế bên cặp tình nhân không lo xem phim mà cứ thích “đóng phim người lớn”, cứ hôn hít, í é, rồi giận hờn, năn nỉ y như phim tình cảm… làm Kyo khó tập trung cùng lúc 2 phim.

8. Có người rảnh đến độ đọc phụ đề cho mọi người, có người thì nhắc tên từng diễn viên khi thấy họ xuất hiện trên màn hình: “Thái Hòa kìa, Quý Bình kìa, Kim Xuân kìa….”. Có mấy người quần chúng hình như người đó không biết tên nên không nói. Góp ý xong, im được 2, 3 phút thì lại nhắc tên tiếp. Lạ thiệt, hổng biết bị gì luôn.

9. Có mấy thím tám ở ngoài không đã, mua vé vô xem phim mà ngồi kể chuyện gia đình, chồng có bồ nhí, nói xấu đồng nghiệp, hàng xóm… Nói xấu chưa đã quay qua nói xấu diễn viên luôn: “Con nhỏ này bơm ngực, nhỏ kia sửa mũi, thằng kia tẩy trắng”.

10. Thỉnh thoảng, thấy có người mua vé vào rạp để ngủ và ngáy hơi lớn.

11. Trong rạp mà cũng có trộm đó!  thấy nhiều người bị mất đồ hoài.

12. Cực nhất là có con nhỏ mà cực hơn là “dẫn con nhỏ vô rạp xem phim”. Con nít vô tư la hét, khóc lóc, đạp ghế, bức tóc người xem phim… Lỗi này thuộc về người lớn.

13. Có ca này khó đỡ nè, người ngồi phía sau cởi giày ra và chân rất hôi. Đành bó tay vì không chiến đấu nổi nên phải ra về khi phim mới chiếu 15 phút đầu giờ. Vì cái này quá tế nhị thuộc về vệ sinh cá nhân nên không thể yêu cầu người ấy “đi rửa chân” được.

Còn 1.001 lý do không thể xem phim hay hơn. Đành rằng giải trí là thoải mái, mà thoải mái kiểu vậy là không thoải mái cho người xung quanh nhé, nên viết ra chia sẻ để cùng nhau hoàn thiện.

Theo KYO YORK

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 5 – Từ Vần T-X

T. - Tác động qua lại trở thành tương tác. Ngay chính bản thân tôi, nghe hai chữ “tương tác” tôi vẫn không hiểu nghĩa là gì. - Tài liệu trở thành tư liệu (tư liệu là tài liệu...

Sài Gòn “tám” chuyện Nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm

Người Sài Gòn có thú vui uống cà phê ngoài phố, cà phê “quán cóc”, cà phê hẻm và “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, ví dụ như...

Trọn bộ 270 bức ảnh về Hà Nội năm 1991-1993 của Hans-Peter Grumpe – Phần 1

Hàng trăm khoảnh khắc đời thường bình dị ở Hà Nội đầu thập niên 1990 đã được nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe ghi lại một cách vô cùng...

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột được xây dựng tại phố Ngọc Thanh, Hà Nội, trước đó thuộc đất làng Thanh Bảo, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Tên gọi ban đầu của...

Ý nghĩa câu “… Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh”

Ý nghĩa câu “... Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu, Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh”. Các địa danh này ở đâu, nay thay đổi ra sao và...

Thành đạt không đủ để mừng, nghèo khó không đáng để lo

“Thái căn đàm” là một cuốn sách chứa đựng những kinh nghiệm tu dưỡng, làm người, đối nhân xử thế của cổ nhân, ẩn chứa trí tuệ cao thâm sâu...

Rắn và tục thờ thủy thần của người Việt

Trong nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới cũng như Việt Nam, rắn là con vật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phong tục, tín...

Rượu đế trong dân gian Tây Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa

Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, song nói về rượu, về tác dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thì tất cả...

Tại sao Trường Nữ Trung học Gia Long… tên là Gia Long?

Sài Gòn có 2 ngôi trường nữ sinh rất nổi tiếng là Gia Long và Trưng Vương. Tên của hai ngôi trường này đi vào thơ, vào nhạc rất nhiều....

Kỳ tích mở cõi của chúa Nguyễn

Việc đem Sài Gòn và vùng đất Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình và hợp pháp là công lao vĩ đại của Chúa Sãi Nguyễn Phúc...

Vì sao bộ phim ‘Godfather’ lại quyến rũ cánh đàn ông đến thế?

Bốn thập niên sau ngày ra đời, “Godfather” (“Bố già”, 1974) vẫn được xem như một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại; vẫn đứng thứ hai trong...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 8/9 – Các nhơn vật Hoa kiều

NHỮNG NHƠN VẬT TRUNG HOA ĐẶC SẮC NHỨT TỪ BUỔI TÂY SANG NAM VIỆT Trong sách khảo về Tôn Thọ Tường, ông Khuông Việt có ghi nơi trương 51 và...

Exit mobile version